TRÁNH MẤT CƠ BẮP
KHI BẠN GIÀ ĐI
Sự suy giảm cơ là một quá trình tự nhiên xảy ra ở tất cả mọi người, có
thể dẫn đến chứng nhược cơ và tăng khả năng té ngã, mất thăng bằng ở người lớn
tuổi.
Một số dấu hiệu để nhận biết chứng
mất cơ là:
- Yếu
sức, suy nhược cơ;
- Khả
năng giữ thăng bằng kém;
- Giảm
kích thước cơ bắp;
- Giảm
cân không có chủ đích cũng có thể là dấu hiệu của suy nhược cơ;
- Gặp
khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể lực (đi bộ chậm, leo cầu thang dễ
kiệt sức, phải gắng sức khi nâng đồ vật...
Chứng mất cơ ở người cao tuổi:
Từ 30 tuổi trở đi cơ
thể ta bắt đầu giảm dần khối lượng và chức năng của các cơ. Quá trình tự nhiên
này diễn ra với bất cứ ai, kể cả với những người thường xuyên hoạt động thể chất.
Tuy nhiên với những
người ít hoạt động, cứ mỗi thập kỷ lượng cơ bắp mất đi có thể chiếm đến 3-5%
tổng khối lượng cơ, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và thể chất.
Tình trạng mất cơ
thường diễn tiến nhanh với người từ 75 tuổi trở đi. Với một số người, quá trình
này tăng tốc sớm nhất là ở 65 tuổi, và muộn nhất là 80 tuổi. Đây là yếu tố hàng
đầu dẫn đến sự suy nhược
cơ và nguy cơ té
ngã, gãy xương ở
người lớn tuổi.
Nguyên nhân và triệu chứng mất cơ bắp
Mặc dù lão hóa là
nguyên nhân chính dẫn đến chứng mất cơ
ở người cao tuổi, một số yếu tố quan trọng khác cũng góp phần ảnh hưởng
đến khối lượng cơ bắp trong cơ thể, đó là:
- Thói quen ít vận động: Tình trạng ít hoặc
không hoạt động thể chất, tập luyện thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mất cơ bắp khi già đi.
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Thói quen ăn uống
kém, không đủ calo, protein cũng có thể góp phần làm tình trạng mất cơ tiến
triển nhanh hơn ở người lớn tuổi.
Cách hiệu quả nhất để
làm chậm và đẩy lùi quá trình mất cơ ở
người cao tuổi, đó là giữ cho cơ bắp thường xuyên hoạt động.
Một số hoạt động thể
dục, thể thao giúp ngăn ngừa và đảo ngược quá trình mất cơ là: tập sức bền (Squat, chống đẩy, ngồi lên xuống, bài tập với băng
cản, tạ...), tập thể dục nhịp
điệu, tập thăng
bằng (yoga, thái
cực quyền...), chạy hoặc đi bộ.
Các bài tập này giúp
tăng sức mạnh, độ bền và linh hoạt của cơ, đồng thời cải thiện khả năng chuyển
đổi protein thành năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như ý sẽ
cần ít nhất 2-4 btuổiuổi tập thể dục mỗi tuần.
Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Một yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến tốc độ mất cơ bắp
đó chính là dinh dưỡng. Để cơ bắp phát triển, việc bổ sung đầy đủ chất đạm
(protein) được xem là bắt buộc.
Sử dụng Whey Protein
Isolate là loại whey được loại bỏ hầu
hết các chất béo và lactose, hấp thụ nhanh, có độ tinh khiết cao giúp xây
dựng và phục hồi cơ bắp cho người tập gym và cả người cao tuổi tùy theo
liều lượng sử dụng*.
Ví dụ, để xây dựng cơ
bắp, một người lớn cần 0,45 gam protein cho mỗi 0,45kg của cơ thể.
Ví dụ một người nặng
63,5kg nên ăn 63 gam protein mỗi ngày thông qua các nguồn như: pho mát, sữa,
thịt gia cầm, cá, đậu phộng....
Ngoài protein người
cao tuổi cũng cần carbohydrate để có năng lượng thực hiện hoạt động tập luyện.
Một số nguồn
carbohydrate lành mạnh có thể kể đến: Rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 và creatine cũng hữu ích trong việc chống lại chứng mất cơ do lão hóa.
Mất cơ bắp là một vấn đề liên
quan đến tuổi tác, cùng với sự già hóa dân số. Tuy nhiên chúng ta có thể làm
chậm quá trình này nhờ thay đổi lối sống cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng phù
hợp.
---------
* Cách
dùng chất đạm Whey trong Lão Khoa
Muốn
ngăn ngừa Hội Chứng Biến Dưỡng thì nên bắt đầu dùng chất đạm Whey phụ gia ở
tuổi 40, dùng khoảng 10 hoặc 20 gram một lần mỗi ngày (2 hay 4 muỗng cà phê,
một muỗng cà phê là tương đương với 5 gram).
Các
cụ trên 65 tuổi nên dùng 10 đến 12 gram, hai lần mỗi ngày (20 đến 24 gram mỗi
ngày).
Đang
phục hồi sau giải phẫu hay bệnh nặng nên dùng 15 gram mỗi lần, hai lần mỗi ngày
(30 gram mỗi ngày). Thường thường các bệnh nhân này có dùng các bột sữa thực
phẩm như Ensure, Sustacal vv…. có chứa chất đạm từ đậu nành hay sữa nhưng vẫn
nên dùng Whey phụ gia để có tác dụng phục hồi nhanh chóng hơn như đã nói ở
trên.
Nguồn tham khảo: healthline.com