Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Nguyên lý Brandolini : Sự bất cân xứng của bullshit

 

Nguyên lý Brandolini : Sự bất cân xứng của bullshit

Alberto Brandolini là một kỹ sư phần mềm người Ý. Vào một ngày đẹp trời tháng 1 năm 2013, anh post lên Twitter một câu nói mà sau này đã trở thành một nguyên lý mang tên anh: “Nguyên Lý Brandolini”.
.
Nội dung của nguyên lý đó như sau: “Sự bất cân xứng của bullshit: năng lượng cần thiết để lật mặt các bullshit lớn gấp 10 lần so với năng lượng cần thiết để tạo ra nó.” (bullshit : Chuyện phiếm, chuyện nhảm nhí, chuyện tào lao, vớ vẩn ...)
Đương nhiên, đây không phải là các định luật mang tính chính xác tuyệt đối kiểu như các định luật Newton mà các bạn được học hồi cấp 2. Nó chỉ có tính tương đối với mục đích nhấn mạnh sự bất cân xứng về công sức bỏ ra để tung tin giả với công sức bỏ ra để giải độc các thông tin giả đó.
.
Harry Frankfurt, giáo sư triết ở đại học Princeton, đã định nghĩa từ bullshit vào năm 1986 trong một bài luận có nhan đề “On Bullshit” của mình. Toàn bộ bài luận dài 20 trang giấy chỉ nhằm để chỉ ra cái gì là bullshit và cái gì không phải là bullshit.
.
Về cơ bản thì bullshit là những lời tuyên bố được nói ra khi người nói không quan tâm gì đến độ xác thực của nó cả, trong đó bao gồm những lời nói phóng đại hoặc những tin giả. Tuy nhiên sự khác biệt giữa một người bullshit (bullshitter) với một người nói láo là bullshitter không biết hoặc không quan tâm đến việc những gì họ nói ra có thật hay không còn một người nói láo thì biết rằng những gì họ nói ra là không có thật nhưng vẫn cứ nói.
.
Trên một bài báo được đăng ở tạp chí Time vào năm 2016, giáo sư Frankfurt đã viết rằng mục tiêu của một bullshitter “không phải là nói lên sự thật. Mục tiêu của anh ta là uốn nắn niềm tin và thái độ của người nghe theo một hướng nào đó.”
.
Bài viết trên trang THEIFOD có đưa ra một ví dụ minh họa rất hay về nguyên lý Brandolini như sau: “Người dân Canada rất thích hiện tượng trái đất nóng lên. Lý do là vì khi hiện tượng này xảy ra nó sẽ khiến cho khí hậu băng giá của đất nước họ trở nên ôn hòa hơn và từ đó giá trị vùng đất nơi họ ở tăng lên. Trong khi đó những đất nước khác sẽ trở nên khó sống hơn và điều này càng làm cho lợi thế về kinh tế nghiêng về phía họ hơn.”
.
Đây là một lời tuyên bố hoàn toàn bịa đặt và tác giả hoàn toàn không biết rằng nó có thật hay không. Có thể là nó có thật nhưng tác giả hoàn toàn không biết về tính xác thực của nó. Do đó, nó được gọi là bullshit.
Công sức bạn bỏ ra để sáng tác lời tuyên bố này rất đơn giản. Chỉ mất vài giây mà thôi. Thế nhưng để phủ nhận nó thì đây là những việc bạn phải làm: tìm ra cho được một nghiên cứu khảo sát về quan điểm của người Canada về hiện tượng trái đất nóng lên, trong đó bao gồm việc họ có tin rằng nó đang xảy ra hay không hay chỉ là do tin đồn, và nếu nó đang xảy ra thì họ có thích nó không.
.
Cho dù bạn có tìm ra được cái nghiên cứu đó thì bạn còn phải kiểm tra xem độ tin cậy của nó đến đâu vì rất có thể những người Canada tham gia khảo sát tuy rằng có thích global warming thật nhưng họ sẽ không thú nhận điều này trong bảng khảo sát.
.
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt về bullshit như sau. Khi bạn đọc qua lời tuyên bố nói trên, rất có thể bạn nghĩ thầm trong đầu: “Ờ ha, nó nghe có vẻ có lý đó.” Sau đó, khi đi ăn uống hay café với bạn bè, bạn sẽ nói với họ rằng “Ê, tao nghe nói dân Canada thích biến đổi khí hậu lắm đó.” Và đó là cách mà bullshit lan tỏa trong xã hội. Bởi vì đặc điểm của nó là nghe có vẻ giống thật do nó được tạo ra dựa vào một phần của sự thật.
.
Tuy nhiên, cái nghiên cứu để debunk (Bóc trần, vạch trần, lật tẩy) lời tuyên bố nói trên (giả sử như bạn có tìm ra nó đi chăng nữa) thì lại không đủ hấp dẫn và kịch tính bằng chính cái lời tuyên bố đó nên sẽ không được lan truyền với tốc độ tương đương.
.
Về độ nguy hiểm thì bullshit còn nguy hiểm hơn cả những lời nói dối bởi vì theo như giáo sư Frankfurt thì mục tiêu của bullshitter là “uốn nắn niềm tin và thái độ của người nghe theo một hướng nào đó”. Thông thường thì bullshit sẽ đánh vào cảm xúc của chúng ta hoặc khơi gợi những định kiến sẵn có trong đầu của chúng ta. Và một khi chúng đã gắn chặt vào cảm xúc cũng như góp phần xác nhận lại những định kiến này thì sẽ cực kỳ khó để loại bỏ nó.
.
Do đó, khi bạn gặp phải một bullshitter thì việc bạn cần phải làm là buộc anh/cô ta chịu trách nhiệm chứng minh cho những tuyên bố của mình. Burden of proof (nghĩa vụ chứng minh) của một lời tuyên bố phải nằm trên vai người đưa ra lời tuyên bố đó chứ không phải nằm trên vai người nghe.
.
Biên dịch: BS. Minh Le

 

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Trang phục Bác Hồ trong ngày độc lập 1945

 

Trang phục Bác Hồ trong ngày độc lập 1945

Kể từ sau ngày lịch sử 19/8/1945 ở Hà Nội, lịch sử hiện đại Việt Nam bước sang một trang mới với sự thay đổi vị thế của đất nước hình chữ S, vị thế của quốc gia độc lập. Và sự kiện khẳng định cho quyền thiêng liêng bất khả ấy, là lễ Độc lập ngày 2/9/1945.

Miêu tả sự kiện này, nhà sử học Pháp Philippe Devillers trong tác phẩm Paris - Saigon - Hanoi đã viết: “Tại Hà Nội, trước một đám đông dân chúng mà Sainteny ước lượng có đến 500.000 người, ông Hồ Chí Minh cùng một lúc tuyên bố nền Cộng hòa (Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và nền Độc lập”.

Người đọc bản Tuyên ngôn ấy, lần đầu tiên xuất hiện chính thức trước quốc dân với tên gọi Hồ Chí Minh, đã gây nên ấn tượng mạnh, sâu sắc qua buổi lễ Độc lập. Đó không chỉ là phong thái ung dung, là giọng xứ Nghệ trầm ấm, là sự gần gũi khi ngắt quãng mà hỏi thăm đồng bào có nghe rõ lời tuyên ngôn… đó còn ở bộ trang phục giản dị mang phong cách Hồ Chí Minh.

 

Theo báo Cứu quốc số 36, ra ngày 5/9/1945 cho hay, Hồ Chí Minh ngày hôm ấy, lần đầu tiên xuất hiện chính thức trước quốc dân với tư cách lãnh tụ của một nước Việt Nam mới, tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể đồng bào và thế giới.

“Cuộc mít tinh và biểu tình tại vườn hoa Ba Đình trong buổi lễ Ngày Độc lập” đăng trên số báo trên của phóng viên Hoàng Hà, cho hay Hồ Chủ tịch “vận một bộ quần áo bằng vải vàng đã bạc màu có lẽ vẫn là y phục của ông mang theo từ những ngày lận đận bôn ba ở hải ngoại”.

Tờ báo có tường thuật về lễ Độc lập, trong bài viết “Ngày độc lập” đăng trên Trung Bắc Chủ nhật số 261, ra ngày 9/9/1945, đã có miêu tả tương tự về trang phục của Hồ Chủ tịch: “Người ấy điềm tĩnh bước lên khán đài. Bận một cái áo vàng cũ kỹ và đội một chiếc mũ lại ọp ẹp và cũ kỹ hơn nữa, người ấy nhìn thẳng vào một triệu người đang nhìn mình. Mắt thì sáng ngời, chòm râu đã hoa râm trên một bộ mặt xương xẩu nhưng cương quyết lạ thường, một sức mạnh hiên ngang đã hiện ra trên bộ quần áo cũ kỹ có lẽ đã nhuốm bao nhiêu sương gió khi người ấy bôn tẩu ở hải ngoại để xây đắp nền độc lập Việt Nam. Người ấy là chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Và ngay cả phía bên kia, Pierre Quatrepoint (theo binh nghiệp, trở thành sĩ quan Pháp năm 1954) khi tìm hiểu về chiến tranh Đông Dương qua tác phẩm L’Aveuglement, De Gaulle face à l’Indochine (Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương), nói về sự kiện ngày 2/9/1945, ngoài việc phân tích Tuyên ngôn độc lập, đã không bỏ qua hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là trang phục Hồ Chí Minh: “Ngày 2/9, ông Hồ Chí Minh trong bộ ka-ki, chân đi dép cao su, trước một cuộc mít tinh lớn ở địa điểm Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Là Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó, cũng là người trực tiếp tham gia và phát biểu trong ngày lễ Độc lập, Võ Nguyên Giáp khi nói tới vị Chủ tịch Chính phủ, đã không bỏ qua chi tiết liên quan đến trang phục của người đại diện quốc dân trong ngày lễ Độc lập. Trong hồi ức Những năm tháng không thể nào quên (Hữu Mai thể hiện), Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp vẫn còn nhớ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trước quốc dân trên lễ đài ngày hôm ấy với hình ảnh còn đọng lại mãi trong ký ức những người tham dự: “Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka-ki cao cổ, đi dép cao su trắng”.

Võ Nguyên Giáp cho hay, không phải ngẫu nhiên Hồ Chủ tịch xuất hiện trước quốc dân với bộ trang phục giản dị nhường ấy. Là người đứng đầu Chính phủ, là người đại diện của hơn 20 triệu đồng bào, lại là lần đầu tiên ra mắt quốc dân và thế giới trong tư thế người lãnh đạo nước Việt Nam mới, trang phục của người lãnh tụ, chắc chắn phải gây ấn tượng lớn đối với quốc dân, hơn nữa đó là hình ảnh đầu tiên, là ấn tượng đầu tiên.

Bởi vậy nên, việc chọn trang phục xuất hiện trước quốc dân, đã được đặt ra trước đó mà như lời vị đại tướng tương lai là “Mấy ngày hôm trước, một vấn đề đặt ra là phải có một bộ quần áo để Bác mặc khi Chính phủ ra mắt đồng bào”. Nhưng cuối cùng, Hồ Chủ tịch là người quyết định cuối cùng, và Người đã chọn bộ trang phục như trên đã miêu tả, chiếc áo ka-ki bạc màu, đôi dép cao su trắng.

Hình ảnh ấy lần đầu tiên xuất hiện trước quốc dân nơi vườn hoa Ba Đình, nhưng rồi về sau, sẽ trở nên quen thuộc khi “Hai mươi bốn năm làm Chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi. Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào”. Lời ấy, của đại tướng họ Võ sau này, cũng là một trong những người gần gũi Hồ Chủ tịch suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Hình ảnh của vị lãnh tụ, là hình ảnh đại diện cho quốc thể ở bất cứ thời nào cũng vậy. Nói thế để thấy, trang phục sẽ phản ánh phần nào tính cách, tính thẩm mỹ của người mang nó. Về phần Chủ tịch Hồ Chí Minh, với hình ảnh bộ trang phục giản dị khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không chỉ bởi nó thể hiện một phong cách sống giản dị, cần kiệm của vị lãnh tụ, bên cạnh đó, nhìn vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, chính là sự thấu cảm, sự sẻ chia, sự tận tâm… của nhà lãnh đạo đối với toàn thể quốc dân.

Trần Đình Ba/Zing

Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngày lễ Độc lập ngày 2/9/1945.

 

Nhà 48 Hàng Ngang của gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô) làm nơi trú đầu tiên trong nội thành.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngày lễ Độc lập ngày 2/9/1945.

 

Chiều 23/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn cán bộ cập bến đò Phú Xá. Sau khi băng qua gốc cây gạo ở bến đò thì Người cùng đoàn cán bộ tiến vào đình làng Phú Xá (xưa là làng Sù, xã Phú Gia, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội) nghỉ ngơi và ăn cơm tạm. Đến chiều tối cùng ngày, bác Hoàng Tùng (người phụ trách an toàn khu vùng Nam sông Hồng) dẫn Người cùng đoàn cán bộ vào nhà cụ An nghỉ ngơi".

 

 Nhà ông Cư làng Phú Xá

 

Ngay tối đầu tiên, Cụ đã làm việc đến khuya mới ngủ trên sập kê ở giữa nhà. Đêm đó, bác Hoàng Tùng nằm cùng Cụ để vừa kể chuyện, vừa báo cáo tình hình Hà Nội cho Cụ".

 

Trong ngày 24 và 25/8/1945, nhà cụ An có nhiều khách hơn, những vị khách đó chính là bác Nguyễn Lương Bằng, bác Trần Đăng Ninh, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, bác Trường Chinh đã về đây để báo cáo với Bác Hồ về kết quả thực hiện cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và tổng khởi nghĩa trên cả nước.

 

Đến chiều tối 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp, trò chuyện, cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình cụ An. Sau đó, Bác cùng đoàn cán bộ rời đến ngôi nhà ở số 35 Hàng Cân (cổng sau 48 Hàng Ngang của gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô) làm nơi trú đầu tiên trong nội thành.

Tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu giành nhiều thời gian để soạn thảo văn kiện lịch sử “Tuyên ngôn Độc lập”.

Ngày 26/8, tại đây, bác triệu tập Thường vụ họp nêu vấn đề sớm công bố danh sách chính phủ và phải chuẩn bị một văn kiện “Tuyên ngôn Độc lập”. Cùng ngày đó, Bác tiếp Patti, sĩ quan tình báo Mỹ (OSS). Ngày tiếp theo (27/8), Bác triệu tập Uỷ ban Giải phóng Dân tộc đề nghị mở rộng hơn nữa chính sách đại đoàn kết. Nhiều thành viên Việt Minh dự kiến trong chính phủ tự nguyện rút lui để thêm nhiều nhân sĩ không đảng phái và có danh vọng tham gia và Bác được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.