Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Những "mọt sách" bậc nhất thế giới



Những "mọt sách" bậc nhất thế giới
Một công bố do các nhà nghiên cứu tại trường đại học quốc gia Australia và trường đại học Nevada (Mỹ) đã phát hiện những quốc gia có những kẻ mọt sách hàng đầu thế giới, và phát hiện ra, lớn lên trong gia đình càng có nhiều sách, dẫu cho không cần thiết đọc nhiều, thì việc cải thiện kết quả học tâp là điều rõ ràng.
Trên thực tế, họ tìm ra những người trường thành từng tốt nghiệp đại học nhưng lớn lên trong những ngôi nhà ít sách thì chỉ đạt trình độ đọc viết tương đương với người chỉ tốt nghiệp lớp 9 nhưng lớn lên trong nhà có nhiều sách.
Nghiên cứu “Scholarly culture: How books in adolescence enhance adult literacy, numeracy and technology skills in 31 societies” được xuất bản trên tạp chí Social Science Research của nhà xuất bản Elservier, đã xác định được số lượng sách gia đình mà mỗi người ở độ tuổi có mối liên hệ trực tiếp và mang tính tích cực với khả năng đọc viết, tính toán và kỹ năng IT trong những năm sau – điều này độc lập với việc  họ học tập như thế nào ở bậc THPT hay họ có đọc thường xuyên khi trưởng thành hay không.
Họ phân tích dữ liệu từ Chương trình đánh giá năng lực quốc tế của tổ chức OECD thực hiện từ năm 2011 đến 2015 với sự tham gia của những người thuộc độ tuổi 25 đến 65 ở 31 quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả những người được hỏi là có bao nhiêu sách trong nhà khi họ 16 tuổi.
Người Australia có khoảng 148 cuốn sách/gia đình nhưng 35% số người tham gia trả lời thì chỉ sở hữu 65 cuốn.
Người Estonia dẫn đầu thế giới với số lượng trung bình 218 cuốn, và 35% người sở hữu 350 cuốn hoặc nhiều hơn.
Người Nauy có 212 cuốn, Thụy Điển 210, Czech 204, Anh 143, Mỹ 114. Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng thấp nhất 27 cuốn với 60% cho biết nhà họ chỉ có duy nhất năm cuốn.
TS. Joanna Sikora của trường đại học quốc gia Australia, cho biết, việc tiếp xúc với sách khi còn ít tuổi sẽ xếp đặt nền móng cho một "văn hóa học thuật", yếu tố góp phần đem lại những cải thiện về học tập trong suốt cuộc đời, bất kể sống ở xã hội tiên tiến hay không.
Lợi ích mà các cuốn sách đem lại có tính nhất quán trên toàn thế giới, và độc lập với trình độ giáo dục mỗi người được hưởng, độc lập với cả nghề nghiệp khi trưởng thành, giới tính, độ tuổi hay trình độ giáo dục của cha mẹ họ.
Nhiều nghiên cứu trước đó đã tìm thấy sự liên hệ giữa việc đọc sách giải trí và kết quả học tập, và giữa việc lớn lên với các cuốn sách và khả năng kiếm tiền khi trưởng thành.
“Giỏi đọc viết, ham thích đọc sách từ tuổi thiếu niên sẽ đem đến một lợi thế trong giáo dục”. Dữ liệu cho thấy: nếu đọc nhiều sách khi còn nhỏ, bạn sẽ có khả năng đọc tốt nhiều sách sau này. Bạn sẽ có trình độ đọc viết tốt trong lĩnh vực hoàn toàn khác biệt, lĩnh vực số”.
Thật quan trọng khi bọn trẻ thấy cha mẹ mình và những người quanh mình đọc sách”.  
theguardian.com

Chung sống với tha nhân



CHUNG SỐNG VỚI THA NHÂN

Thiếu hiểu biết về bản thân biến chúng ta trở thành "của nợ" với những người xung quanh:

• Chúng ta không nhận ra tác động của mình lên người khác: ta vô tình xuất hiện một cách đầy kiêu ngạo, lạnh lùng trong mắt người khác, giống như đang cố giành lấy mọi ánh nhìn. Cũng có thể trông như khép kín và chần chừ quá mức hay nổi giận vào những lúc không nên nổi giận.

• Chúng ta có thể rơi vào tình trạng cô đơn không cần thiết: chỉ vì không hiểu mình thực sự cần gì và điều gì ở mình khiến người khác khó hiểu.

• Khó thấu cảm: không thừa nhận những phần bất an và dễ tổn thương của bản thân, đồng nghĩa với không xem bản thân mình 'giống với' những người khác ở những phương diện cốt yếu. Ta khó mà hiểu được những điều sâu kín ở người khác nếu chưa từng khám phá chúng ở bản thân trước.


Đức Đạt Lai Lạt Ma :
- Nếu bạn coi người khác như anh em mình và tôn trọng quyền của họ thì sẽ không có chỗ cho bạo lực xuất hiện.


- chúng ta đang bị tấn công dồn dập bởi những thông điệp về của cải vật chất. Có rất ít thông điệp về sự tha thứ, từ bi, kiên nhẫn, khoan dung và tốt bụng. Bạn phải đặt những ưu tiên này lên hàng đầu để thực sự có được hạnh phúc.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Truyện Đọc: Khi Hồng Hạc Bay Về - HT Thích Huyền Diệu



Thầy Thích Huyền Diệu từ Việt Nam Phật Quốc Tự ở đất phật Nepal đã đưa hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới bằng tình thương và tâm thiện.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Việt Nam Phật Quốc Tự Tại đất Phật.



Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Tại đất Phật.
Thầy Thích Huyền Diệu sau khi tốt nghiệp Đại học Sorbonne (Pháp), thầy đi dạy học ở nhiều nơi và làm Phật sự.
Năm 1987, thầy về Bồ Đề Đạo Tràng (là nơi có cây bồ đề mà Phật Thích Ca ngồi thiền định 49 ngày rồi thành chính quả) để xây ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự đầu tiên tại đây.
Việt Nam Phật Quốc tự (Vietnam Bouddha Bhumi Vihara) là một ngôi chùa Việt Nam ở Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ. Ngôi chùa được Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho xây năm 1987, Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, gần Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Phật Thích ca ngồi dưới cội Bồ đề thành đạo cách nay gần 3 thiên niên kỷ.
Thầy Huyền Diệu còn được biết đến như là người nước ngoài đầu tiên được Nepal chấp thuận cấp đất để xây Việt Nam Phật Quốc Tự - ngôi chùa quốc tế đầu tiên ở đất Phật.

Hưởng ứng lời kêu gọi của thầy Huyền Diệu, hơn 25 quốc gia đã lần lượt đến xây dựng chùa của nước mình ở vùng đất này, hình thành một nơi mà ông gọi là “Liên Hiệp Quốc Phật giáo”. Nhờ vậy mà thánh địa hoang phế điêu tàn này đã hồi sinh.

Ảnh Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Tại đất Phật.

HT. Thích Huyền Diệu tiết lộ phương pháp mang lại hạnh phúc và an lạc tr...

Thầy Thích Huyền Diệu từ đất Phật về Việt Nam gặp gỡ các Doanh nhân


Thầy Thích Huyền Diệu từ đất Phật về Việt Nam gặp gỡ các Doanh nhân tiết lộ Bí Kíp làm giàu theo khoa học của luật vũ trụ tại Pháp viện Minh Đăng Quang TP. Hồ Chí Minh ngày 26/3/2019