Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

Bạn đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống?


BẠN ĐÃ TỪNG ĐÁNH MẤT NIỀM TIN VÀO CUỘC SỐNG?

 

Liệu bạn đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống và vào cả chính mình chỉ vì mắc sai lầm, phạm lỗi, thất bại? Bạn đã từng thiếu tự tin về bản thân vì những đặc điểm ngoại hình không hoàn hảo, hay không thể đi trên con đường mình chọn?

 

Mỗi người đều có cách vượt qua và chấp nhận khác nhau, cũng chính điều đó sẽ dẫn tới những kết cục khác nhau.

Khi bạn bắt đầu tin vào chính mình thì những người xung quanh mới có thể đặt niềm tin vào bạn. Niềm tin thường rất khó để hình thành nhưng dường như lại rất mỏng manh để duy trì. 

 

Chân thành đối diện với bản thân

Hãy dành tình yêu vô điều kiện cho chính bản thân mình, như cái cách mà bạn yêu thương gia đình, cha mẹ, anh chị em hay con cái của mình. 

Hãy đặt mình tránh xa những luồng suy nghĩ tiêu cực. Những lời đàm tiếu, hay thậm chí cảm giác ích kỷ, ghen tị đối với những thành công của người khác không giúp bạn tiến lên. 

 

Hãy cho tiếng lòng của bản thân được nói ra điều mà nó muốn. Nói rằng, thay vì bạn dành thời gian để than vãn về thất bại, hãy coi điều đó như động lực để đẩy bạn đi xa hơn về phía trước. 

Đừng đổ lỗi bản thân vì bất kỳ thất bại hay lỗi lầm nào! Bạn xứng đáng được yêu thương bởi chính bạn hơn bất kỳ ai! Sự tự dằn vặt bản thân chỉ khiến bạn càng mất niềm tin vào cuộc sống mà thôi. 

 

Tìm kiếm và phát triển thế mạnh của bản thân 

Đừng quên rằng, cho dù như thế nào thì bạn cũng được tạo ra với những gia vị độc nhất trên thế gian này – là những tài năng của riêng bạn – là những điều mà không ai ngoài bạn có thể làm tốt hơn. Điều quan trọng là chính bạn sẽ phải tự đi tìm những gia vị ấy.

 

Hành trình tìm lại niềm tin vào chính mình sẽ bắt đầu từ hai chữ “thấu hiểu”. Hãy hiểu chính mình trước khi người khác có cơ hội hiểu bạn. Vì chính bạn sẽ là người thể hiện những điểm mạnh đặc trưng của bản thân cho họ thấy. 

 

Việc nắm bắt rõ những thế mạnh của bản thân cũng sẽ giúp bạn không còn thiếu tự tin về khả năng của bạn nữa. Bạn biết rõ bạn có thể làm gì và có thể làm tốt tới đâu. Điều đó sẽ càng củng cố thêm niềm tin vào chính mình của bạn.

 

Nam sinh nghèo miền Tây đi du học Nhật Bản đã nỗ lực thành thủ khoa ở Nhật Bản

Anh Nguyễn Duy bên cạnh các bạn trong buổi lễ tốt nghiệp Đại học.

NAM SINH NGHÈO MIỀN TÂY ĐI DU HỌC NHẬT BẢN VỚI VỎN VẸN 6 TRIỆU ĐỒNG ĐÃ NỖ LỰC THÀNH THỦ KHOA Ở NHẬT BẢN

Nguyễn Duy (SN 1996), quê tại tỉnh An Giang. Anh vừa nhận suất học bổng miễn phí 100% học phí, hỗ trợ 40 triệu đồng/tháng cho chương trình Thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công tại trường Đại học Hitotsubashi – ngôi trường top đầu Nhật Bản.

Trước đấy, anh từng là thủ khoa đầu ra chuyên ngành Kinh tế, Đại học Teikyo. Trong 4 năm học Đại học, mỗi năm anh đều nhận được học bổng với số tiền hỗ trợ là 100 triệu đồng. Đây là suất học bổng dành cho sinh viên lọt top 1% xuất sắc của khoa.

Cuộc sống thời điểm mới đi du học gặp nhiều khó khăn nhưng chàng trai trẻ luôn cảm thấy may mắn vì được nhiều người bạn tốt giúp đỡ.

NHỚ NHỮNG ĐÊM "CHẠY DEADLINE" ĐẾN CHẢY MÁU MŨI VÀ QUÃNG THỜI GIAN CHÔNG GAI THUỞ ĐẦU…

Từ năm lớp 10, Nguyễn Duy xác định đi du học bởi bản thân rất yêu thích môi trường học tập và sinh hoạt tại nước ngoài. Ban đầu, chàng trai trẻ dự định đi Úc nhưng gặp trục trặc nên chuyến đi bị hủy. Sau đó, anh đỗ chương trình Y đa khoa của Đại học Y Kharkov, Ukraina nhưng sau đó không thể nhập học vì chiến sự.

Không từ bỏ giấc mơ du học, Nguyễn Duy tiếp tục "apply" vào Đại học Malaya (Malaysia) – ngôi trường đứng thứ 3 Đông Nam Á về chất lượng giáo dục. Nhưng gia đình anh bất ngờ gặp biến cố, ảnh hưởng đến kinh tế nên một lần nữa chuyến đi không thành. Cuối cùng, chàng trai trẻ chỉ đủ tiền sang Nhật Bản và quyết định đây sẽ là đất nước giúp bản thân phát triển trong tương lai.

Sau khi sang Nhật Bản một năm, Nguyễn Duy đã đạt được chứng chỉ N1 (chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất) nhưng anh vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kỹ năng Nói (Speaking). Anh chia sẻ bản thân chỉ giao tiếp được ở mức độ cơ bản, khả năng nghe kém, đi sâu vào cuộc trò chuyện gặp nhiều trở ngại. Vì thế, anh mất một thời gian dài loay hoay mới có thể ổn định cuộc sống.

Gia đình bất ngờ gặp biến cố, sang Nhật chỉ với 6 triệu đồng nên sau khi trả tiền nhà, Nguyễn Duy gần như "nhẵn túi". Anh phải vay mượn bạn bè khắp nơi để duy trì cuộc sống sinh hoạt. "Chân ướt, chân ráo" mới rời quê hương, chàng trai trẻ buộc phải đi làm thêm để nuôi sống bản thân. Công việc đầu tiên anh chọn lựa là trở thành phụ bếp cho một nhà hàng.

Nguyễn Duy chia sẻ: "Giai đoạn mới sang Nhật là quãng thời gian mà mình không bao giờ quên được. Mình khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần. Tiền không có, mình phải chi tiêu chắt bóp, cầm cự qua ngày. Mình làm phụ bếp được 6 tháng, sau đó chuyển sang công việc khác. Đây là quãng thời gian rất vất vả, nhiều thách thức nhưng cũng giúp mình rèn luyện được ý chí, nghị lực".

Nguyễn Duy đặt mục tiêu ngay từ năm thứ nhất phải giữ thứ hạng cao nhất lớp nên khi học hết kỳ 1, bản thân chỉ xếp thứ 11/6500 sinh viên khiến anh khá hụt hẫng. Trong 3 năm đầu tiên học tập, anh cảm thấy thành tích không được như mong đợi.

Nam sinh An Giang tâm sự: "Mình luôn cố gắng miệt mài học tập. Có nhiều hôm thức đến khuya để học đến nỗi chảy máu mũi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dần dần nhờ sự nỗ lực không ngừng, mình được thầy cô ghi nhận, điểm số và thứ hạng cải thiện rất nhiều".

Đến năm thứ 4 đại học, Nguyễn Duy mới thấy lộ trình học tập khởi sắc hơn. GPA cũng cao dần theo các năm. Cụ thể, năm thứ 3, anh đạt GPA là 3,6; năm thứ 4 là 3,71.

Điểm số xuất sắc trên đã giúp anh trở thành thủ khoa đầu ra tại trường Đại học Teikyo. Lúc này anh mới đạt được mục tiêu đề ra ban đầu khi mới sang Nhật Bản – xếp hạng vị trí học tập cao nhất.

Đặc biệt, Nguyễn Duy gặp được thầy Sasaki - một người thầy có tâm, có tài trong ngành giáo dục. Trước đây, thầy từng làm tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và là cựu giám đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản. Thầy từng đi du học nên có tư tưởng tân tiến, thương yêu và ghi nhận những đóng góp của du học sinh Việt Nam.

Chính thầy Sasaki là người viết thư tiến cử Nguyễn Duy vào trường Đại học Hitotsubashi học Thạc sĩ. Thư tiến cử dài 8 trang, tiến cử đến đâu, nam sinh đỗ tới đó. Trong thư, thầy nêu rõ Nguyễn Duy là sinh viên theo học môn Tài chính và Tiền tệ luôn đạt điểm số xuất sắc.

Thầy Sasaki luôn có một câu đinh là: "Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một người châu Á xuất sắc đến như vậy" khiến giảng viên và nhiều sinh viên dành sự ngưỡng mộ, coi trọng tới Nguyễn Duy.

Không chỉ đạt GPA cao ngất ngưởng, Nguyễn Duy còn thông thạo 3 ngôn ngữ gồm: Tiếng Nhật (Chứng chỉ N1), Tiếng Anh (TOEIC 890), Tiếng Trung (Chứng chỉ HSK 5).

Tiếng Anh của nam sinh rất tốt do được học tập và rèn luyện từ sớm. Còn Tiếng Trung do anh tự học khi sang Nhật làm thêm. Thời điểm mới sang, anh đi làm tại một công ty, khách hàng chủ yếu là người Trung Quốc. Mọi người trong văn phòng đều hạn chế khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Trung. Vì vậy, anh đã quyết định dành thời gian nghỉ giải lao để rèn luyện và chỉ sau 2 tháng lấy Chứng chỉ HSK 5.

Gia đình gặp biến cố, việc sang Nhật du học gặp nhiều khó khăn nhưng Nguyễn Duy không bao giờ bỏ cuộc. Ngay cả trong thời điểm bế tắc nhất, anh luôn duy trì sự lạc quan, coi khó khăn chỉ là thử thách để tôi luyện ý chí. "Với mọi chuyện xảy ra không như bản thân mong ước, mình đều nghĩ đó chỉ là xui rủi, vận may chưa đến và cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Trước đây ở Việt Nam, mình cũng gặp nhiều áp lực, vì vậy chẳng có lý do nào qua đây mình lại không thể vượt qua".

Trong thời gian tới, Nguyễn Duy dự định học lên chương trình Tiến sĩ và đi làm tại nước ngoài vài năm để lấy kinh nghiệm. Sau đó, anh sẽ về Việt Nam lập nghiệp, đóng góp sức nhỏ của mình vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Theo cafef.vn

                                                                              

 


Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

Thiền tập là cho tất cả mọi người


THIỀN TẬP LÀ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Thiền tập là cho tất cả mọi người mà không phải chỉ cho những người thực tập. Đưa trẻ em đến trung tâm tu học là điều rất tự nhiên. Ở Làng Mai, trẻ em thực tập chung với người lớn. Thỉnh thoảng Làng mở cửa cho thiền sinh mang theo con cái đến thực tập chung với nhau.

Chúng ta chăm sóc trẻ em rất đặt biệt. Khi trẻ em hạnh phúc, người lớn cũng hạnh phúc. Có ngày tôi nghe các em nói chuyện với nhau: “Sao ở đây ba mẹ mình dễ thương quá vậy?”.

Có người thực tập được 14 năm rồi mà chưa bao giờ chỉ dẫn cho con cái thực tập. Chúng ta không thể thực tập một mình.

Chúng ta phải thực tập chung với con cái chúng ta. Nếu con ta không hạnh phúc, không thể cười được thì ta cũng không thể cười được. Khi chúng ta bước được một bước chân an lạc thì bước chân ấy không chỉ cho ta mà còn cho con cháu ta và cho cả xã hội.

Tôi nghĩ rằng sống ngoài xã hội rất khó. Nếu không cẩn trọng, ta có thể bị văng ra khỏi xã hội và một khi bị văng ra khỏi xã hội thì ta không thể làm gì được để giúp thay đổi tình trạng xã hội, không thể biến xã hội thành một nơi để có thể dễ dàng chung sống với nhau được.

Thiền tập là một phương pháp giúp ta có mặt cho xã hội. Điều này rất quan trọng. Chúng ta đã chứng kiến những người thấy mình bị lẻ loi, xa cách với xã hội và không thể hội nhập được với xã hội. Điều này cũng có thể xảy ra với tất cả chúng ta nếu ta không cẩn thận.

Tôi biết nhiều người thực tập đạo Bụt ở Mỹ rất trẻ và có trí thức. Họ đến với đạo Bụt không phải bằng tín ngưỡng mà bằng cánh cửa tâm lý. Nhiều người ở Tây phương khổ đau nhiều vì tâm lý, chính vì vậy mà họ đã trở thành Phật tử, thực tập thiền để giải quyết những vấn đề tâm lý ấy.

Nhiều người vẫn sống với xã hội, nhưng một số thì bị văng ra khỏi xã hội. Sống khá lâu trong xã hội này, chính bản thân tôi cũng thấy khó sống, không thể đi theo xã hội được. Nhiều thứ xảy ra khiến tôi không muốn làm gì cả, chỉ muốn rút về trong cái vỏ của mình.

Nhưng sự thực tập giúp tôi tiếp tục duy trì, tiếp xúc với xã hội bởi vì tôi ý thức rằng nếu từ bỏ xã hội thì tôi sẽ không có khả năng giúp thay đổi tình trạng.

Hy vọng rằng những ai đang thực tập đạo Bụt thành công, có khả năng đứng vững trên đôi chân của mình thì ở lại với xã hội. Đó là niềm hy vọng của chúng ta cho sự an lạc và hòa bình thế giới.

Cách đây hơn 30 năm, lúc đó tôi khoảng 27,28 tuổi, tôi có làm một bài thơ về một thầy tu rất đau khổ đã từ bỏ xã hội để đến trung tâm thiền tập. Vì chùa là cửa từ bi nên mọi người ai cũng tiếp đón thầy.

Khi một ai đó có nhiều khổ đau, họ tìm đến chùa chiền hoặc trung tâm tu học. Trước hết là để được xoa dịu và an ủi. Những người trong chùa có đủ từ bi để cho họ đến, cho họ một nơi để khóc. Người đó cần bao lâu, bao nhiêu năm để khóc? Chúng ta không biết. Nhưng cuối cùng họ nương tựa vào chùa, vào trung tâm tu học và không muốn trở lại xã hội nữa.

Đã quá đủ cho thầy ấy. Thầy nghĩ là thầy đã tìm thấy được một ít an lạc. Nhưng một ngày nọ tôi đến châm lửa đốt cái thất nhỏ, nơi trú ngụ cuối cùng của thầy. Theo thầy thì thầy không có gì khác ngoài cái chòi tranh đó. Thầy không có một nơi nào để đi bởi vì xã hội không phải của thầy.

Thầy nghĩ thầy phải đi tìm giải thoát cho riêng mình. Nhưng dưới ánh sáng của đạo Bụt thì không có một cái ngã cá nhân như thế. Như chúng ta đã biết, khi đến một trung tâm tu học chúng ta mang theo tất cả những thương tích, những vết sẹo từ xã hội và chúng ta cũng mang theo cả xã hội. Trong bài thơ nói trên tôi là người thầy tu trẻ đó và cũng là người đến châm lửa đốt chòi tranh.

Trích Trái Tim Thiền Tập của Thầy Thích Nhất Hạnh