Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

Cuộc đời vốn dĩ không bất công, chẳng qua là bạn chưa hiểu luật chơi


CUỘC ĐỜI VỐN DĨ KHÔNG BẤT CÔNG, CHẲNG QUA LÀ BẠN CHƯA HIỂU LUẬT CHƠI

Hầu hết chúng ta phải từng ngày vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống. Vậy nên, mọi người thường dễ cảm thấy cuộc đời này bất công.

Cuộc đời giống như một trò chơi. Nếu muốn trở thành người thắng cuộc, bạn phải nắm trong tay những quy tắc chính của trò chơi này. Bằng không, bạn sẽ mãi cảm thấy cuộc đời này bất công với bạn mà thôi.

Ông Oliver Emberton – một cây bút nổi tiếng đồng thời còn là một nghệ sĩ đa tài – đã soạn ra 3 quy tắc chính của trò chơi mang tên “cuộc đời” này.

Quy tắc 1: Đời về căn bản là ganh đua

Dù không muốn nhưng mọi người phải thừa nhận rằng, tất cả chúng ta đều đang trong một cuộc tranh đua quyết liệt. Đó có thể là sự cạnh tranh từ bất cứ thứ gì – bạn bơi được xa hơn, nhảy đẹp hơn hoặc được nhiều like Facebook hơn.

“Chỉ cần cố gắng hết sức là được”, Nếu sống mà không cần phải ganh đua, chúng ta đã được khuyên nên bỏ cuộc ngay từ đầu.

Thế nên, đừng bao giờ tự tin nói rằng, mình chẳng cần đến cạnh tranh để có thể sống như ngày hôm nay. Bạn vẫn đang cố gắng học tốt để đạt điểm số cao, bạn vẫn đang mải miết làm việc để có thêm thu nhập hoặc bạn vẫn đang tìm cách tạo ấn tượng với người bạn thần thích đó thôi.

Nếu vẫn nghĩ đây không phải ganh đua, thì đơn giản là bạn đã bị loại khỏi cuộc chơi này rồi. Mọi nhu cầu của con người đều sẽ khởi động “đường đua”. Và chiến thắng sẽ chỉ dành cho những ai thực sự chiến đấu vì nó.

Quy tắc 2: Người ta đánh giá bạn qua những thứ bạn làm được, không phải những thứ bạn nghĩ

Xã hội này thường đánh giá con người dựa trên những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn vừa cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, sơ cứu người bị tai biến hay đơn giản là có thể gây tiếng cười, mọi hành động của bạn sẽ được người khác “định giá” ngay lúc đó.

Sẽ chẳng có gì bàn cãi ở đây nếu bạn cũng đánh giá bản thân theo cách đó. Chúng ta chỉ đơn thuần tự tin cho rằng “tôi là người tốt”, hay “chắc chắn tôi sẽ làm được”. Bạn đánh giá bản thân theo cách nghĩ riêng của mình, nhưng đó không phải cách thế giới đang nhìn vào bạn.

Bạn tốt tính như thế nào, tài cán đến đâu, đam mê dữ dội ra sao, xã hội này không quan tâm. Điều họ quan tâm là bạn sẽ làm được gì cho thế giới. Thủ khoa tốt nghiệp Đại học nhưng lại thất nghiệp, thì cũng bằng không.

Thực tế, sự đón nhận của đám đông đơn giản chỉ là một hiệu ứng mạng lưới, tức là sức lan tỏa và ảnh hưởng càng lớn, thì bạn càng thành công.

Cứu một mạng người, bạn là anh hùng khu phố, nhưng chữa được bệnh ung thư, tên bạn đi vào huyền thoại. Viết một quyển sách cực hay nhưng không xuất bản, bạn chẳng là ai trên cõi đời này, nhưng nếu bạn là tác giả tiểu thuyết “Harry Potter”, cả thế giới đều phải ngưỡng mộ bạn.

Có thể bạn sẽ không thích nghe điều này: Bạn sẽ được đánh giá dựa trên những gì bạn có khả năng làm được và số lượng người được hưởng lợi từ điều bạn làm. Nếu không chịu chấp nhận sự thật đắng ngắt này, lúc nào bạn cũng thấy thế giới bất công với mình.

Quy tắc 3: Khái niệm công bằng của mỗi người liên quan mật thiết đến lợi ích cá nhân

Con người luôn phân định rõ đúng – sai trong mọi tình huống, và hy vọng thế giới sẽ tuân theo. Cha mẹ và thầy cô cũng dạy chúng ta điều đó từ khi còn nhỏ. Họ dạy ta điều hay, lẽ phải và thấm nhuần tư tưởng: cứ ngoan là sẽ có thưởng.

Nhưng trò chơi cuộc đời này đâu dễ dàng gì. Bạn học như điên, nhưng vẫn thi trượt. Bạn làm việc miệt mài, nhưng người khác lại được thưởng. Bạn yêu người ấy đến dại khờ, nhưng thứ bạn nhận lại là những cử chỉ lạnh lùng của đối phương.

Vấn đề ở đây không phải là cuộc đời này bất công với bạn, mà là do tự bạn đã hiểu sai về khái niệm “công bằng”.

Cách bạn ghét những người xung quanh cũng thế thôi, đặc biệt là những đối tượng quyền lực điển hình. Bạn ghét sự nghiêm khắc của sếp, ghét thầy cô vì bạn hay bị la rầy. Việc bạn thích hay ghét ai đó sẽ phụ thuộc vào việc người đó có đem đến những gì bạn muốn hay không.

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật nghẹt thở và bất công với những điều luật đầy bó buộc từ họ. Nhưng việc gì cũng có 2 mặt, họ cũng chỉ đang làm tốt bổn phận của mình mà thôi.

Tại sao cuộc sống không công bằng?

Đó là bởi vì chúng ta không định nghĩa đúng khái niệm về sự công bằng. Chúng ta đang phủ lên sự công bằng một tấm áo choàng gắn đầy những suy nghĩ mơ mộng: “Ước gì mình được như họ”.

Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian vẽ nên cuộc sống lý tưởng trong mơ, đến nỗi chẳng màng đến thế giới thực xung quanh đang chuyển biến thế nào. Vì vậy, ngừng than vãn và đối mặt với thực tế mới chính là chìa khóa mở tung sự hiểu biết về thế giới cũng như mọi tiềm năng ẩn sâu bên trong bạn.

 

Sự khác biệt "một trời một vực" giữa kẻ nghiệp dư và người chuyên nghiệp


SỰ KHÁC BIỆT "MỘT TRỜI MỘT VỰC" GIỮA KẺ NGHIỆP DƯ VÀ NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP: KHÔNG CHỊU PHÂN BIỆT, BẢO SAO ĐỜI BẠN VẪN MÃI Ở MỨC "TẦM THƯỜNG"

Tại sao có một số người lại cực kỳ thành công trong khi phần lớn chúng ta vẫn phải đang vật lộn mưu sinh?

Câu trả lời tất nhiên là rất phức tạp và có nhiều yếu tố.

Một trong số đó là cách tư duy – đặc biệt là sự khác biệt giữa kẻ nghiệp dư và người chuyên nghiệp.

Phần lớn chúng ta chỉ là những gã nghiệp dư.

Đâu là sự khác biệt? Thực ra, có rất, rất nhiều. Dưới đây là những điểm chủ chốt.

Kẻ nghiệp dư dừng lại khi vừa thành công. Người chuyên nghiệp hiểu rằng thắng lợi đầu tiên chỉ mới là bước dạo đầu.

Kẻ nghiệp dư có một mục tiêu. Người chuyên nghiệp có một quy trình.

Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng minh giỏi mọi mặt. Người chuyên nghiệp hiểu rằng mình xuất sắc nhất ở những mảng nào

Kẻ nghiệp dư coi trọng các màn solo kiệt xuất. Họ giống như những thủ môn có thể bắt được bóng trong các cú phạt đền. Người chuyên nghiệp coi trọng phong độ. Họ sẽ hỏi liệu mình có khống chế được bóng 9/10 lần bị uy hiếp khung thành hay không?

Kẻ nghiệp dư từ bỏ khi vừa thấy khó khăn và cho rằng bản thân mình khó qua nổi. Người chuyên nghiệp coi thất bại là một phần của con đường dẫn đến sự trưởng thành.

Kẻ nghiệp dư không biết làm sao để gia tăng khả năng gặp may mắn của mình. Người chuyên nghiệp thì biết.

Kẻ nghiệp dư xuất hiện tại các buổi đào tạo chỉ để cho vui. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng những gì có mặt trong diễn tập cũng sẽ xảy ra ngoài đời.

Kẻ nghiệp dư tập trung xác định những điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào thế mạnh của mình và tìm những người mạnh ở những điểm họ yếu.

Kẻ nghiệp dư tập trung vào việc mình đúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất.

Kẻ nghiệp dư tập trung suy nghĩ ngắn hạn. Người chuyên nghiệp tập trung vào những kết quả dài hạn.

Kẻ nghiệp dư ra quyết theo hội đồng để khi có việc gì sai thì không ai phải chịu trách nhiệm. Người chuyên nghiệp quyết định như những cá nhân và chấp nhận trách nhiệm.

Kẻ nghiệp dư đi nhanh. Người chuyên nghiệp đi xa.

Kẻ nghiệp dư thực hiện ngay ý tưởng vừa xuất hiện trong đầu. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng ý tưởng số 1 hiếm khi là ý tưởng tốt nhất.

Kẻ nghiệp dư nghĩ cuộc sống chỉ có 2 thái cực trắng đen. Người chuyên nghiệp nghĩ về những khả năng.

Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng bất đồng là dấu hiệu của sự đe dọa. Người chuyên nghiệp coi chúng là cơ hội để học hỏi.

Còn rất nhiều các yếu tố khác, nhưng tựu trung lại thì sự khác biệt của họ của họ nằm ở hai thứ: nỗi sợ và thực tế.

Kẻ nghiệp dư tin rằng thế giới nên vận hành theo cách mình muốn. Người chuyên nghiệp tin rằng thế giới vốn nó đã thế, muốn thay đổi được thì họ phải làm việc với nó.

ST