Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Không “học thêm” mà vân giỏi, mọi người quí mến


KHÔNG “HỌC THÊM” MÀ VÂN GIỎI, MỌI NGƯỜI QUÍ MẾN

 

Bạn muốn gây ấn tượng với thầy cô giáo, hoặc bạn đơn thuần muốn tận dung tối đa năm học tới của mình? Dù bạn muốn trở thành học sinh giỏi nhất lớp vì lý do gì, có nhiều cách khác nhau để bạn có thể cải thiện bản thân. Trở thành học sinh giỏi nhất lớp không chỉ nằm ở điểm số; bạn cũng phải là người tử tế và có thái độ nghiêm túc trong học tập.

 

A. Phương pháp học tập

 

1. Giữ tư duy và cơ thể sẵn sàng học tập. Bạn sẽ chỉ tiếp thu kiến thức tại trường học hiệu quả và dễ dàng nhất khi cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho việc học!

 

2. Lựa chọn phương pháp học phù hợp. Mỗi người đều có một "phong cách học tập" đặc trưng hiệu quả nhất với mình. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bạn và tận dụng tối đa cách học đó.

 

3. Tập trung cao độ. Điều tốt nhất bạn có thể làm để trở thành học sinh giỏi nhất lớp chính là tập trung nghe giảng. Khi xao lãng, bạn có thể bỏ sót những thông tin quan trọng và sẽ lúng túng không biết phải làm gì khi ôn tập lại.

 

4. Học cách ghi chép. Việc ghi chép (và ghi chép hiệu quả) có thể khó khăn, nhưng điều đó sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức và học bài. Nên nhớ, bạn không cần phải ghi tất cả những gì giáo viên nói trên lớp, mà chỉ viết lại những ý quan trọng nhất cũng như những nội dung mình khó ghi nhớ.

 

5. Làm bài về nhà đúng hạn và đầy đủ. Kể cả khi bài tập về nhà của bạn không đạt điểm cao, việc làm bài đúng hạn cũng sẽ duy trì điểm số của bạn cao hết mức có thể. Ngoài ra, hãy tập trung vào chất lượng bài làm. Khi không hiểu bất kỳ vấn đề gì, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ! Thầy cô có thể tìm kiếm gia sư giúp bạn hoặc thậm chí là trực tiếp giúp đỡ bạn.

 

6. Tìm hiểu những nguồn kiến thức mới. Tiếp thu những kiến thức ngoài chương trình học có thể giúp bạn hiểu thêm bài học trên lớp và gây ấn tượng với giáo viên. Nghiên cứu những nội dung mà bạn hứng thú cũng hỗ trợ bạn tập trung hơn trong lớp học.

Việc tìm kiếm thêm những nguồn kiến thức mới cho từng môn học sẽ khiến bạn thấy trường học thú vị hơn và bạn cũng sẽ thành công hơn trong học tập. (sách thư viện, phim tài liệu trên mạng, và các video giáo dục trên YouTube … )

 

7. Ôn tập từ sớm. Một trong những cách hữu hiệu nhất để đạt thành tích cao trong các bài kiểm tra là ôn tập và chuẩn bị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không để tình trạng một ngày trước khi thi mới bắt đầu ôn tập. Bài thi càng khó thì bạn càng cần ôn luyện sớm, tốt nhất là 2 hoặc 3 tuần trước khi kiểm tra.

 

B. Trở thành người tử tế

 

1. Khiến mọi người cảm thấy thoải mái. Trở thành học sinh giỏi nhất lớp không chỉ đơn thuần là việc đạt điểm số cao mà bạn còn phải phấn đấu trở thành người tử tế. Bạn không muốn trở thành kẻ bắt nạt người khác hay trò hề của lớp; điều đó sẽ không khiến bạn trở thành người giỏi nhất lớp. Hãy tập trung khiến mọi người cảm thấy vui vẻ bằng cách khen ngợi mỗi khi ai đó hoàn thành tốt việc gì. Bạn cần hòa nhã, không trêu chọc hay nói những điều gây tổn thương người khác.

 

2. Biết giúp đỡ mọi người. Hãy trở thành người tốt bằng cách giúp đỡ mọi người khi có thể. Bạn nên chia sẻ với người khác khi biết làm gì đó. Đừng tỏ ra thông minh hay giỏi giang hơn người, hãy cư xử hòa nhã và thân thiện. Bạn cũng có thể thực hiện những hành động tử tế như nếu ai đó nghỉ học một thời gian, hãy đề nghị giúp đỡ họ và cho họ xem vở ghi bài của bạn…

 

3. Tôn trọng người khác, ngay cả khi họ cư xử tồi tệ với bạn. Bạn vẫn nên tôn trọng mọi người, dù họ có thái độ không tốt với mình. Đừng to tiếng hay dùng vũ lực với họ, cũng đừng nói xấu hay đứng chắn đường họ chỉ để trêu tức. Bạn chỉ cần đơn thuần mặc kệ họ và đối xử với họ như những người xung quanh.

 

4. Giữ bình tĩnh. Khi ở trên lớp, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh hết sức có thể. Đừng chạy qua chạy lại và làm phiền người khác. Bạn cũng không nên quá căng thẳng khi việc học trở nên khó khăn. Căng thẳng không tốt cho bạn và cũng khiến bạn dễ trút giận lên người khác.

Đừng quá lo lắng về việc phải đạt điểm số tối đa. Bảng điểm đẹp chỉ thật sự quan trọng vào năm cuối và trong nửa quá trình học cấp ba, sau đó là quá trình học đại học (nếu bạn có kế hoạch học cao học). Mặt khác, hãy tập trung thu nạp nhiều kiến thức hết mức có thể và đừng lo lắng về điểm số. Kiến thức vẫn luôn quan trọng hơn điểm số.

 

5. Tạo không khí học tập vui vẻ cho mọi người. Hãy cố gắng giúp đỡ mọi người tận hưởng thời gian học bằng sự nhiệt tình và tích cực trên lớp. Niềm hứng thú học hỏi có thể khiến mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Thậm chí, nhiều người thường ngày không tỏ ra quan tâm đến việc học cũng có thể thể hiện sự thích thú của mình.

 

6. Hãy là chính mình! Quan trọng nhất, bạn phải là chính mình. Hãy làm những điều khiến bạn hạnh phúc, chia sẻ những điều bạn yêu thích, làm bạn với những người hiểu bạn và khiến bạn cảm thấy hài lòng về chính mình. Đừng bận tâm về những suy nghĩ của người khác.

Sự thật là chỉ vài năm sau thôi, bạn sẽ chẳng còn nhớ nổi tên của một nửa số người đó. Nếu bây giờ họ không cho rằng bạn là người tuyệt vời nhất, bạn sẽ còn chẳng quan tâm tới điều đó sau 5 hoặc 6 năm đâu! Điều duy nhất bạn quan tâm sẽ là cảm giác buồn bã khi bạn không làm những điều khiến mình hạnh phúc.

 

C. Làm vừa lòng giáo viên

 

1. Tôn trọng thầy cô giáo. Tỏ thái độ tôn trọng chính là cách tốt nhất để bạn bắt đầu làm vừa lòng giáo viên. Hơn nữa, nếu những học sinh khác cư xử không lễ phép, bạn sẽ nổi bật lên và nhanh chóng trở thành học sinh được yêu quý. Bạn có thể thực hiện những điều dưới đây:

 

2. Đặt câu hỏi. Giáo viên rất thích khi học sinh đặt câu hỏi vì nhiều lý do. Thứ nhất, điều đó cho thấy bạn đang chăm chú nghe giảng. Thứ hai, việc đặt câu hỏi thể hiện rằng bạn thấy giáo viên thú vị và bạn đang tận hưởng bài giảng (dù có thể thực tế không như vậy). Thứ ba, việc được hỏi khiến thầy cô cảm thấy giỏi giang và có thể giúp đỡ được học trò, và tất cả mọi người đều muốn có cảm giác như vậy. Hãy đặt câu hỏi khi bạn có thắc mắc, bạn sẽ ngày càng được thầy cô yêu quý.

 

3. Nhờ thầy cô giúp đỡ. Việc nhờ thầy cô giúp đỡ còn khiến bạn thông minh hơn trong mắt giáo viên và họ cũng cảm thấy vừa lòng. Khi đặt câu hỏi, thầy cô sẽ biết là bạn sẽ học chăm chỉ hơn và hiểu rõ nội dung bài giảng hơn. Họ cũng sẽ tự hào khi bạn đã chủ động nhờ giúp đỡ.

 

4. Trở thành một học sinh biết giúp đỡ những người xung quanh. Bạn nên cố gắng trở thành người không gây rối và biến lớp học của mình thành nơi tốt đẹp hơn. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc tránh gây hấn, cãi vã mà còn biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh, ví dụ như:

 

5. Giữ vững phong độ học tập. Hoàn thành bài về nhà đúng hạn. Tìm kiếm tài liệu hướng dẫn học và nhờ giúp đỡ ít nhất hai tuần trước bài thi, không phải trước 2-3 ngày. Ghi chép đầy đủ. Khi thầy cô giáo thấy bạn làm việc chăm chỉ, kể cả khi bạn không phải là học sinh thông minh nhất, họ vẫn sẽ yêu quý bạn nhất.

 

Ihoctot.com

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

Học cách làm bạn với cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống


HỌC CÁCH LÀM BẠN VỚI CẢM XÚC TIÊU CỰC 

TRONG CUỘC SỐNG

 

Mọi người thường phản ứng một cách thái quá mỗi khi gặp phải các đề tiêu cực, kiểu “tôi muốn mọi thứ luôn vui vẻ, tôi cực ghét mỗi khi nỗi buồn đến”. Song, không phải tất cả cảm xúc tích cực đều tốt và ngược lại. Nỗi buồn, giận dữ, sợ hãi, hay các trạng thái cảm xúc tiêu cực nói chung đều là những thứ hiển nhiên phải xảy ra, và dưới lý giải của khoa học tâm lý, chúng có ích hơn chúng ta tưởng.

 

Cảm xúc tiêu cực là một lẽ tự nhiên

Áp lực của xã hội hiện đại đặt lên con người vô vàn những loại cảm xúc, gây ra hàng loạt tác động phức tạp Một trong những lý thuyết phổ biến nhất có thể kể đến “Bánh Xe Cảm Xúc” Robert Plutchik.

Theo đó, có 8 loại cảm xúc tiêu cực phổ biến: phẫn nộ, khó chịu, sợ hãi, lo lắng, sầu não, thờ ơ, tuyệt vọng, tội lỗi. Dù là các trạng thái nào thì tất cả đều rất bình thường, diễn ra theo quy luật của tạo hóa, trong hoàn cảnh, môi trường nhất định.

 

Khi nỗi buồn đến, phải nói thật khó khăn để diễn tả, chậm chạp, nặng nề, từ từ rút cạn năng lượng và giảm đi động lực trong cuộc sống của mỗi người.

Hay khi sợ hãi, cơ bụng sẽ hóp lại, cơ bắp cứng đờ, tim đập nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi, đầu ngón tay bắt đầu râm ran, gương mặt lộ rõ sự căng thẳng và toàn bộ cơ thể trong tình trạng cảnh giác cao độ.

 

Không có lý do gì để kỳ thị các cảm xúc tiêu cực. Mỗi khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, hệ thần kinh sẽ ngay lập tức truyền tín hiệu về não bộ xử lý. Nghĩa là mỗi các cảm xúc đều vai trò và chức năng riêng.

Sợ hãi là hệ thống báo động đáng tin cậy. Sự tức giận thắp lên một ngọn lửa để vạch trần bất công. Còn nỗi buồn cho chúng ta thấy những gì quan trọng nhất trong cuộc sống.

Cũng đúng thôi, bởi chúng ta buồn khi một người thân thiết qua đời, chia tay một mối tình đẹp đẽ, không đạt được thứ mình mong muốn…

 

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện cũng phần nào mang đến những tín hiệu tích cực:

 

Động lực phát triển bản thân: theo Martin Luther King Jr: “Thước đo cao nhất của một người không phải là nơi anh ta đứng trong những giây phút thoải mái nhất mà là khi anh ta đối diện với khó khăn, thử thách”. Đối diện với buồn đau trong cuộc sống, chúng ta sẽ không còn e ngại nghịch cảnh, cố gắng thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, tiếp cận những thách thức mới.

 

Thay đổi hành vi tiêu cực: nỗi đau có thể rất lớn nhưng hãy mạnh mẽ nghĩ rằng điều đó không kéo dài mãi mãi. Điều quan trọng là làm sao để duy trì sự tỉnh táo bằng các hành vi tích cực trong những tình huống khó khăn chứ không phải dùng đó làm cái cớ phạm tiếp các sai lầm. Theo Biswas-Diener và Kashdan, những người dễ cảm thấy tội lỗi ít có khả năng trộm cắp, bạo lực, uống rượu hoặc lái xe.

 

Đánh thức bản năng: cảm giác sầu não khiến con người mệt mỏi, nặng nề nhưng nếu bình tĩnh chấp nhận thì sẽ cảm nhận được một cách trực quan những gì đáng quan tâm trong cuộc sống, nhớ về những bài học từ sai lầm, nhắc nhở phải trân trọng những điều đáng quý, và cho phép bản thân nếm trải đủ mọi cảm xúc phong phú, để từ đó có những thay đổi mang tính “cách mạng” cho chính bản thân mình.

 

Chấp nhận cảm xúc tiêu cực để hạnh phúc thực sự

“Những ngày mưa tồi tệ” là một phần vốn có và không thể tránh khỏi của cuộc sống. Cuộc sống vốn nhiều khó khăn, đầy thách thức và đôi khi vô cùng tàn nhẫn. Không ai có thể trách cứ nếu một người cảm thấy cuộc sống như đang quay lưng với chính mình. Điều quan trọng là sau những cảm xúc đó, chúng ta sẽ làm gì và cách đối diện như thế nào?

 

Một nguyên tắc vàng để xử lý những cảm xúc tiêu cực là chấp nhận và thích ứng trong mọi tình huống. Hít hà thật sâu từng cảm xúc lúc ấy, để chúng lần lượt đi qua từng ngõ ngách cơ thể. Một lời khuyên là đừng cố giãy giụa làm gì. Chiến đấu loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống? Chúng ta cùng lắm chỉ có thể vung chân đá một chiếc lon trên đường để thỏa mãn sự ức chế nhất thời mà thôi.

 

Thay vào đó, hãy dành thời gian làm bạn, học cách sống chung, thừa nhận và hiểu lấy giá trị của từng loại cảm xúc, dù trong hoàn cảnh tiêu cực nhất. Nếu mỗi sáng đều đẹp trời thì còn gì đáng mong đợi ngày mai tới, thành công phải nỗ lực, hạnh phúc phải đấu tranh thì mới trọn vẹn.