Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Nữ sinh mồ côi chinh phục trường tốp đầu của Mỹ

 

Em Nguyễn Hà Vy, cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.

NỮ SINH MỒ CÔI CHINH PHỤC TRƯỜNG TỐP ĐẦU CỦA MỸ

Hà Vy sinh ra và lớn lên ở phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Bố mất sớm, một mình mẹ tảo tần nuôi 2 anh em ăn học nên Hà Vy sống tự lập và định hướng con đường tương lai cho mình.

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Hà Vi, cựu học sinh lớp chuyên Anh K23 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh vỡ òa khi chinh phục học bổng toàn phần trị giá 7,3 tỷ đồng của ĐH Stanford (Mỹ).

 “Lúc nhận được thư từ Stanford vào đầu tháng 3, em chỉ nghĩ đó là thư yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ hoặc thậm chí là báo trượt nên chẳng vội vàng mà mấy ngày sau mới mở ra. Đến hôm mở ra thấy dòng chữ “chúc mừng”, em giật mình, không tin và lúc đó như dở khóc dở cười vì sung sướng”, Hà Vi nhớ lại cảm giác khi nhận tin trúng tuyển ĐH Stanford.

Giành được học bổng “mơ ước” của nhiều bạn trẻ lên đến 7,3 tỷ đồng, nhưng khởi đầu của Hà Vi không mấy suôn sẻ.

 


"Giấc mơ không lung linh"

Từ đầu năm lớp 11, Vi đã “săn” học bổng các Trường Liên kết Thế giới (United World Colleges- UWC) nhưng không được chấp nhận. Cuối năm 11, Vi bắt đầu tìm hiểu về học bổng du học Mỹ và nộp đơn vào một số trường nhưng chỉ được nhận với mức hỗ trợ rất ít.

“Khi đó em nhận ra, thất bại là một cách để tự nhìn nhận lại bản thân và xem liệu mình có đang nghiêm túc với hành trình đã chọn hay không”, Hà Vi kể.

Quyết tâm là vậy, thế nhưng, kết thúc 12 năm đèn sách, ước mơ của nữ sinh Hà Tĩnh vẫn chưa thành hiện thực. Hà Vi quyết định dành thêm một năm nữa để "làm lại từ đầu".

.

Hà Vi tham gia và trở thành một tình nguyện viên, thực tập sinh tích cực hỗ trợ nghiên cứu tại các tổ chức giáo dục, tâm lý tại Việt Nam và nước ngoài (ở Mỹ bằng hình thức online).

Hà Vi kể, thực tế để đến được với suất học bổng ngày hôm nay, suốt 3 năm kể từ lần thất bại đầu tiên khi đang học lớp 11 (năm 2018 đến năm 2020), em đã nhận hơn 20 lá thư từ chối.

Vi cũng từng gặp phải những ánh mắt hoài nghi và cả những lời khuyên từ bỏ, nhưng em không nản lòng. Em đã vượt qua tất cả bởi sự quyết tâm và sự động viên của mẹ.

.

Nữ sinh tự nhận bản thân bắt đầu từ con số 0 - không người hướng dẫn, không ai ủng hộ, không giải quốc tế, không ở trong đội tuyển quốc gia, cũng không nhận sự hỗ trợ từ trung tâm du học. Tuy nhiên, theo Vi, chính sự bắt đầu muộn đó càng khiến em tự nhủ bản thân cần phải nỗ lực gấp 10, 20 lần so với những bạn khác. Khi nghe ai nói rằng em không thể làm được đâu, Vi chỉ im lặng và tiếp tục nỗ lực của mình.

.

“Những gì mọi người nhìn thấy là lá thư gọi nhập học của Stanford, nhưng những gì em và người thân yêu thấy là hơn 20 lá thư từ chối từ những năm trước. Khi em chọn tự mình đi con đường này, em chấp nhận mất hết và bắt đầu lại từ đầu, chấp nhận luôn cả những ánh mắt hoài nghi mọi người đổ dồn lên em. Nhưng những lúc đó, chỉ cần có một người ủng hộ và tin em thôi là cũng đủ”, Vi nói.

.

Mỗi người đều có một câu chuyện

“Mọi người đều có câu chuyện riêng, và không ai có thể tự tạo câu chuyện ấy cho ta ngoài bản thân mình”, cô bạn chia sẻ.

Trong quá trình làm hồ sơ, em không đặt nặng xếp hạng của trường, chỉ chú trọng sự phù hợp, khả năng hòa nhập của bản thân nếu trúng tuyển. Vi ứng tuyển ĐH Stanford chỉ vì thích trường và hệ thống bài luận của trường.

Trong các bài luận, Hà Vi thường nói về giáo dục, phụ nữ, những trăn trở về thứ gọi là quy chuẩn của xã hội và cách mọi người đang bị bó hẹp trong giới hạn. Cô cũng viết về cách bản thân nhìn nhận cuộc sống cùng mối quan hệ giữa người với người qua các thời kỳ.

.

Kinh nghiệm của Hà Vi là bộ hồ sơ du học đạt yêu cầu là bộ hồ sơ có tính thống nhất về mọi thứ. Việc làm hồ sơ cũng giống như mình tóm tắt một cách ngắn gọn câu chuyện đời mình. Chính vì thế, từ bài luận đến hoạt động ngoại khoá, học thuật, hay những tài liệu gửi thêm cho trường, Hà Vi luôn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự chia sẻ yêu thương đến với những người xung quanh.

.

Em dự định theo học ngành Giáo dục và Tâm lý học và học thêm một ít về nghệ thuật.

“Nhưng em cũng luôn chào đón những cơ hội được học ở các lĩnh vực mới trước khi chốt ngành vào cuối năm 2”, Vi chia sẻ.

.

Theo Vietnam.net


Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Làm sao đừng đánh mất tình yêu? - Osho.

 

LÀM SAO ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU? - OSHO.


Tình yêu xuất hiện trong muôn mặt của đời sống. Yêu một người có thể không phải việc khó, nhưng làm sao để duy trì tình yêu lành mạnh và khiến bạn hạnh phúc khi yêu mới khó.

 


Theo đạo sư Osho:

Từ bỏ cái tôi và ngừng kiểm soát tình yêu

Osho liên tục nhấn mạnh rằng để yêu một người, việc đầu tiên chúng ta cần làm là từ bỏ cái tôi của mình và yêu người như chính bản thân mình. Đừng đòi hỏi, đừng kỳ vọng bởi đó chính là những tác nhân giết chết tình yêu.  

.

Tình yêu vốn rất giản dị. Tình yêu phải trong sáng, chân thành, và phải là sự cho đi vô điều kiện. Ấy nhưng đa số chúng ta lại muốn giành quyền kiểm soát tình yêu. Chúng ta gượng ép tình yêu theo khuôn thước chúng ta mong muốn và đau khổ khi điều đó không diễn ra như những gì chúng ta kỳ vọng. Bởi khi chúng ta ép buộc, tình yêu sẽ đến trong hình hài tệ hại và xấu xí vô cùng. 

.

Con người không ngừng đấu tranh để giành quyền kiểm soát. Tình yêu không thể nở hoa trong một bầu không khí như thế. Đóa hoa tình yêu chỉ có thể bung nở khi không có cái tôi, khi không có nỗ lực giành quyền kiểm soát, khi bạn không tìm cách trở thành ai đó mà sẵn sàng không là ai cả…

.

Một tình yêu thật sự cũng sẽ thay đổi

Trong cuộc sống, mọi thứ luôn thay đổi, và đó chính là vẻ đẹp của nó; nó cho bạn ngày càng nhiều trải nghiệm, ngày càng nhiều sự tỉnh thức, ngày càng nhiều cơ hội để trưởng thành. Chắc hẳn chúng ta đều hiểu rằng không có gì là mãi mãi. Nhưng rồi chúng ta lại mong rằng tình yêu là vĩnh cửu.

.

Địa ngục được tạo ra bởi vì bạn kỳ vọng thiên đường. Khi mong cầu tình yêu là mãi mãi, người yêu mình không bao giờ đổi thay, chúng ta tự đẩy mình vào trạng thái bất an, lo lắng vì sợ mọi thứ sẽ không diễn ra như vậy. Tình yêu dần trở thành thứ yếu, sự lâu bền trở thành mối quan tâm hàng đầu. Tình yêu là một đoá hoa mỏng manh mà chúng ta không thể nào ép nó sống mãi. 

Tình yêu thật sự cũng bất định như cuộc sống. Một tình yêu thật sự cũng sẽ thay đổi.

Tình yêu không phải sự chiếm hữu

Tình yêu nên tự do như chim bay trên bầu trời. Một tình yêu thật sự đem lại cho bạn sự tự do, cho bạn tung cánh, giải phóng bạn. Khi bước vào tình yêu, đừng cố gắng chiếm hữu đối phương. Bởi khi cố gắng ràng buộc, sự ghen tuông sẽ nảy sinh và bóp nghẹt tình yêu thật sự. Hãy học cách tôn trọng cảm giác của người khác và chấp nhận đối phương như họ vốn là; cho nhau một không gian riêng, trao cho nhau lòng tin và sự tự do.  

Và một khi được hoàn toàn là chính mình, bạn sẽ cảm thấy biết ơn người đã giúp bạn. Anh ấy đã giúp bạn tự do, cô ấy đã giúp bạn tự do, và tình yêu không phải sự chiếm hữu. Chính kiểu tình yêu này sẽ giúp đối phương hoàn thiện và cùng nhau trưởng thành trong tình yêu.

.

Chỉ cần bạn hạnh phúc, mọi thứ sẽ ổn thôi

Trong cuộc sống hay tình yêu, bạn phải luôn quan sát, bởi vì nếu không cảm thấy hạnh phúc trong bất kỳ tình huống nào, bất kỳ trạng thái nào, bạn phải bước ra khỏi nơi đó. Bằng không, nó sẽ trở thành thói quen, và dần dần bạn sẽ mất đi sự nhạy bén. Bạn sẽ mãi đau khổ và sống trong đó, thường chỉ bộc lộ sự thiếu quan tâm, thiếu nhạy bén. Hãy luôn nhớ đánh giá mọi việc bằng cảm nhận hạnh phúc từ nội tâm của bạn. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc, mọi thứ đều ổn.

Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc, khi đó bất cứ việc gì bạn làm cũng đều sai ở đâu đó. Càng ở lâu trong đó, bạn càng không tỉnh thức, và bạn hoàn toàn quên mất rằng cảm giác đau khổ tiếp diễn là nhờ có sự hợp tác của bạn. Nó cần sự hợp tác của bạn tự thân nó không thể tồn tại.

.

Hãy yêu, nhưng đừng kỳ vọng - hãy cho đi. Hãy yêu, nhưng nhớ rằng tình yêu của bạn không nên trở thành nhà tù giam hãm người khác. Hãy yêu, nhưng đừng sở hữu và đừng bị sở hữu. Hãy bảo vệ sự tự do và đừng đánh mất tình yêu.

------.

Osho là một trong các bậc thầy tâm linh được nhắc tới nhiều nhất và gây nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Người ta gọi ông là đạo sư, luận sư, thiền sư, nhà triết học…Truyền thông Ấn Độ xếp ông vào danh sách 10 người đã thay đổi vận mệnh đất nước này.

Điều bạn cần làm không phải là học cách yêu,…

 

“ĐIỀU BẠN CẦN LÀM KHÔNG PHẢI LÀ HỌC CÁCH YÊU, MÀ LÀ LOẠI BỎ NHỮNG CÁCH ĐÁNH MẤT TÌNH YÊU”- OSHO

 

Phân biệt tình yêu tự thân và tình yêu nuôi dưỡng

Tình yêu không thể nào là thứ phải đạt được, nó không thể là thứ có thể vun trồng. Tình yêu được vun trồng không thể nào là tình yêu. Nó sẽ không phải là một bông hồng thật, nó sẽ là một bông hoa giả. Khi bạn học điều gì đó, có nghĩa là nó đến từ bên ngoài, nó không phải là sự phát triển tự thân. Tình yêu phải là thứ phát triển từ bên trong bạn để trở nên chân thật và đáng tin cậy.

 

Tình yêu không phải là kiến thức cần học hỏi mà là sự phát triển. Điều bạn cần làm không phải là học cách yêu, mà là loại bỏ những cách đánh mất tình yêu. Những rào cản đó phải được loại bỏ, những trở ngại đó phải bị phá hủy - khi đó, tình yêu mới là bản thể tự nhiên, không gò bó của bạn. Một khi các trở ngại đã bị loại bỏ, những tảng đá đã được di chuyển ra khỏi con đường, tình yêu bắt đầu tuôn tràn. Tình yêu đã ở đó, ẩn sau nhiều tảng đá. Mùa xuân tình yêu đã hiện diện ở đó. Nó chính là bản thể của bạn.

--------

Osho là một trong các bậc thầy tâm linh được nhắc tới nhiều nhất và gây nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Người ta gọi ông là đạo sư, luận sư, thiền sư, nhà triết học…Truyền thông Ấn Độ xếp ông vào danh sách 10 người đã thay đổi vận mệnh đất nước này.