Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Bạn muốn trở thành người như thế nào?

 

BẠN MUỐN TRỞ THÀNH NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

 

May mắn lớn nhất của cuộc đời, không phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là có người có thể dẫn bạn đi lên một tầm cao mới.

 

Thứ cản bước bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là những mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.

Thay đổi và tạo những mối quan hệ tốt đẹp sẽ xây dựng một nền tảng cuộc sống đẹp và vững vàng hơn, hãy tự tìm cho mình những quý nhân tích cực.

 

Làm bạn với người trung thực – Bạn luôn nhận được sự uy tín.

Làm bạn với người hòa nhã – Bạn học được cách kiềm chế bản thân.

Làm bạn với người thông minh – Bạn sẽ biết nên thu thập kiến thức từ đâu.

Làm bạn với người chu đáo – Bạn sẽ tự học được cách ngăn nắp.

Làm bạn với người dám nghĩ dám làm – Bạn sẽ có động lực vượt qua mọi sợ hãi.

 

Bạn trở thành người như thế nào, không phải do xã hội, không phải do hoàn cảnh, càng không phải do may mắn, mà là do cách bạn cố gắng và chọn lựa mà thôi.

 

Chúng ta đủ lớn, để không đổ lỗi cho bất cứ thứ gì.

Để có cuộc sống hạnh phúc

 

ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC

Cuộc sống có thể được so sánh như hai mặt của một đồng tiền: vui và buồn. Vì vậy, thay vì lạc lối trong con đường theo đuổi hạnh phúc mà không biết đích đến, hãy sống một cuộc sống hạnh phúc hơn bằng cách tham gia vào các hoạt động thường xuyên để mỗi ngày của bạn là một ngày vui.

Thay vì theo đuổi hạnh phúc, đây là những cách tốt hơn để đạt được hạnh phúc thực sự:

1. Làm những gì bạn thích

Theo đuổi hạnh phúc có thể khiến bạn không còn thời gian để tập trung vào bất cứ điều gì khác. Thay vì tiếp tục quá trình mệt mỏi này, hãy tham gia vào điều gì đó mà bạn yêu thích. Đó không phải một cái gì đó phức tạp. Dù là viết lách, vẽ tranh hay đi xe đạp, bạn sẽ hoàn toàn tập trung vào những gì mình đang làm. Và kết quả sẽ là cảm giác thành tựu và thoải mái khi tự mình hoàn thiện những điều mình yêu thích.

2. Giúp đỡ mọi người xung quanh khi có thể

Hạnh phúc có thể đến khi bạn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác. Việc này có thể đơn giản như việc lắng nghe tâm sự khi ai đó cần hoặc làm cho ai đó vui vẻ hơn. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng hạnh phúc khi làm được một điều gì đó tuyệt vời cho người khác.

3. Bỏ qua những kỳ vọng không thực tế

Không ai có một cuộc sống thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên phấn đấu để có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng khi bạn nỗ lực thay đổi cuộc sống của mình, bạn cần loại bỏ suy nghĩ rằng bạn phải hạnh phúc, hãy tin tưởng rằng chúng ta hoàn toàn ổn khi có một cuộc sống bình thường với những khoảnh khắc vui vẻ thực sự.

Vì vậy, nếu bạn đang buồn, hãy chấp nhận cảm xúc này. Nếu bạn hạnh phúc, hãy nắm bắt nó. Đừng cố gắng từ chối cảm xúc của bạn vì suy cho cùng, chúng luôn tồn tại.

4. Hạnh phúc không nên gắn liền với thành tích

Đạt được mục tiêu sẽ đem lại những cảm giác thành tựu và vui sướng. Tuy nhiên, điều này trở thành một vấn đề khi chúng ta quy chụp thành tích là hạnh phúc, và hạnh phúc là khi đạt được những thành tích. Sự vắng mặt của thành tựu không nên tương đương với sự thiếu vắng của hạnh phúc.

Theo Lifehack

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn

 

THUẦN TUÝ CỐ NHIÊN RẤT ĐẸP, THẾ NHƯNG CỘNG SINH HÀI HOÀ LẠI CÀNG TỐT HƠN

 

Bài văn đạt điểm tuyệt đối 150/150 trong kỳ thi đại học ở Trung Quốc Năm 2019.

Đề: Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).

 

“Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.”

—–

Thí sinh đạt điểm tuyệt đối đã đặt tựa đề:

“Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác”.

 

Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.

Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.

 

Từ đây Tom hiểu được một đạo lý: Thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn

 

Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.

 

Vật đã thế, con người càng thế…

Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.

 

Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?

Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.

Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.

 

Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”

 

Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.

Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”

 

Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.

 

Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.

 

Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.

 

Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.

 

Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.

 

Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”

Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.

 

Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!