Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Mọi người trên trần gian đều tìm kiếm hạnh phúc

 

MỌI NGƯỜI TRÊN TRẦN GIAN ĐỀU TÌM KIẾM HẠNH PHÚC

Hạnh phúc là điều mà bất cứ ai trong chúng ta đều theo đuổi, bằng cách này hay cách khác. Có người coi thành công là hạnh phúc, có người chọn sự giàu có để hạnh phúc hay có người đơn giản chỉ tìm kiếm sự bình yên là hạnh phúc.

Có lẽ những người tìm kiếm hạnh phúc kì quặc nhất là những triết gia.

Dưới đây là định nghĩa về hạnh phúc của các nhà triết học

1. Nếu luôn cảm thấy thất vọng, tức là bạn đang sống với quá khứ. Nếu luôn lo lắng, tức là bạn đang sống với tương lai. Chỉ khi nào cảm thấy bình yên, bạn mới đang sống với hiện tại - Lão Tử, năm 600 trước Công nguyên.

Nhà hiền triết Trung Quốc cho rằng, người hạnh phúc nhất là người luôn nỗ lực đạt được thành công bằng khả năng của chính mình. Họ sống với thực tại, không lo lắng về tương lai và không nuối tiếc quá khứ.

2. Khi nghĩ đến những điều tốt đẹp, con người sẽ sống hạnh phúc hơn – Khổng Tử, năm 500 trước Công nguyên.

Theo nhà hiền triết Trung Quốc, hạnh phúc là sự thỏa mãn của bản thân, chứ không phải sao chép từ người khác.

3. Hạnh phúc là khi con người muốn đạt được những thứ nằm trong tầm với của mình. Hãy mơ những gì có thể đạt được và từ bỏ những thứ ở xa tầm với - Seneca, thế kỷ IV trước Công nguyên.

Trong cuộc sống, ai cũng có những mục tiêu nhất định và cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Do vậy, để sống hạnh phúc, bạn hãy đặt ra những mục tiêu nằm trong khả năng của mình chứ đừng “mơ mộng viển vông”.

4. Bí mật của hạnh phúc không nằm ở việc bạn tìm kiếm nó, mà là việc bạn hưởng thụ hạnh phúc như thế nào - Socrates, năm 450 trước Công nguyên.

Hạnh phúc không đến từ những yếu tố bên ngoài như phần thưởng hay sự ghi nhận, nó đến từ chính bản thân mỗi người, sự cố gắng, nỗ lực và những thành quả mà bạn tạo ra.

5. Những người tìm kiếm hạnh phúc trên chính đôi chân của mình, chứ không phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác, luôn là những người hạnh phúc nhất - Plato, thế kỷ IV trước Công nguyên.

Theo Plato, hạnh phúc là sự phát triển cá nhân. Đó là sự hài lòng về những thành quả mà bạn đã đạt được từ sự nỗ lực của chính bạn thân; chẳng hạn như chạy được quãng đường xa hơn, đọc được nhiều sách hơn năm ngoái…

6. Hạnh phúc phụ thuộc vào chính bạn - Aristotle, năm 300 trước Công nguyên.

Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại, quan điểm về hạnh phúc không giống như chúng ta vẫn tưởng. Hạnh phúc không phải là món quà mà người khác đem đến cho bạn. Đó là thứ bạn tạo ra bằng chính đôi tay và sự nỗ lực của bản thân.

7. Hạnh phúc là khi quyền lực tăng lên và bạn có thể kiểm soát mọi thứ - Friedrich Nietzsche, cuối thế kỷ 19.

Với Nietzsche, hạnh phúc có thể kiểm soát được mọi thứ xung quanh. Nhà triết học người Đức cho rằng, khi hạnh phúc đồng nghĩa với quyền lực tăng lên, bạn có thể quyết định mọi việc trong tầm tay.

8. Sự do dự trong tình yêu sẽ giết chết hạnh phúc thực sự - Bertrand Russell, năm 1800.

Với một người yêu toán học, khoa học và logic như Bertrand Russell thì hạnh phúc là thứ hoàn toàn có thể đo đếm được.

9. Hãy học tìm kiếm hạnh phúc bằng cách giảm bớt nhu cầu chứ không phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu - John Stuart Mill, sinh năm 1806.

Điều quan trọng nhất của hạnh phúc đó là thay vì theo đuổi sự đầy đủ về vật chất, bạn hãy giảm bớt những nhu cầu không cần thiết và dùng mọi thứ đúng mục đích.

10. Hạnh phúc giống như một con bướm, bạn càng đuổi theo nó, nó càng lẩn khỏi bạn. Nhưng nếu bạn không để ý đến nó, nó sẽ đến và đậu nhẹ nhàng trên vai bạn – Henry David Thoreau. sinh năm 1817

Luôn theo đuổi chủ nghĩa thực tế, nhà hiền triết này cho rằng, khi để mọi thứ diễn ra tự nhiên, hạnh phúc sẽ tự tìm đến.

Đọc sách khó, đọc người còn khó hơn


 ĐỌC SÁCH KHÓ, ĐỌC NGƯỜI CÒN KHÓ HƠN


Thế giới chính là một đại sân khấu, ở đó mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người so với việc đọc sách còn khó hơn nhiều…

 

Có người, dưới ánh nắng mặt trời chói chang lại nguyện ý cho bạn mượn dù, nhưng lúc trời đổ mưa lại lặng lẽ bật dù đi trước.

Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không nên oán trách họ, bởi vì họ chính là không muốn bị dầm mưa. Hơn nữa, chiếc dù đó chính là của họ, họ cũng không muốn gánh vác khó khăn của người khác. Vậy bạn có thể nói gì đây? Tốt nhất vẫn là tự mình nên mang theo một chiếc dù dự phòng.

 

Có người, tại thời điểm mà bạn có quyền thế, liền vây quanh bạn không rời; nhưng khi bạn rời khỏi chức vị hoặc không còn quyền thế, họ liền lặn mất tăm.

Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không cần lý giải họ, bởi trước đó họ vì muốn đạt được mục đích gì đó mà ca ngợi bạn, nhưng hiện tại bạn không có khả năng đó nữa rồi, thì cũng không cần phải ở bên cạnh bạn để ca tụng nữa.

 

Có người, khi ở trước mặt bạn thì thổ lộ hết tâm tình, lời nói như nước chảy êm đềm, nhưng ở dưới đáy sông lại ẩn nấp một mạch nước ngầm bất tịnh.

Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng căm hận họ, bởi vì phàm là người mà dùng mặt nạ dối trá đến lừa gạt người khác, thì cuộc sống đều rất gian nan, đôi khi sẽ bị kẻ cao tay hơn lừa gạt lại. Bạn nên thông cảm cho phương thức sống của loại người này, chờ đợi nhân tính của họ quay lại và tự biết xét mình.

 

Có người, tại thời điểm bạn vất vả cần cù gieo hạt, thì họ khoanh tay đứng nhìn, không chịu tưới xuống dù chỉ một giọt mồ hôi. Như khi bạn thu hoạch, họ lại không hề tỏ vẻ xấu hổ mà lấy các loại lý do để tới phân chia thành quả với bạn.

Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng phản cảm, bởi vì có người chịu cùng bạn chia sẻ mùa thu hoạch ngọt ngào đã là vui rồi, mặc kệ họ mang theo cái tâm gì, chúng ta đều vui vẻ hoan nghênh. Bạn lặng lẽ cho họ biết thế nào là hy sinh, thế nào hưởng thành quả sau những nỗ lực, để cho họ biết được thế nào là tự tôn và tự ái.

 

Có người rất chú trọng chải chuốt bề ngoài, cách ăn mặc thể hiện là một người sang trọng quý phái, mà ở sâu trong nội tâm lại trống rống, tràn ngập vô tri cùng ngu muội.

Đọc người này, bạn ngàn vạn lần đừng khinh bỉ họ, bởi vì họ không hiểu trang phục vốn là của thợ may chế tác đấy. Mà người trí thức thì tiền bạc chỉ là công cụ, phẩm đức và khí chất mới là giá trị đích thực của đời người.

 

Người với người ở chung cần có sự thấu hiểu, sự tín nhiệm. Đối đãi người khác thêm một phần tha thứ, bạn sẽ phát hiện cuộc sống sẽ có thêm một phần vui vẻ đang chờ đợi mình.

Nhân sinh cả đời, viết chính mình để cho người khác đọc…

Thế giới là một đại sân khấu, mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người khác chính là để đối chiếu chính mình.

 

Một quyển sách hay chính là một người bạn, một người bạn càng là một quyển sách hay.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Cuộc sống cân bằng

 

Cuộc Sống Cân Bằng

.

Chúng ta đều biết thiền có khả năng chữa bệnh, thậm chí có thể chữa bách bệnh. Vậy cơ chế của nó như thế nào? Và chúng ta nên đối xử với thân thể này như thế nào khi đau ốm mới là đúng?

.

1. Thân này lúc khỏe mạnh lúc ốm đau, lúc khỏe mạnh thì năng lượng tràn đầy, niềm vui phơi phới, đi lại như bay. Lúc ốm yếu thì chán chường, mệt mỏi, người như đeo đá tảng, chân lê dép đi xoèn xoẹt.

2. Thân này lúc khỏe mạnh ăn gì cũng ngon, làm gì cũng vui, chơi gì cũng thích, đầu óc sáng suốt, minh mẫn. Lúc ốm đau cơm không ngon, canh chẳng ngọt, mất đi vị giác, đầu óc ủ dột, gì cũng không muốn làm.

Tại sao vậy? Vì khi tần số cao chúng ta sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, thân thể nhẹ nhàng. Khi tần số thấp là rung động giảm, thân thể thiếu năng lượng nên hoạt động chậm chạp, hệ miễn dịch suy giảm, lưỡi rung động chậm khiến khả năng cảm nhận vị giác tinh tế biến mất và chúng ta không cảm thấy ngon miệng.

.

Đây chính là cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tại sao khi ốm cơ thể không muốn cho chúng ta ăn? Cơ chế thuận tự nhiên này hẳn phải có nguyên nhân của nó?

Tất nhiên rồi, trên đời này không có gì sinh ra mà không có lý do của nó. Khi cơ thể bạn đau yếu tức là đang có một bộ phận nào trục trặc hoặc bị tấn công. Có thể là virus, vi khuẩn hoặc độc tố. Lúc đó cơ thể của bạn sẽ nóng lên, đặc biệt là vùng bệnh để tăng tần số rung động và xử lý vấn đề của khu vực đó.

Bạn cũng phải biết rằng khi bạn ăn uống bộ máy tiêu hóa phải hoạt động (cái gì hoạt động cũng cần năng lượng), điều này khiến cơ thể không thể tập trung toàn tâm toàn lực cho việc chữa lành vì năng lượng bị phân tán.

.

Bạn hãy quan sát chó mèo xem, khi chúng ốm chúng bỏ ăn, đây là bản năng sinh tồn của động vật. Con người chúng ta lại đi ngược lại với điều này, ốm đau ăn thật nhiều cho mau khỏi, thật phản khoa học.

Khi ốm thì thức ăn tốt nhất mà bạn nên ăn chỉ có thể là: cháo trắng + muối. Muối là tinh hoa của biển, có khả năng khử khuẩn tự nhiên. Cháo trắng là hồ của gạo, là thứ dễ hấp thu nhất với ít sự cố gắng nhất của bộ máy tiêu hóa.

Hãy luôn nhớ rằng niềm vui tạo ra năng lượng, khi bạn ăn một bữa ăn ngon, bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu suốt cả buổi, còn ăn thứ bạn không thích lại cứ ấm ách, khó chịu. Điều này hẳn có nguyên nhân chứ?

Vâng hãy quan sát tiếp, khi bạn đang ăn thịt tôi bắt bạn chuyển sang ăn thuần chay, cơ thể bạn lập tức phản ứng dữ dội, nó luôn cảm thấy mệt lử, đói, thèm thịt, thiếu năng lượng. Còn khi bạn đang là người ăn thuần chay bạn nhìn miếng thịt đã thấy ghê rồi chứ đừng nói đến ăn. Tất nhiên bạn vẫn khỏe mạnh, thậm chí trên cả mức bình thường nếu so với người ăn thịt.

.

Bạn thấy đó, khi bạn ăn thứ cơ thể muốn tức là thứ cùng tần số dao động với nó (cơ thể cộng hưởng). Vì đồ ăn chay tần số cao, người ăn thịt tần số thấp, 2 thằng này gặp nhau không sinh ra cộng hưởng và bạn chẳng thu được năng lượng dẫn đến mệt mỏi, uể oải.

Vậy thì sao? Hãy ăn thứ mà cơ thể bạn muốn, đừng thấy người ta bảo cái này rung động cao, cái kia nhiều chất bổ mà ăn vào. Nếu cơ thể bạn không thể cộng hưởng tần số thì có nạp bao nhiêu vào nó cũng trôi đi hết. Đây chính là lý do người này dùng rhuốc có tác dụng, người khác thì không (hợp thầy hợp thuốc).

.

Hãy luôn lắng nghe cơ thể, đó chính là bí kíp tăng tần số rung động của thuật dưỡng sinh. Cơ thể này cần cái gì nó sẽ thèm cái đó. Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng, khi bạn tu thiền, tần số bạn cao lên mỗi ngày thì sở thích của bạn cũng theo đó mà thay đổi. Đến một ngày bạn sẽ chỉ thích ăn thuần chay mà thôi.

Khi bạn đang giảm tần số do đau ốm, buồn chán, đau khổ nếu có ai đến cho bạn niềm vui, hay là trúng vietlot chẳng hạn. Lập tức bạn sẽ thấy mình được tiếp thêm năng lượng, cơ thể bỗng nhiên tràn đầy sức sống, tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Bạn thấy đó sức mạnh của niềm vui thật không thể xem thường.

Còn khi bạn đang vui vẻ ai đó đem tin dữ đến trong khi bạn vẫn chưa thoát khổ thì thật là thảm họa. Hãy học cách thoát khổ để không còn bị mất năng lượng nữa các bạn nhé.

.

Đau yếu ở đâu là do tế bào chỗ đó rung động tiêu cực, do bên trong đang chứa độc tố. Mà tế bào nó như cái công tắc on off. Nó rung động thấp thì bạn thấy chỗ đó kém thoải mái. Nó đang rung động tiêu cực thì không thể ngay lập tức chuyển nó sang tích cực được.

Hãy nghĩ xem, khi 100% tế bào của bạn rung động bình thường bạn cảm thấy bình thường, khi 50% hạnh phúc 50% bình thường bạn cảm thấy hạnh phúc bằng 1 nửa người 100% tế bào hạnh phúc.

Tu chính là có thể chuyển hóa trạng thái cảm xúc của tế bào theo chủ ý của tâm. Đó là lý do người càng tu cao, thân tâm càng an lạc, hạnh phúc.

.

Làm thế nào để cân bằng? Hãy ngừng việc tạo ra các nghiệp mới, thanh lý các nghiệp cũ. Để làm được điều này chúng ta cần nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện.

Trong vũ trụ nhị nguyên này thì không có ai là toàn thiện và cũng không có ai là toàn ác cả. Nếu có 1 người xấu ơi là xấu, liệu bạn có tìm được một vài điểm tốt đẹp để nghĩ về họ? Nếu không làm được đó chưa phải là nghĩ thiện. Chưa nghĩ thiện thì không thể có nói thiện, làm thiện được. Nếu có chúng chỉ là giả tạo. Mà giả tạo thì không thật tâm rồi.