Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt đẩy lùi dịch Covid-19


Trần Ngọc Phúc, cha đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy lùi dịch Covid-19.

Trần Ngọc Phúc, đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Sinh năm 1947 tại Huế, ông Phúc sang Nhật du học từ năm 1968 và tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa.

Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird đã vượt qua 7 đối thủ đến từ các nước trên thế giới, giành giải Nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Đây là chiếc máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.

Ông Trần Ngọc Phúc sau đó đã sáng lập ra Metran, một công ty chuyên về các thiết bị y tế, đặc biệt là các loại máy thở. Sản phẩm của Metran hiện phổ biến tại hầu khắp các bệnh viện ở Nhật và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Trần Ngọc Phúc, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo.

Theo một nghiên cứu tại Anh, nước này có khả năng phải cần đến 40.000 máy thở trong trường hợp xấu. Tại Nhật, con số này là 80.000.

Chiều 30/3, trong phiên họp của Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói về việc cần chuẩn bị lượng máy thở đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân Covid-19.
Trong đó, Thủ tướng nhắc đến ông Trần Ngọc Phúc, người phát minh ra máy trợ thở cho trẻ sinh non ở Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề thiếu hụt trang bị này trong ngành y tế.

Máy trợ thở mang trí tuệ Việt

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.

Theo nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có giấy phép lưu hành.
Loại máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.

Loại máy thứ hai từ Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp 10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng 2 tháng.

Hiện có 16 quốc gia liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan…
Trong 3 tháng tới, Metran có thể đáp ứng 10.000-15.000 máy thở cho Việt Nam. Điều này khả thi đến 91%. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.

 Trần Ngọc Phúc, người sáng lập công ty thiết bị y tế, Metran, có trụ sở tại Nhật Bản, kiểm tra máy thở. -VNA / VNS Photo Thành Hữu

 loại máy Composβ-EV, sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều. Chúng tôi sẽ lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này.

Máy trợ thở cá nhân JFlo với ưu điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam.
 

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Thông tin về dịch COVID-19



Dịch Covid-19 tại Italy và Đức


Ngày 31-3, Chủ tịch Viện Y tế cấp cao Italy (ISS) Silvio Brusaferro cho rằng diịch Covid-19 tại Italy đã lên đến đỉnh diểm, nhưng đó không phải là điểm kết thúc và cần phải thận trọng. Trong ngày 31-3 cả nước Italy đã đồng loạt treo cờ rũ và dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những người đã khuất do đại dịch Covid-19. 

Theo mô hình tính toán, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Đức sẽ đạt mức đỉnh điểm vào tháng 6 với khoảng 1,3 triệu người mắc bệnh, sau đó dịch sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9.

Ngày 31/3, Dựa trên các số liệu lây nhiễm do RKI, các nhà khoa học từ các trường Đại học Hamburg và Đại học Johannes Gutenberg Mainz đã cùng hợp tác tạo ra một mô hình phép tính cho quá trình lây nhiễm COVID-19. 
Theo mô hình tính toán này, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Đức sẽ đạt mức đỉnh điểm vào tháng 6 với khoảng 1,3 triệu người mắc bệnh, sau đó dịch sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9. Trong khoảng thời gian đó, các nhà khoa học ước tính khoảng 6% công dân Đức sẽ bị nhiễm bệnh.

Việc nghiên cứu vaccine ở Đức, nhà đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học Dievini Hopp (nắm 80% cổ phần của công ty dược CureVac), ông Friedrich von Bohlen cho biết vắcxin chống COVID-19  có thể được bắt đầu thử nghiệm trên người vào đầu mùa Hè này./.

Ở Việt Nam


Theo TSKH Nguyễn Quốc Bình* : Đối với người dân, phương pháp diệt virus đơn giản nhất là dùng các dung dịch axit hữu cơ mạnh như axit citric có trong quả chanh.
Nước chanh không gây mùi khó chịu như dấm và tồn lưu rất lâu trên bề mặt cơ thể, vật dụng. Lau tay bằng nước chanh thì axit tồn lưu trên tay rất lâu và có khả năng diệt trừ, làm mất khả năng lây nhiễm của virus lâu hơn rất nhiều so với rửa tay bằng cồn. Các vật dụng, bề mặt tiếp xúc cũng có thể dùng nước chanh, dấm pha loãng để lau chùi. Ngoài khả năng làm biến tính virus tức thời, tồn lưu của nước chanh, dấm cũng không bốc hơi và sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nếu sau đó virus tiếp tục bám vào.
Cần khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Khẩu trang y tế không đủ thì có thể dùng khẩu trang vải và tái sử dụng. Mỗi người chuẩn bị 3 khẩu trang vải. Khi đến chỗ đông người thì nên đeo vào, sau đó tháo ra, bỏ vào túi mang về khử trùng bằng cách giặt trong môi trường axit, kiềm, nấu chín hoặc hấp lại là xong.
--------

* TSKH Nguyễn Quốc Bình Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về công nghệ sinh học, ông tiếp tục chương trình sau tiến sỹ và tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Laval ở Québec (Canada).