Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Tập thở khí công làm thay đổi áp huyết tăng hay giảm theo ý muốn


TẬP THỞ KHÍ CÔNG LÀM THAY ĐỔI ÁP HUYẾT TĂNG HAY GIẢM THEO Ý MUỐN

 

KHÍ CÔNG

Là cách tập luyện thở. hai chữ khí công, có nghĩa là công phu tập luyện hơi thở.

Hơi thở cũng là một dạng thức ăn, cũng có hàng trăm loại khác nhau, đó là những cách thở khác nhau làm thay đổi áp huyết. Điều này ít ai để ý, và chính hơi thở sai cũng làm chết người.

Ví như trong trường hợp bệnh suyễn nặng thở dốc mệt đứt hơi mà chết, khi cách chữa bằng thuốc hết hiệu nghiệm. Chữ suyễn chính là hơi thở vào ngắn, nhanh gấp mà không có thở ra làm áp huyết tăng cao. Bệnh suyễn đối với khí công rất dễ chữa, chỉ cần tập thổi hơi ra dài mà không hít vào, tức là thở ngược lại thì hết suyễn.

 

Do đó kỹ thuật thở của khí công làm sao cho hơi thở của mình đúng với 7 điều kiện sau đây: dài, chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường.

 

Dài: là hơi thở ra phải dài hơi, nên bài hát one, two, three…hơi hát ra dài đến 7 giây.

Chậm: Là mỗi chữ 1 giây, người tập luyện giỏi có thể mỗi chữ bằng hoặc hơn 1 giây.

 

Nhẹ: Tôi chọn giai điệu one, two, three…là một loại phát ra âm thanh nhẹ nhàng, thoải mái.

Sâu: Khi hát dài, chậm, nhẹ thì hơi trong bụng thoát ra, chứ không phải là hơi ở phổi. Hơi thở sâu. Có nghĩa là khi thở ra làm sao cho hơi trong bụng ra từ từ làm cho bụng mềm và xẹp.

 

Lâu: Có nghĩa là thời gian tập thở ít nhất lâu 30 phút trở lên cho đến khi thành thói quen để khi đo kiểm chứng bằng máy đo áp huyết, lần thở nào cũng có kết qủa giống nhau.

 

Đều: Là tập thở, hát, lúc nào cũng đúng điều kiện dài, chậm, nhẹ, sâu. đều đặn, nghĩa là giữ đúng nhịp nhạc của bài hát, như một ca sĩ đang tập luyện một cách tự nhiên, tinh thần thoải mái, không căng thẳng.

 

Bình thường: Có nghĩa là trước khi tập thở, tập hát, giống như trong khi đang hát hay sau khi hát xong, đổi sang cách nói chuyện, mà hơi thở tự nhiên, bình thường không mệt, không hụt hơi thở dốc, thở bù, thở dồn dập, nghĩa là khi nói chuyện khi luyện thở, luyện hát, hơi thở không có gì thay đổi.

 

Những người biết thở đúng như 7 điều kiện kể trên người sẽ khỏe mạnh, da hồng hào, sống lâu, trí nhớ tốt, trí tuệ thông minh. Trên thực tế, một người thanh niên khỏe mạnh không bệnh tật, kiểm soát tần số thở của họ, thông thường có 18 hơi thở trong 1 phút, sống thọ trung bình 100 năm, so với con rùa tuổi thọ 300 năm, vì nó thở 1 phút có 2 hơi.

 

Những người bệnh suyễn nặng sắp chết họ thở bao nhiêu hơi 1 phút?

Bệnh nhẹ thì 40 hơi, chữa suyễn bằng ống thuốc xịt một thời gian thì hơi thở tăng lên 50, 60 hơi, xịt thuốc tiếp tục lên 80 hơi trở lên thì chết. Có nghĩa là càng nhanh, càng ngắn, càng gấp, càng chết sớm.

 

Hơi thở khí công hát bài one,two, three…chúng ta sẽ có tần số thở là 6 hơi trong 1 phút, còn dùng bài hát này để tập thể dục đông công thì tần sối thờ là 10-12 hơi trong 1 phút

 

Kết quả của hơi thở với tần số từ 2-6 lần trong 1 phút, đã được kiểm chứng bằng quan sát, bằng thử nghiệm máu, xét nghiệm y khoa của cố bác sĩ Ngô Gia Hy đã viết ra cuốn Nghiên Cứu Khí Công cho thấy:

 

Quan sát:

Người có hơi thở khí công, có sắc mặt hồng hào khỏe mạnh, hơi thở sâu, hết bệnh về đường hô hấp như suyễn, ho, ngộp thở, hết căng thẳng thần kinh (stress), làm tăng áp huyết, làm tăng giận dữ, cáu kỉnh hay hết buồn chán thở dài làm cho bệnh trầm cảm (depression), thiếu oxy sinh bệnh ung thư.

 

Xét nghiệm máu:

Làm tăng hồng cầu, vỉ thở ra nhiều để thải độc xả ra khí CO2 nhiều, và thu nạp vào cơ thể nhiều Oxy hơn. tăng sức đề kháng chống bệnh tật và tiêu diệt được tế bào ung thư.

 

Trong thử nghiệm trên, dĩ nhiên là người tham hít vào, mà không chịu buông xả. Phương pháp thở buông xả cũng nằm trong giáo lý của Đạo Phật. Tất cả buông bỏ không tham…. thì bệnh tật được tiêu trừ. Nên đạo Phật nói: Bình thường tâm là đạo, không giận hờn, không lo lắng, không sợ hãi, buồn phiền…

 

Cho nên áp huyết cho biết khí huyết trong cơ thể cũng bị thay đổi khi tâm thần bất an, rối loạn, thay đổi tâm lý bất thường như buồn hại phổi, lo hại tỳ, sợ hại thận, giận hại gan, căng thẳng hay chán đời hại tim. Tất cả những thay đổi tâm lý làm thay đổi áp huyết. Về khoa học thì Tinh thần hưng phấn làm tăng áp huyết, tinh thần ưc chế làm hạ áp huyết.

 

Tuy nhiên không chỉ phép thở rất quan trọng nhưng phải kết hợp với ăn uống mới tiêu trừ bệnh tật, duy trì được sức khoẻ viên mãn.

 

Khi cơ thể bất ổn cần kịp thời điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần cho áp huyết trở lại bình thường ứng vào bảng tiêu chuẩn dưới là khỏi bệnh.

 

Môn học Khí Công Y Đạo đã nghiên cứu tình trạng bệnh tật của con người bằng cách theo dõi khí huyết tuần hoàn trong cơ thể bệnh nhân qua máy đo áp huyết, và đã tìm ra tiêu chuẩn áp huyết lý tưởng cho mỗi loại tuổi như bảng dưới đây:

 

Bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo khí công y đạo:

 

Số đo áp huyết tâm thu / tâm trương

Mạch tim đập

Độ tuổi

Số tuổi

  95-100/60-65mmHg

60

     Thiếu nhi

 5-12 tuổi

100-110/60-65mmHg

65

Thiếu niên

13-17

110-120/65-70mmHg

65 - 70

 Thanh niên

18-40

120-130/70-80mmHg

70 - 75

Trung niên

41-59

130-140/80-90mmHg

75 - 80

Lão niên

60 trở lên

 

 

 

 

 

Trích Khí công Y đạo Đỗ Đức Ngọc

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Đức không đủ cũng là nguyên nhân sinh bệnh

ĐỨC KHÔNG ĐỦ CŨNG LÀ NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH

 

Thiên thứ nhất của “Hoàng Đế Nội Kinh” có viết về cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là đạo đức ngày một hoàn thiện đủ đầy thì không xuất hiện nguy hiểm, đạo đức không đủ thì thân thể ở đâu cũng dễ bị nguy hiểm. Mọi người thường cho rằng đạo đức chỉ là tiêu chuẩn tu dưỡng cá nhân, mà không biết đó cũng là khái niệm khoa học về sức khỏe rất nghiêm túc.

 

Trong thư tịch cổ có viết: “Người mất đức mà lại phú quý thì có thể nói đó là bất hạnh”. Một người không có đạo đức mà chỉ có phú quý suông thì đó chính là một loại bất hạnh, bởi vì loại người này sẽ rất nhanh chóng bị sa đọa bởi dục vọng, dẫn đến nguy cơ thân tự diệt thân.

 

Người trường thọ ắt phải có đức hạnh lớn. Vậy làm thế nào mới có đức hạnh lớn? Gia Cát Lượng đã viết trong “Giới tử thư” rằng: 

“Đức hạnh người quân tử là lấy tĩnh để tu thân, lấy kiệm để dưỡng đức. Không đạm bạc thì không thể lấy gì làm sáng tỏ chí hướng cao xa, không yên tĩnh thì không thể lấy gì mà tiến xa được”.

Bởi vậy nên giảm thiểu dục vọng là phương thức dưỡng đức tốt nhất.

 

Tuy người trường thọ không nhiều, nhưng những người trăm tuổi không bệnh rồi chết thì đại đa số đều là người thuần phác thiện lương. Đại đa số họ không bị vật chất mê hoặc, họ không sợ vật chất, và không bị vật chất sai khiến, do đó hình và thần đều vẹn toàn, sống khỏe mạnh vui vẻ hết tuổi trời.

 

Thần y Tôn Tư Mạc viết trong “Thiên kim yếu phương” rằng: “Đạo đức không đầy đủ thì dẫu uống ngọc dịch kim đan cũng không thể trường thọ. Đạo đức vẹn toàn, không cầu thọ mà trường thọ, không cầu phúc mà phúc đến, đó là đại kinh của dưỡng sinh”.

Học con, tìm lại chính mình

HỌC CON, TÌM LẠI CHÍNH MÌNH

“Mẹ, hôm nay con giúp bạn chuyển nhà trọ. Mẹ cho con đi nhờ nhé.”

“Ừ.”

Mình ừ nhưng trong lòng có chút bực bội vì thấy con mình đã nhiều lần giúp bạn chuyển nhà trọ và giúp bạn nhiều việc khác nhưng chưa một lần mình thấy bạn nào đến giúp con cả.

Sáng, mình chở con qua nhà trọ của bạn, dọc đường đi mình cứ có cảm giác khó chịu. Mình nghĩ con mình đang bị bạn bè lợi dụng hết lần này đến lần khác và con mình thì vô tư quá, hồn nhiên quá trong cuộc sống này. Bạn của con có trân trọng những sự giúp đỡ của con hay cho rằng con ngu ngốc?

Chiều tối sang đón con về, thấy con cười nói vui vẻ, bỗng mình chợt nhận ra một điều: Chẳng có bạn nào lợi dụng con cả.

Con coi việc giúp đỡ bạn bè là niềm vui nên con giúp, đơn giản vậy thôi. Việc của con thì con không lên tiếng nhờ bạn bè vì hẳn là con nghĩ con có thể tự lo được nên bạn bè không đứa nào biết để giúp.

Con thích như thế và con vui với điều đó. Mình cũng đã từng sống y như vậy. Con y chang mình. Khác gì đâu?! Tại sao bây giờ mình lại khó chịu với con vì điều đó?

Chuyện đã qua nhiều năm, cho đến giờ, con vẫn hay giúp bạn giúp người và vui, sống ổn, sống đơn giản, không bị tổn thương và mình biết chắc con sẽ không bao giờ bị tổn thương bởi con chẳng bao giờ toan tính suy nghĩ về điều đó.

Chúng ta, những người lớn, sau khi trải qua những tổn thương trong cuộc sống vì bị lừa dối, bị gạt gẫm, bị phản bội, bị lợi dụng, bị sỉ nhục, bị mất niềm tin vào con người và cuộc sống thì ta cảnh giác, đối phó với mọi thứ nhằm tự bảo vệ mình.

Chúng ta để những đức tính tốt đẹp rơi rớt dần, chúng ta thay đổi và tệ dần đi, cho đến cuối cùng chúng ta đánh mất chính mình mà không hay, lại cứ ngỡ mình khôn ngoan hơn trưởng thành hơn.

Tệ hơn nữa, chúng ta luôn muốn gieo những toan tính xấu xa vào đầu con trẻ để buộc chúng phải xấu xí giống mình, nhân danh tình yêu thương.

Với mình, học con là hành trình tìm lại chính mình, chẳng dễ dàng gì vì người làm cha mẹ phải đặt cái tôi của mình xuống và chịu nhận mình xấu mình sai ngay cả khi cái xấu cái sai mới chỉ là ý nghĩ. Qua lần đó, mình đã tìm lại được chính mình một phần và khư khư giữ chặt, hy vọng mình sẽ không để rơi rớt thêm lần nào nữa.