NẮM VỮNG QUI TẮC ĐỂ TỒN TẠI TRONG XÃ HỘI
Xã hội luôn tồn tại những quy tắc riêng. Nếu không nắm được và tuân theo những quy tắc chung ấy, bạn sẽ rất dễ chịu thiệt trong cuộc sống.
Dù bạn không có tâm làm hại ai, nhưng cũng không thể không đề phòng người khác hại mình. Đó chính là thực tế cuộc sống.
Ở bất kỳ thời nào, bất kỳ ai muốn tồn tại, tiến thân trong xã hội đều phải hiểu những quy tắc dưới đây.
1. Lòng tốt phải có mức độ, đối đãi tốt với người không biết điều, cuối cùng người bị hại chính là bạn
Lương thiện là một đức tính tốt, xứng đáng được khen ngợi nhưng cũng cần bộc lộ ở đúng nơi, đúng lúc, và đúng đối tượng. Nếu bạn thể hiện lòng tốt ở không đúng người, ngược lại sẽ tiếp tay cho kẻ xấu. Như vậy, lòng tốt của bạn không giúp ích được gì, đến cuối cùng, người bị hại chính là bạn.
Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó. Sẽ thật tốt khi bạn là một người lương thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Nhưng nếu cứ mù quáng mà cho đi như vậy, đôi khi bạn sẽ là người chịu thiệt lớn nhất.
Hai người là bạn của nhau, mối quan hệ rất tốt, dù một người khá giả và một người công việc bấp bênh. Khi đó, người bạn nghèo hơn bị mất việc, không còn đủ tiền mà ăn cơm. Người bạn khá giả đã mua một thùng gạo đem tặng bạn.
Người bạn nghèo biết ơn bạn, coi bạn là ân nhân. Người bạn khá giả thậm chí còn giới thiệu công việc làm bảo vệ ở chỗ người quen cho bạn. Đi làm được vài ngày, người bạn nghèo nghĩ: "Công việc tạm bợ này cũng giới thiệu cho mình. Bạn giàu thế, đáng lẽ nên tìm giúp một công việc tốt hơn mới đúng".
Lời này đến tai người bạn khá giả. Anh ta rất tức giận và nghĩ: "Mình đã giúp anh ta một cách vô ích. Anh ta không biết ơn lại còn đòi hỏi". Từ đó, họ coi nhau như kẻ thù.
Khi bạn có lòng tốt cho người đói một bát cơm, họ sẽ cảm kích. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn tiếp tục cho thêm cơm, người đó coi việc bạn làm là hiển nhiên. Một bát không đủ, hai bát không đủ, đến 4 bát anh ta cũng vẫn không bằng lòng.
Đó là điều ta thường gặp trong cuộc sống. Bạn giúp đỡ một người lần đầu, họ sẽ cảm ơn bạn. Lần thứ 2, lòng tốt của bạn sẽ bị xem nhẹ.
Sau nhiều lần, anh ta coi sự giúp đỡ là điều bạn nên làm, phải làm cho anh ta và có thể giận dỗi nếu không nhận được sự giúp đỡ nữa. Vì thế, sự lương thiện cũng cần có giới hạn, đặt đúng người đúng chỗ.
2. Lùi một bước để thấy biển rộng trời cao, lại khiến người khác được voi đòi tiên
Trong cuộc sống cần phải học cách kiềm chế, nhẫn nại. Cố gắng tránh khỏi những cuộc tranh chấp không cần thiết, có thể giảm bớt nhiều phiền toái.
Người ta thường có câu: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, nhưng khi không thể chịu đựng, bạn không cần nhịn tiếp, càng lùi bước sẽ khiến người khác được đà lấn tới.
Lúc cần cương quyết thì phải thật quyết liệt, đừng để đối phương xem bạn như rùa rụt cổ.
3. Biết cách cự tuyệt sẽ khiến người khác coi trọng
Trong cuộc sống luôn tồn tại những kẻ nhu nhược, yếu đuối. Những người này thường không biết khước từ người khác, vì thế mà luôn bị mọi người xung quanh coi thường; làm việc gì cũng không biết cách cự tuyệt.
Mặc người khác đè đầu cưỡi cổ, vẫn chấp nhận số phận mà tiếp tục sống.
Nếu muốn được mọi người tôn trọng, đánh giá cao, cần phải có những nguyên tắc riêng của mình. Học được cách từ chối, chính là khiến người khác bắt đầu tiếp nhận bạn.
4. Đối với người không cùng đường, thà làm mất lòng họ chứ đừng đi nịnh hót
Thứ bạn thiếu hụt nhất trong cuộc sống chính là người cùng chung chí hướng. Mặc dù tìm được người có cùng sở thích với mình, nhưng càng bước đi lại càng phát hiện hai người mỗi lúc một xa.
Tục ngữ nói: "Đạo bất đồng bất tương vi mưu", nếu không cùng đường, không nhất thiết phải duy trì mối quan hệ, hoặc vì sợ đắc tội với đối phương mà hèn mọn lấy lòng.
Hành động vô ý nghĩa này là điều không cần thiết, nếu đối phương muốn rời đi, hãy để họ rời đi, không cần hạ mình níu kéo.
Muốn có một cuộc sống suôn sẻ thuận lợi, cần phải tự mình khám phá tìm tòi ra nhiều quy luật. Sống không hề khó, khó ở chỗ bạn có tình nguyện dùng tâm tư đi tìm hiểu hay không.