Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

Sự bận rộn là liều thuốc rẽ nhất thế giới


SỰ BẬN RỘN LÀ LIỀU THUỐC RẼ NHẤT THẾ GIỚI

Người bận rộn luôn tràn đầy nhựa sống, người nhàn rỗi nếu không phải là một gương mặt sầu não thì là một tinh thần uể oải, bệnh tật từ từ mà tới.

Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm từng nói: "Hãy duy trì sự bận rộn bởi đó là liều thuốc rẻ nhất thế giới"

Có người nói:" Được làm việc mới khiến tôi cảm giác như mình đang sống, nhàn hạ khiến họ dễ rơi vào khủng hoảng, lo âu, dường như bản thân như bị dừng lại một chỗ, lập tức bị xã hội đào thải, người đời vượt qua"

 

Quả thực, mọi sư lo âu và phiền nào đều do nhàn rỗi mà ra, người một khi không có việc gì để làm, rảnh rỗi là nghĩ ngợi lung tung, càng nghĩ càng sợ hãi, càng sầu não, cuối cùng chỉ còn dư lại những khổ hạnh, mà đều là do bản thân nghĩ ngợi mà có.

Nhàn hạ khiến tâm hồn phải chịu sự trách móc, lười biếng sẽ khiến thân thể ta phải chịu nhiều bệnh tật, một khi trở nên lười biếng, tất cả chức năng của cơ thể hoạt động chậm lại, từ đó sức khỏe bị ảnh hưởng, bệnh tật cũng tìm đến.

 

Có thể ngồi xe liền lười đi bộ, có thang máy nên lười đi thang bộ, có thể gọi đồ ăn mà lười nấu cơm, về lâu về dài, chúng ta sẽ phải trả một cái giá cho sự lười biếng của bản thân.

Bởi vì lười vận động mà mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường. Thường xuyên gọi đồ ăn ngoài cũng dễ khiến bạn mắc phải nhiều bệnh tật.

 

Hơn nữa, người lười biếng không muốn động chân động tay, ngày tháng rảnh rỗi cũng nhiều, suy nghĩ nhiều, vốn dĩ bản thân không có bệnh tật, nhưng bởi tâm lý luôn bất an lo âu, dễ khiến bản thân hoang tưởng cơ thể khó chịu, không có bệnh cũng bị dọa cho thành có bệnh.

 

Cho nên bệnh tật đều do nhàn rỗi và lười biếng mà thành, hãy tìm cho bản thân việc để làm, người thật sự đang sống luôn là người bận rộn.

Có người nói tôi bận rộn từ sáng tới đêm khuya, thực ra để bản thân mệt đến chân tay rã rời, đều không hiểu giá trị thực sự của bận rộn. Đó chính là, người nghèo bận rộn chân tay, người giàu sẽ bận rộn đầu óc.

 

Không bỏ công sức chắc chắn sẽ không thu được quả ngọt, muốn một cuộc sống tốt đẹp, ngay bây giờ hãy bắt tay vào làm việc. Đừng sợ bản thân sẽ sa vào guồng quay cuộc sống, cũng đừng mang tư tưởng bản thân sẽ làm việc đến sức cùng lực kiệt, có một câu nói như này:

"Nếu bạn biết mệt thì đúng rồi, nó chứng minh bạn vẫn đang sống, cảm giác thoải mái dễ chịu chỉ giành cho người đã chết".

 

Làm việc và học tập sẽ giúp bạn không có thời gian để suy nghĩ những chuyện tầm phào, kết quả sau những ngày tháng vất vả ít nhiều sẽ là cảm giác tự hào và hạnh phúc vì bạn đã tạo ra giá trị cho cuộc sống, cho bản thân. Hạnh phúc đó sẽ khó có ngôn từ nào để diễn tả.

John Davison Rockefeller - ông vua dầu mỏ nước Mỹ là một người rất nhiệt huyết với sự nghiệp của mình, ông ta từng nói: " Tôi sẽ không bao giờ quên công việc đầu tiên của mình, mặc dù trời chưa sáng đã phải đi làm, đèn ở phòng làm việc mờ mờ như ánh trăng, nhưng tôi chưa bao giờ nửa lời than vãn công việc đó.

Tôi thậm chí đã ngất vì làm việc, bất kỳ điều gì cũng không thể cản trở tình yêu của tôi đối với công việc.

 

Ông ấy còn nói "Tôi chưa bao giờ nếm thử cảm giác thất nghiệp, đó không phải là do tôi may mắn, mà là vì tôi luôn làm việc. Nếu xem công việc là niềm vui, cuộc đời sẽ giống như thiên đường; nếu xem công việc là nhiệm vụ thì cuộc đời giống như địa ngục".

 

Bận rộn sẽ giúp chúng ta nếm được giá trị của sinh mệnh vá ý nghĩa thực sự của công việc. Giả dụ, nhờ lao động vất vả bạn kiếm được một xếp tiền, bạn sẽ cảm thấy giá trị của những đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt và tự hào về nó, khi nhìn thấy thành quả của việc đã tiêu tốn thời gian và tâm huyết chắc chắn sẽ cảm thấy hãnh diện và vui vẻ.

 

Hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta hãy biết cách tận dụng thời gian của mình, để mỗi ngày trôi qua là một ngày bạn tạo ra giá trí cho bản thân, cho xã hội.

 

Thanh Hải

Định luật Festinger 10:90


ĐỊNH LUẬT FESTINGER 10:90

Bạn không thể khống chế được 10% sự việc trước đó, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.

 

Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt.

Vợ anh, sợ đồng hồ bị nước làm ướt, nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh khi tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm rớt chiếc đồng hồ xuống đất và khiến nó bị hư hỏng.

 

Do vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, nên Festinger đã đánh con trai một trận thật đau. Không những thế, Festinger còn trút cơn thịnh nộ lên vợ anh. Cảm thấy vô lý, người vợ phân trần rằng, vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, nhưng Festinger gắt gỏng nói đó là chiếc đồng hồ không ngấm nước.

 

Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận, Festinger đã không ăn bữa sáng và ngay lập tức lái xe tới công ty. Tuy nhiên, gần tới công ty, anh nhớ ra mình quên mang cặp và quay xe trở về nhà.

Khi về tới nhà, anh không thể mở cửa, vì chìa khóa lại để trong cặp.

Trong khi đó, vợ anh đã đi làm và con trai anh cũng đã tới trường. Không còn cách nào khác, Festinger đành gọi điện thoại cho vợ để lấy chìa khóa.

 

Trên đường về nhà mở cửa cho chồng, do vội vã, chị vợ đã va quệt vào một sạp hoa quả và phải bồi thường cho chủ sạp một khoản tiền rồi mới được đi.

Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đến công ty muộn 15 phút. Anh bị sếp phê bình và tâm trạng anh rất tồi tệ. Không những thế, trước khi tan sở, vì một việc rất nhỏ, anh lại cãi nhau với đồng nghiệp.

 

Vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng, người vợ đã vuột mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Còn con trai anh, ngày hôm đó có giải thi đấu bóng chày, mà trước đó, cậu bé hy vọng sẽ đoạt ngôi quán quân. Nhưng vì bị cha mắng, nên tâm trạng không tốt, cậu bé đã không phát huy được khả năng và bị loại ngay từ vòng một.

 

Trong câu chuyện trên, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% sự việc chúng ta không thể kiểm soát được trong cuộc sống và một loạt việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Do mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% này, nên ngày hôm đó đã trở thành “ngày xui xẻo” cho cả gia đình.

 

Giả sử, sau khi 10% sự việc không thể kiểm soát xảy ra, Festinger không làm những gì như đã làm, mà thay vào đó là một thái độ khác. Chẳng hạn, anh an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng về chiếc đồng hồ. Cha sẽ mang đi sửa”. Với thái độ này, con trai anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng thoải mái, bản thân Festinger cũng không bị phiền muộn và những rắc rối sau đó sẽ không xảy ra.

 

Từ câu chuyện trên, nhà tâm lý học người Mỹ Festinger đã có một đúc kết rất nổi tiếng được gọi là “Định luật Festinger”. Theo ông, 10% sự việc xảy ra trong đời là không cách nào kiểm soát được, nhưng 90% còn lại của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của chính bản thân mình.

 

Bởi vậy, điều quan trọng không phải bạn gặp chuyện gì, mà là cách bạn phản ứng trong hoàn cảnh ấy ra sao.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

5 chiến lược tâm lý Khắc kỷ áp dụng vào cuộc sống


5 CHIẾN LƯỢC TÂM LÝ KHẮC KỶ ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG

Chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời vào khoảng năm 301 trước Công nguyên, cung cấp một kho tàng những chiến lược và kỹ thuật phong phú để rèn luyện sự dẻo dai tâm lý.

5 chiến lược tâm lý Khắc kỷ điển hình mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, được cây viết Donald Robertson giới thiệu trong cuốn sách “Chủ nghĩa Khắc kỷ” (Stoicism and the Art of Happiness).

 

1. “Chia để trị”

Marcus Aurelius, Hoàng đế La Mã đồng thời là một triết gia Khắc kỷ quan trọng, từng ghi chép: Nếu chúng ta chia nhỏ một điệu múa quyến rũ hoặc một tác phẩm âm nhạc thành các phần riêng lẻ để phân tích khách quan, thì chúng sẽ dần mất đi sức mạnh lôi cuốn tâm trí.

 

Với khó khăn, lo âu và tai ương cũng tương tự: khi ta chia nhỏ chúng, chúng trở nên dễ đối phó hơn. “Trong một lúc, chỉ nên đối mặt với từng khía cạnh đơn lẻ của sự kiện và xem xét chúng một cách khách quan”,

 

2. Tập trung vào “bây giờ và ở đây”

“Khi nhìn thấy hiểm nguy, thú hoang bỏ chạy khỏi đó. Một khi đã thoát, chúng sẽ hết lo lắng. Còn chúng ta cứ tự tra tấn mình bằng cả quá khứ lẫn tương lai”,

Seneca triết gia cổ đại viết trong tác phẩm nổi tiếng “Letters”. Như ông cũng từng quan sát và đúc rút, hầu hết đau khổ của con người có liên quan tới những suy tưởng về quá khứ hay lo lắng cho tương lai, ít ai giới hạn sự chú tâm của mình chỉ nằm gọn trong thời khắc hiện tại.

 

Theo các triết gia Khắc kỷ, khi chúng ta dồn sự tập trung vào “bây giờ và ở đây” và làm tuần tự từng thứ một, khó khăn thường sẽ được hóa giải.

Nguyên lý của kỹ thuật này có điểm tương tự với phương pháp “chia để trị”. “Khó khăn trở nên dễ chịu đựng hơn khi được quy giản thành một chuỗi những khoảnh khắc thoáng qua”,

 

3, Hành động với “mệnh đề dự phòng”

Theo thuyết Khắc kỷ, cách tốt nhất để thực hiện bất kỳ hành động nào là ngay từ đầu phải chấp nhận rằng mọi việc có thể sẽ không diễn ra như định liệu. Nhà Khắc kỷ luôn hành động với một “mệnh đề dự phòng”, nghĩa là thêm vào những hành động của mình một sự đón đầu như “tuỳ duyên”, “theo ý trời”...

 

Khi không lệ thuộc thái quá vào một kết quả dự liệu nào đó, mỗi người có thể hoàn toàn tập trung vào hành động, như khi ném bóng chỉ tập trung vào động tác ném để không phải lo lắng và sợ hãi gì.

Nhờ đó, ta có thể bước vào mọi hành trình cuộc sống với một tâm trí cởi mở, sẵn sàng chấp nhận chiến thắng hay thất bại với tinh thần thanh thản hoàn toàn.

 

4. Tiên liệu tai ương và suy ngẫm về cái chết

Việc tiên liệu trước những tai ương, mất mát chắc chắn sẽ giúp ta loại bỏ cảm giác bất ngờ. Seneca đã nói rằng cảm xúc đau khổ do thất bại sẽ nhẹ nhàng hơn đối với những ai tự hứa hẹn trước thất bại. “Những gì đã được dự liệu từ sớm sẽ tới như một cú đánh khẽ”, ông ghi trong “Letters”. Và ngược lại, những ai không chuẩn bị sẵn sàng sẽ bị quật ngã ngay cả bởi những sự kiện tầm thường.

 

“Thật thú vị khi việc nhắc nhở bản thân về cái chết lại có thể làm sâu sắc thêm trải nghiệm sống”,

 

5. Xem cuộc đời là một lễ hội

Sự bình thản của người Khắc kỷ không gói gọn trong từng hành động, sự kiện, mà còn trong thái độ của họ với cuộc đời. Người Khắc kỷ cho rằng đối với cuộc sống này, nhà triết gia giống như một khán giả trong một “lễ hội” đông đúc.

Triết gia Epictetus thường xuyên yêu cầu học trò của mình quan sát các biến động của cuộc sống với thái độ tách biệt như thể chúng chỉ là những ồn ào náo nhiệt của một cuộc vui, giống như Thế vận hội.

 

“Ở đó, không ai phàn nàn về sự ồn ào hay về những đám đông chen lấn xô đẩy, mọi người đều chấp nhận rằng cuối cùng họ cũng sẽ phải rời đi, mặc dù hiển nhiên ai cũng muốn ở lại”,

Đa số mọi người có thể đang mê mải theo đuổi của cải, tìm kiếm danh vọng hay chìm đắm trong những thú vui “nông cạn”. Đôi lúc họ có thể ầm ĩ hay va vào bạn, điều đó là không thể tránh khỏi - đó là một phần của sự ồn ào náo nhiệt tự nhiên.