Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Bạn thuộc nhóm nào Cà Rốt, Trứng hay Cà Phê ?


Những người già thường tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú khiến họ khôn ngoan hơn những người trẻ. Và họ thật tuyệt vời khi đưa tới cho chúng ta những bài học quý giá và người bà trong câu truyện này trên Facebook không phải là ngoại lệ.
Một cô gái trẻ tới gặp bà của cô để than vãn về cuộc sống khó khăn của mình. Cô quá mệt mỏi vì phải đấu tranh và vật lộn. Dường như khi một vấn đề vừa được giải quyết thì vấn đề khác liền nảy sinh.
Bà của cô dẫn cô tới căn bếp. Bà đổ đầy nước vào ba cái nồi và đặt chúng lên bếp với lửa to. Một nồi bà bỏ cà rốt, nồi thứ hai bỏ trứng và nồi thứ ba bà bỏ hạt cà phê. Bà cứ để chúng nấu trên nồi và không nói lời nào.
Khi cái nồi đã sôi sung sục, bà tắt bếp. Bà vớt cà rốt ra một bát, rồi đến trứng và cà phê lần lượt cho vào hai bát khác.
Quay sang phía cháu gái, bà hỏi “Hãy nói cho bà biết, cháu nhìn thấy gì?”
Cô cháu gái trả lời “Cà rốt, trứng và cà phê ạ”
Bà kéo cháu gái lại gần và bảo cô sờ vào cà rốt. Cô cháu gái làm theo và thấy rằng chúng đã mềm ra. 
Tiếp theo bà yêu cầu cháu gái bóc quả trứng. Sau khi bóc vỏ, cô nhận ra là trứng đã được nấu chín kỹ. 
Cuối cùng, bà bảo cô gái uống cà phê. Cô cháu gái mỉm cười khi tận hưởng hương vị cà phê.
Rồi cô gái hỏi “Điều này có ý nghĩa gì hả bà?”
Bà giải thích cả cà rốt, trứng và cà phê phải đối mặt với một nghich cảnh như nhau – nước sôi – nhưng mỗi thứ lại có phản ứng khác nhau.
Cà rốt mạnh mẽ, cứng và vô tình. Nhưng sau khi bị đun sôi, nó trở nên mềm và yếu. 
Trứng vốn dễ vỡ. Lớp vỏ ngoài mỏng của nó bảo vệ cho lớp chất lỏng bên trong. Nhưng sau khi được đun sôi, bên trong của nó trở nên cứng hơn. 
Hạt cà phê lại thật đặc biệt. Sau khi được đun sôi, nó thay đổi cả nước.
“Cháu là cái nào trong ba loại này” bà hỏi cô cháu gái “Khi khổ nạn gõ cửa, cháu phản ứng thế nào? Cháu là cà rốt, trứng hay cà phê?”
Hãy nghĩ về nó: Tôi thuộc loại nào? Là cà rốt xem có vẻ mạnh mẽ nhưng trước đau khổ và khó khăn tôi trở nên ủ rũ, yếu đuối?
Hay tôi là trứng vốn ban đầu có trái tim mềm yếu nhưng bị cái nóng làm thay đổi? Tôi có tinh thần dễ suy chuyển, nhưng sau cái chết, sự tan vỡ, khó khăn tài chính hay những thử thách khác, tôi trở nên chai sạn và cứng rắn? Vỏ ngoài của tôi vẫn như vậy nhưng bên trong tôi cay đắng và chai sạn?
Hay tôi giống như hạt cà phê? Cà phê lại làm biến đổi nước nóng, thứ thường đem lại nỗi đau. Khi nước trở nên nóng, nó giải phóng mùi thơm và hương vị cuộc sống của bạn.
Nếu bạn như hạt cà phê, khi mọi thứ trở nên tồi tệ nhất, bạn lại tốt hơn và thay đổi hoàn cảnh xung quanh mình. Khi vào thời khắc đen tối nhất và trước những thử thách to lớn nhất, bạn có thể nâng mình lên một tầm cao hơn?
Bạn ứng phó trước nghịch cảnh như thế nào? Bạn sẽ bị hoàn cảnh xung quanh thay đổi, hay bạn sẽ đem cuộc sống và hương vị tới cho nó?
BẠN LÀ CÀ RỐT, TRỨNG HAY CÀ PHÊ?



Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10


Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo dưỡng và che chở cho con người. Người Mẹ, là nơi mà ở đó con người đã gửi gắm những ước vọng của mình. Mẹ tiềm ẩn một sức mạnh diệu kỳ giúp con tự tin trước mọi nghịch cảnh.

Phụ nữ Việt Nam được thừa hưởng đức tính cao đẹp cùng với sức mạnh tiềm ẩn đó đã giữ gìn hơi ấm cho mọi gia đình và cộng đồng.


Chào mừng ngày 20 tháng 10. Cảm ơn Phụ nữ Việt Nam.



Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Làm đẹp từ bên trong là quyết định cho cái đẹp của con người.



Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm, muốn có dung mạo đẹp, trước hết cần nội tâm đẹp!
1: Một người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
2: Người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
3: Người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
4: Chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
5: Nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
6: Biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
7: Tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi). Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
8: Nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
9: Kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy “ngộ” ngay bây giờ!



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Lương y Võ Hoàng Yên trị bệnh thần diệu

Ông thị trưởng Milpitas (José Esteves) không phải là người Việt nam, ông cũng không nói và hiểu được tiếng Việt nhưng ông đã đưa ra một quyết định là cùng với một người nhân viên nói tiếng Việt đến tận chùa Tâm Từ vào một ngày chủ nhật tháng mười (không phải là ngày làm việc của người công chức như ông) để chứng kiến việc thầy Võ Hoàng Yên và thầy Nguyễn Phi Bằng chữa trị cho dân chúng ở San Jose. 



Ông đã ngõ lời cảm ơn 2 thầy và tỏ lòng mong muốn thầy có thể ở thêm vài ngày và trở lại để chữa bệnh cho dân chúng ở San Jose và các thành phố lân cận. Điều này thật lạ là ở một đất nước nhiều luật lệ nhất thế giới đặc biệt là những luật lệ liên quan tới sức khoẻ và con người, vậy mà ông thị trưởng Milpitas không hề kéo cảnh sa't vào cuộc, hay đến phạt tiền thầy vì chữa bệnh không có bằng hành nghề ở Mỹ.

Trước khi đến, ông đã chuẩn bị sẵn giấy khen danh dự tận tay trao cho thầy Võ Hoàng Yên bằng tất cả lòng ngưỡng mộ của một người đại diện cho chính quyền. Thầy Võ Hoàng Yên đã cất công từ Việt Nam qua San Jose. Ông đem hết tài năng và sức lực cứu giúp nhiều người bệnh khỏi đau đớn, mang lại cho họ niềm hy vọng và sự tự tin trong cuộc sống. 

Cùng lúc thầy Võ Hoàng Yên và các đệ tử của thầy cũng giúp nhiều thân nhân cuả những bệnh nhân được chữa trị vơi giảm bệnh, trút đi gánh nặng chăm sóc trong nhiều năm và làm cho xã hội Hoa Kỳ đỡ tốn kém hàng triệu mỹ kim. Sẽ không có lời nói nào hay hành động nào nói lên đươc hết công lao của Thầy Võ Hoàng Yên và đệ tử của thầỵ.


TrucVo: Ông José Esteves thị trưởng của thành phố Milpitas, CA ngưỡng mộ thầy lắm. Đây là giấy ban khen ông trao cho thầy: https://www.youtube.com/watch?v=Vz5gUlQPJIQ 

Video Phong su cua VIETV








Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Họp mặt ngày khuyến học Việt Nam


Vài hình ảnh buổi họp mặt ngày khuyến học Việt Nam sáng ngày 2/10 tại P. Tăng Nhơn Phú A Q9 TP Hồ Chí Minh



































Hết



Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Học sinh Băng rừng đến trường


Băng rừng đến trường, những Học sinh ở thôn H'Mông thật đáng yêu.

Học sinh ở thôn H'Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk) phải băng rừng đến trường, gần nhất là 4km điểm trường nằm trong rừng và xa nhất là 17km ở ngay trung tâm xã Ea Kiết.

Ông Hoàng Văn Páo, trưởng thôn H’Mông, cho biết thôn được thành lập từ cách đây gần 20 năm khi những hộ đồng bào Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào đây. Đến nay vẫn không đường, không điện và gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Hiện có khoảng 150 học sinh tiểu học và THCS hằng ngày băng rừng đến các điểm trường. 4 giờ  sáng, học sinh lớp 4 ở thôn H’Mông cùng hẹn nhau tại bìa rừng, để cùng đi đến trường, đường rừng đến trường lầy lội và dốc, học sinh phải dắt bộ trong đêm tối.

Từ 9-10g sáng, các học sinh từ khối lớp 4 đến lớp 9 phải băng rừng, vác xe qua suối để đến trường ở trung tâm xã Ea Kiết để học buổi chiều. Em Trương Thị Vương, học sinh lớp 8 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết vì nhà ở cuối thôn nên từ 9g phải đạp xe đi cho kịp buổi học chiều. 

Vương không ăn trưa mà tranh thủ đi học sớm, hôm nào bố mẹ cho 5.000 đồng thì ăn cái bánh, không có thì nhịn đến tối. “Trời mưa bố mẹ mình cũng bắt đi học. Bố mẹ bảo không đến trường, phải ở lại lớp thì khổ lắm” – em Vương tâm sự.


Từ 9g sáng, học sinh từ khối lớp 4 đến lớp 9 đã xuất phát từ thôn H'Mông 
để kịp giờ học buổi chiều



Học sinh lớp 1 ở điểm trường thôn H’Mông “nhảy cóc” qua đường rừng lầy lội



Điểm trường thôn H’Mông được dựng giữa rừng nhằm tạo điều kiện cho trẻ mầm non, 
học sinh lớp 1 và lớp 2 của thôn học chữ


Cô giáo Lâm Thị Thu Thắm (lớp mầm non tại điểm trường thôn H’Mông) 
chơi đùa với các học sinh trên sân trường



Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Câu chuyện tình người cảm động

Vào một buổi chiều mưa lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha bị mù. Cậu con trai quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, dường như cậu vẫn đang là học sinh..

alt


Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: “Cho hai phần cơm!”, cậu nói to, xong cậu ta nhìn tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 phần có đồ ăn, phần kia chỉ cần cho ít cơm trắng là được.
Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai phần cơm như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền của cậu không có nhiều, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai phần cơm nóng hổi. Cậu con trai chuyển phần cơm ngon đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Cha, có cơm rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng phần cơm không về phía mình.

Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng đồ ăn, vội vàng bỏ vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no lấy sức mà học, ngày nào con cũng học khuya quá. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.

Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp đồ cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng ấy từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng đó trả về. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như đồ ăn trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết.

“Cái quán này thật tử tế quá, một phần cơm mà biết bao nhiêu là đồ ăn ngon.” Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. ” “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên.”

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa đồ ăn ngon, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ.

Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm đồ ăn.” Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa này là quà biếu khách hàng. ” Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. 

Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán mà lòng thương cảm cho hoàn cảnh tật nguyền nghèo khó của 2 cha con, nhưng cũng vui vì mình đã tạo cho 2 cha con đó bớt được một chút nhọc nhằn và có thêm được một niềm vui.

ST