Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Chân dung người tài của thời đại mới


CHÂN DUNG NGƯỜI TÀI CỦA THỜI ĐẠI MỚI

 

“Lắm tài, nhiều tật” – chân dung của “nhân tài” thường được vẽ như vậy từ hàng trăm năm nay, mặc nhiên bao hàm cả yếu tố “tài” và “tật”. Tuy nhiên, với “Lý thuyết Nhân tài 3C”, Dave Ulrich – người được coi là “bộ óc” số 1 thế giới về nhân sự – đã vẽ lại một cách hoàn hảo chân dung người tài của thời đại mới.

 

Hai người cùng làm trong một công ty, người thứ nhất giỏi, làm được rất nhiều việc nhưng cũng “phá” rất nhiều thứ; người thứ hai năng lực bình thường, tạo ra giá trị ở mức bình thường nhưng “phá” ít, thậm chí làm ra được cái gì là chắc chắn cái đó. Người thứ hai chắc chắn không phải là người tài, song nếu coi người thứ nhất là người tài thì cũng chưa thỏa đáng vì mặc dù anh ta giỏi nhưng giá trị tạo ra từ sự giỏi đó nhiều khi lại không bằng người bình thường kia, có khi lại còn âm.

 

Tư tưởng và học thuyết của Dave Ulrich – Giáo sư Đại học Michigan (Hoa Kỳ) – về nhân lực, nhân tài, trong đó đặc biệt là “Lý thuyết Nhân tài 3C” (3C Talent Formula) đang được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới, tỏ ra khả dụng đối với các tổ chức trong việc phát hiện “người giỏi”, từ đó bồi dưỡng, vun đắp họ thành “người tài”, mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội.

 

Giỏi chưa hẳn đã tài!

Lâu nay chúng ta thường quan niệm “giỏi” và “tài” là một cặp song hành, gắn kết khăng khít với nhau. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Dave Ulrich, “giỏi” mới chỉ là điều kiện cần, một người muốn trở thành “nhân tài” thực thụ thì còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác.

 

Một “người giỏi” sẽ không thể là “người tài” khi cái “giỏi” đó là trời phú và chỉ nằm im ở dạng tiềm năng, không được trưng dụng để tạo ra giá trị. Nghĩa là, một người cho dù thông minh, có tố chất đến mấy đi chăng nữa nhưng không chịu làm hoặc không biết cách làm thì vẫn bị coi là không có giá trị.

Ngược lại, cũng có những người giỏi, như trường hợp đã nêu ở đầu bài, tạo ra nhiều giá trị nhưng cũng gây ra không ít hệ lụy, phiền toái thì cũng không thể gọi là “nhân tài”, là “nguyên khí” của tổ chức được.

 

Đánh thức nhân tài bằng “Lý thuyết Nhân tài 3C”

Khảo sát, nghiên cứu trên hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn một nửa số công ty trong danh sách Fortune 500 (được coi là những công ty tinh hoa nhất toàn cầu); phỏng vấn hơn 40.000 nhân sự được coi là “người tài” trên khắp thế giới.

 

Năng lực (Competence)

Một nhân sự được cho là có năng lực khi anh ta có kiến thức, kĩ năng và giá trị phù hợp với công việc của hôm nay và nhất là trong tương lai. Năng lực liên quan tới 3 “đúng”: kỹ năng đúng, vị trí đúng và công việc đúng.

Người tài ngoài việc được đánh giá thông qua lượng giá trị họ tạo ra cho công ty thì còn được đánh giá thông qua khả năng tạo ra những người tài

 

Cam kết – Commitment

Năng lực là không đủ nếu thiếu cam kết! Cam kết có nghĩa là nhân viên sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty. Trên thực tế, có những người rất giỏi, thông minh, thạo việc nhưng do không “chịu làm” hoặc làm không hết mình nên rút cục họ không tạo ra giá trị, đóng góp gì.

 

Cống hiến – Contribution

Trước đây, khi đánh giá người tài thường ta chỉ dừng lại ở 2 yếu tố: năng lực (có khả năng làm việc) và cam kết (có ý chí làm việc). Tuy nhiên, với thế hệ nhân lực hiện nay và tương lai, chừng đó là chưa đủ, người tài còn phải là người biết cống hiến và được ghi nhận.

 

Trong “phương trình 3C” như đã nêu trên, 3 biến được kết nối với nhau theo cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng. Nghĩa là, nếu một biến nào đó bị mất đi, 2 biến còn lại sẽ không thể thay thế được.

Chẳng hạn, người có năng lực kém sẽ không bao giờ là “nhân tài” kể cả khi anh ta có sự cống hiến và hết mình, và ngược lại.

Nói cách khác, nhân tài phải có kỹ năng, ý chí và mục đích và phải thể hiện qua được việc, hết mình và cống hiến.

 

Để khép lại công trình rất có ý nghĩa nhưng lại được trình bày một cách đơn giản, dễ tiếp cận, Dave Ulrich ví von khi nghĩ về nhân tài và phát triển nhân tài thì phải nghĩ đến cả cái đầu (năng lực), bàn tay và đôi chân (chịu làm) và trái tim (sự viên mãn, thăng hoa, cống hiến). Chứ nếu nghĩ nhân tài, theo cách truyền thống, chỉ là “người giỏi” thì không đủ và đã quá lạc hậu.

 

Nguồn: Vietnamnet.vn

Giáo sư Dave Ulrich

·       Giải Nobel Colloquia dành cho những tên tuổi dẫn dắt nền tư tưởng kinh tế và kinh doanh (2010)

·       Một trong 10 nhà tư tưởng sáng tạo nhất thế giới.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

Mối quan hệ thoải mái nhất, hoá ra là “định luật 3 – 7”


MỐI QUAN HỆ THOẢI MÁI NHẤT, 

HOÁ RA LÀ “ĐỊNH LUẬT 3 – 7”

 

Đơn giản là ba phần nói rõ, bảy phần ăn ý; Ba phần giao tiếp, bảy phần bao dung; Ba phần vui vẻ, bảy phần trân quý.

 

Ba phần nói rõ, bảy phần ăn ý

Người không có duyên với bạn, cho dù bạn nói chuyện với anh ta nhiều bao nhiêu thì cũng là “nói nhảm”.

Người hữu duyên với bạn, sự tồn tại của bạn có thể đánh thức mọi cảm xúc của người ấy. Cái gọi là bạn tâm giao, hẳn là như vậy.

 

Cũng giống như câu chuyện tình bạn tri kỷ giữa Du Bá NhaChung Tử Kỳ thời kỳ Xuân Thu vậy.

Bá Nha giỏi đánh đàn cầm, Chung Tử Kỳ giỏi nghe. Phàm những gì Bá Nha suy nghĩ trong lòng, Chung Tử Kỳ đều có thể theo tiếng đàn mà hiểu được.

 

Khi Bá Nha đàn, trong lòng nghĩ đến việc leo lên núi cao. Chung Tử Kỳ khen rằng: “Tuyệt diệu thay! nguy nga như Thái Sơn sừng sững trước mặt ta!”. Khi Bá Nha đàn, trong lòng lại nghĩ đến nước chảy cuồn cuộn, Chung Tử Kì khen rằng: “Tuyệt diệu thay! Mênh mông như sông lớn trước mặt ta!”

 

Sau khi Chung Tử Kỳ qua đời, Bá Nha cực kỳ bi thương, cho rằng trên thế gian này không còn có tri âm. Vì vậy, ông đập vỡ cây đàn yêu quý của mình, thề cả đời không đánh đàn nữa.

 

Nói rõ thì phổ biến, còn ăn ý không phổ biến, bạn bè dễ kiếm, tri kỷ khó tìm.

Ăn ý là cái gì? Ban đầu, ăn ý là một cuộc trò chuyện, nói lên đã hiểu. Về sau, ăn ý là một ánh mắt, nhìn thấy liền sáng tỏ. Tiếp tục về sau, ăn ý là một loại tín niệm, nghĩ đến liền an tâm.

 

Mối quan hệ dễ chịu nhất giữa người và người, là ba phần nói rõ, bảy phần ăn ý.

Hiểu bạn nói bóng gió, cũng hiểu bạn muốn nói lại thôi, hiểu tất cả những ưu sầu, phiền não, vui sướng… của bạn; Có thể cùng bạn bổ sung hỗ trợ, cũng có thể cùng bạn ‘khơi dậy điểm mạnh tránh điểm yếu’, chia sẻ tất cả những nỗi niềm nhỏ to, phức tạp trong cuộc sống..

 

Kiểu ăn ý này, không phải từ bẩm sinh đến, mà là theo từng ngày hòa hợp với nhau.

Với tình yêu và sự quan tâm, dụng tâm quan sát, dụng tâm chú ý đến những cảm xúc thật sự toát ra từ trong ra ngoài.

Dù chỉ là một chén nước, một ánh mắt, một cái ôm, cũng có thể khiến bạn cảm nhận được sự dịu dàng và an tâm tràn đầy.

Ba phần giao tiếp, bảy phần bao dung

Có câu nói rằng: “Không có hai chiếc lá giống nhau, cũng không có hai bông tuyết giống nhau”.

Cho dù đó là tình yêu, hay là tình bạn. Một mối quan hệ bền bỉ và chân thành, cần có sự giao tiếp và bao dung lẫn nhau.

 

Có thể chúng ta đều đã từng ảo tưởng về một mối quan hệ hoàn mỹ, nhưng dần dần chúng ta sẽ hiểu rằng, trên đời này không có ai sinh ra đã có thể bên nhau trọn trời, và cuộc sống luôn có những khó khăn trắc trở.

 

Hai người hòa hợp với nhau, cho tới bây giờ vẫn không có tiêu chuẩn thống nhất.

Tôi hiểu cá tính của bạn, cho nên tôi sẽ không phê phán bạn, bạn hiểu nhu cầu của tôi, cho nên bạn sẽ không phụ lòng tôi.

Thông cảm lẫn nhau, dần dần hiểu nhau, mới là thành quả tốt nhất.

 

Ba phần vui vẻ, bảy phần trân quý

Có người nói rằng:

“Trên đời này, những người thật lòng đối xử tốt với bạn, gặp được một người sẽ mất đi một người. 

Vì vậy, đừng đánh mất một người đối xử tốt với bạn; đừng phụ một trái tim chân thành với bạn”.

 

Tình cảm phần nhiều bắt đầu từ duyên phận, hòa hợp hạnh phúc, nhưng lại bị hủy đi đều là bởi vì không trân quý.

Trên thế gian này, tình cảm chân thành đều kiếm không dễ, cho nên càng cần dụng tâm giữ lấy.

Đạo diễn nổi danh người Đài Loan Lý An từng được phỏng vấn rằng:

“Hạnh phúc lớn nhất của ông ở giai đoạn này là gì?”

 

Lý An trả lời:

“Vợ tôi có thể mỉm cười với tôi, tôi liền thấy trong lòng thoải mái, tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc. Tôi là một người cha, là bậc thầy của người ta, không có nghĩa là tôi đương nhiên được người khác kính trọng. Bạn mỗi ngày vẫn phải tìm kiếm sự tôn trọng của người khác. Bạn phải đạt được một tiêu chuẩn nhất định, bởi vì nguyên nhân này mà khiến tôi không thể lười biếng”.

 

Hóa ra không phải tôi đã trở thành chồng của bạn, hay bố của bạn, thì bạn phải nghe theo tôi, phục tùng tôi. Mà là tôi thực sự cố gắng để trân quý các bạn, để giành được sự tôn trọng của các bạn.

Tôi luôn ghen tị với tình cảm của ông bà tôi, hai người đã yêu nhau rồi gắn bó với nhau suốt mấy chục năm.

Ông tôi thích trồng hoa, bà tôi yêu hoa cỏ. Thế là, ngày hôm sau ông biến khoảnh rau ngoài vườn thành một bồn hoa nhỏ dễ thương.

 

Vào những ngày ông tôi được trả lương hưu, ông luôn đạp xe chở bà đi chợ. Một chiếc kẹp tóc nhỏ và một đôi găng tay trơn, sẽ khiến bà tôi coi như bảo bối.

Chính vì trân quý lẫn nhau mà mọi điều nhỏ nhặt bình thường trong cuộc sống đều có thể khiến lòng người cảm động.

 

Cho dù là một mối quan hệ tình cảm nào, biết cách trân quý, mới xứng đáng nhận được; Chỉ có dụng tâm, mới có thể dài lâu.

Cũng chỉ những ai biết trân quý, mới xứng đáng được nâng niu trong lòng bàn tay;

Chỉ những ai biết trân quý người khác, mới có thể được người khác trân quý và che chở.

 

Theo NTDVN