Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

3 loại thuốc kì diệu dùng trong trị liệu tự nhiên

 

3 LOẠI THUỐC KÌ DIỆU DÙNG TRONG TRỊ LIỆU TỰ NHIÊN

Đời sống con người và bệnh tật, dường như là một sự song hành cùng nhau kể từ khi loài người ra đời và tồn tại. Con người, trong sự tồn tại của mình, luôn luôn tìm cách thoát ly khỏi tình trạng bệnh tật, ốm đau, mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần. Có lẽ, cũng vì lý do này mà nghề Y được cho là nghề có lịch sử lâu đời nhất trong lịch sử, Với những kiến thức và kinh nghiệm đó, mà mỗi một cộng đồng người, lại tạo ra cho mình và cho đồng loại những phương thuốc khác nhau, có những phương thuốc nhìn thấy được và có những phương thuốc không nhìn thấy được, có loại trong đó có nguồn gốc từ hoá chất nhân tạo, có loại có nguồn gốc từ hoá chất tự nhiên, có loại thì không phải là hoá chất mà là năng lượng hoàn toàn tự nhiên. 

.

Con người, có nguồn gốc tự nhiên, được sinh ra và lớn lên nhờ vào tự nhiên, chính vì thế bản thân con người từ cấu trúc cho tới hoạt động chức năng cũng phù hợp với tự nhiên.
Vậy phương thuốc nào có thể hàn gắn, tái lập lại sự kết nối của những cơ quan, bộ phận bị bệnh vào dòng chảy năng lượng trong cơ thể, cũng như là dòng chảy năng lượng từ bên ngoài, sẽ là phương thuốc tuyệt vời dành cho việc điều trị bệnh theo cách tự nhiên.

1. Đầu tiên là phải nói đến BÀN TAY: là một kho báu trong việc trị liệu, bàn tay có khả năng chuyển hoá năng lượng, kết nối năng lượng, dẫn dắt năng lượng, điều hoà năng lượng của những nơi thiếu hay rối loạn giúp nó nhập vào dòng chảy năng lượng tự nhiên. Nếu bạn bị đau ở một chỗ nào đó, tức là vùng năng lượng nơi đó đã bị nghẽn, ứ, trệ hoặc giảm đi, bạn hãy thử đặt bàn tay lên vùng bị đau, sau vài phút, bạn sẽ thấy nơi đó ấm lên và cơn đau dần biến mất. Thực sự cơn đau không biến mất, mà chính là do sự tái lập lại sự tuần hoàn năng lượng trong toàn bộ cơ thể với nơi bị đau.

2. Công cụ thứ hai là cảm xúc, tình cảm, cảm giác…: tất cả những hoạt đông tinh thần này, đều được cấu tạo nên bởi năng lượng, nó liên hệ khăng khít với thân thể chúng ta như da của lòng bàn tay và mu bàn tay vậy. Sự thông cảm, lòng yêu thương, mong muốn chia sẻ, sự hào hiệp, cảm giác bằng lòng… sẽ là những liều thuốc năng lượng vô giá cho cơ thể mỗi chúng ta, cứ mỗi cảm xúc, tình cảm tích cực, dễ chịu được sinh ra và tồn tại, thì nó sẽ làm dòng chảy năng lượng trong cơ thể chúng ta trở nên hiền hoà hơn, êm đềm và tĩnh lặng hơn.

3. Công cụ cuối cùng là SUY NGHĨ: đây là nguồn năng lượng rất mạnh mẽ. Suy nghĩ độc hại làm phá huỷ, còn suy nghĩ xây dựng và sáng tạo giúp chữa lành bệnh. Sau khi giải thoát khỏi các suy nghĩ có hại, chúng ta cần đưa những ý nghĩ tốt đẹp sáng tạo vào công việc và hướng chúng trong việc làm lành bệnh và trẻ hoá, đây chính là quá trình trị liệu căn nguyên mọi bệnh tật.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Vua nước Việt xưa làm gì khi quốc gia gặp thiên tai, ngập lụt?

  

Lũ lụt ở Quảng Trị ngày 13/10/2020 (ảnh: Reuters).

VUA NƯỚC VIỆT XƯA LÀM GÌ KHI QUỐC GIA GẶP THIÊN TAI, NGẬP LỤT?

Người xưa cho rằng, Thiên tử chính là được lệnh Trời mà xuống dẫn dắt dân chúng, là “Phụng Thiên thừa vận, thụ mệnh vu Thiên” (tuân phụng Trời thuận theo vận Trời, vâng theo mệnh lệnh từ Thiên thượng) mà xuống giúp dân. Thế nên kẻ làm Thiên tử cũng chỉ là được cấp cho chút năng lực mà giúp đỡ dân chúng. Việc của Thiên tử là gây dựng đời sống ấm no, giáo huấn dạy dỗ lương dân. Nếu trái mệnh, ắt sẽ không có chiếu cố mà bị tước bỏ Thiên mệnh. Bậc quân vương do đó phải luôn tu dưỡng đạo đức, nếu có điều sai sẽ được cảnh báo từ Thiên thượng, và thiên tai chính là một lời cảnh báo rõ ràng nhất.

.

Lê Thánh Tông

Tháng 8 năm Tân Hợi (1491), trời mưa nhiều ngày gây ngập úng nặng, vua Lê Thánh Tông sai quan các địa phương chỉ huy việc khơi thông nước để cứu lúa mạ. Vua còn họp bàn với triều thần và nói với họ rằng:

“…Vì chính trị thiếu sót nên Trời làm tai biến, đó là lỗi của trẫm mà thành ra thế, chứ nhân dân có tội gì đâu. Có phải vì trẫm đức tín chưa khắp đến dân, lòng thành chưa thấu đến Trời mà đến thế chăng?”.

Lê TháI Tông

Trước đó, trong lịch sử Việt Nam cũng đã có rất nhiều vị vua xuống chiếu tự trách tội sau những biến cố hạn hán, mất mùa, thiên tai kỳ dị như sao sa, động đất…

Ngày 27 tháng 5 năm Mậu Ngọ (1438) vì có nhiều thiên tai, vua Lê Thái Tông đã xuống chiếu tự trách tội. Bài chiếu có đoạn:

Mấy năm nay hạn hán, sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện. Khoảng tháng 4, tháng 5 năm nay, nhiều lần sét đánh vào vườn cây trước cửa Thái miếu ở Lam Kinh. Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai họa, nhất định là có duyên do trong đó. Có phải do trẫm không lo sửa đức để mọi việc bê trễ hay là do quản tể phụ bất tài xếp đặt không điều hòa? Hay là dùng người không đúng, để người tốt kẻ xấu lẫn lộn? Hay là hối lộ công khai mà việc hình ngục có nhiều oan trái? Hay là làm nhiều công trình thổ mộc để sức dân mỏi mệt? Hay là thuế khóa nặng nề mà dân túng thiếu? Trẫm tự trách tội mình, đại xá cho thiên hạ. Tất cả các đại thần, các quan văn võ các ngươi nên chỉ ra những lầm lỗi kể trên, cứ thẳng thắn nói hết, đừng kiêng nể gì. Nếu có điều gì tiếp thu được, nhất định sẽ khen thưởng cất nhắc, dẫu có ngu đần vu khoát, cũng không bắt tội. Ngõ hầu có thể lay chuyển lòng Trời, chấm dứt được tai biến, để nước nhà mãi mãi hưởng phúc lớn vô cùng vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư).

.

Lê Nhân Tông

Vua Lê Nhân Tông lên ngôi báu khi tuổi còn rất trẻ nhưng đã sớm hiểu trọng trách nặng nề của một bậc Thiên tử. Ngày mồng 2 tháng 2 năm Quý Hợi (1443), vua xuống chiếu rằng:

Mới rồi Trời hiện điềm tai biến như sao sa, động đất. Trẫm rất lo sợ, suy nghĩ nguyên nhân tai biến, không biết bởi đâu. Có phải vì trẫm mới cầm quyền, chưa biết giảm nhẹ lao dịch thuế khóa, có điều không lợi cho dân không? Hay là do phụ thuộc đại thần điều hòa trái lẽ nên khí âm dương không hài hòa mà đến thế chăng? Hay là việc ngục tụng không công bằng, hối lộ công khai, xử án còn nhiều oan uổng mà đến nỗi thế chăng? Hay là chức thú lệnh chưa được người giỏi, làm vừa trái phép, nhiễu hại dân chúng mà đến nỗi thế chăng? Hay là bọn cung nữ oán hờn chưa thả chúng ra nên hại tới hòa khí mà đến nỗi thế chăng? Có phải là bọn gièm pha âm mưu xảo quyệt, để công thần chịu oan khuất chưa được rửa oan mà đến nỗi thế chăng? Hay là vì bày việc thổ mộc, xây dựng cung điện chăng? Kẻ tiểu nhân được tiến dùng, còn người quân tử phải lui ẩn chăng? Đường nói năng bịt kín mà ơn trên bị che lấp chăng? Bọn phi tần lộng hành mà cửa sau bỏ ngỏ chăng? Lệnh cho khắp quan lại, quân dân, đều phải hết lòng bày tỏ những điều có thể xoay được lòng Trời, dập hết tai biến, hãy thẳng thắn nói ra, chớ nên ẩn giấu, để giúp trẫm sửa những điều thiếu sót” (Đại Việt sử ký toàn thư).

.

Tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1449), vua Lê Nhân Tông xuống chiếu tự trách mình sau khi đất nước trải qua một năm đại hạn, lúa má mất mùa, dân chúng buồn than. Tờ chiếu có đoạn:

…Tất cả tội lỗi trên chồng chất lại, đã làm tổn thương hòa khí, nếu không xét lời dạy sửa lỗi lầm, làm tròn đạo tu dưỡng mình thì làm sao trên có thể lay chuyển được lòng Trời, dưới có thể cứu vớt được nạn dân?” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Sử sách chép rằng sau khi tờ chiếu ban xuống, đêm hôm ấy Trời liền đổ mưa.

.

Chưa xét đến việc liệu những lời tự trách tội của các bậc quân vương thời xưa có thật sự liên quan đến việc Trời đã đổ mưa cứu giúp hạn hán, mất mùa hay không. Nhưng có một điểm chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi được từ lịch sử. Những lời tự trách mình của các bậc minh quân chẳng phải chỉ vì để làm yên lòng dân chúng, một kiểu nhận lỗi qua loa và hình thức; Mà đó đều có xuất phát điểm từ quan niệm làm vua, quan thì để làm gì và phải làm gì. Nếu ai ai làm “cha mẹ dân” cũng hiểu rằng, mình ở vào được địa vị này là để chăm lo cho đời sống nhân dân, chứ không phải làm bề trên của dân, thì ắt khi dân có nạn, họ sẽ biết trước tiên phải nhìn lại mình.


Vì Sao Chúng Ta Thích Tâm Sự Với Người Lạ?

 

VÌ SAO CHÚNG TA THÍCH TÂM SỰ VỚI NGƯỜI LẠ?


KHI NGƯỜI QUEN BỖNG TRỞ NÊN XA LẠ

Thông thường khi chúng ta yêu thương một ai đó, lẽ dĩ nhiên chúng ta trở thành người thân yêu, thân quen của họ. Chúng ta khao khát và về bản năng muốn những điều tốt nhất cho họ. Nhưng có thể vô tình làm tổn thương nhau. Chẳng hạn, khi có một người tâm sự với chúng ta một vấn đề, một chuyện gì đó nghiêm trọng, chúng ta rất dễ vô tình đưa ra kết luận quá nhanh, đưa ra lời khuyên, lên lớp, giáo điều, so sánh hoặc thậm chí kết tội, chỉ trích, đổ lỗi, tra hỏi,...

Chẳng hạn đứa con đi học nó đánh nhau, thầy cô và bố mẹ ngay lập tức mắng mỏ, thậm chí trừng phạt. Một cô cậu học sinh vừa thi rớt có thể ngay lập tức nhận được sự so sánh từ phụ huynh về "con nhà người ta". Một bạn trẻ vừa nghỉ việc và thất nghiệp có thể ngay lập tức nhận lấy sự phán xét "lớn rồi mà còn chưa biết tự lập". Một người trung niên đổ vỡ hôn nhân có thể nhận hàng tá sự dòm ngó, chê bai từ những người trong cuộc. Chúng ta luôn rất dễ dàng nhìn thấy sai lầm hoặc điều không tốt người khác, hoặc chúng ta rất giỏi đưa ra lời khuyên cho người khác, hoặc chúng ta rất muốn người khác phải làm tốt một chuyện gì đó theo kì vọng của chúng ta,... và hàng loạt nguyên nhân khác nhau dẫn đến chuyện chúng ta vô tình biến người thân quen trở nên xa lạ.

.

KHI NGƯỜI LẠ VÔ TÌNH LÀM CHÚNG TA CẢM THẤY THÂN QUEN

Một người lạ, họ không biết nhiều về chúng ta, họ cũng chẳng hiểu gì về chúng ta. Chính bởi vì không biết, không hiểu về chúng ta, không trải qua những gì chúng ta trải qua, cho nên khi ta chia sẻ với họ, họ cũng chẳng biết phải đưa ra lời khuyên gì cả. Họ cũng chưa đủ thân thiết với ta để đưa ra những nhận xét, hay khuyên nhủ, hay gợi ý hay thậm chí là những giáo điều, giáo huấn. Bởi vì họ xa lạ với chúng ta, nên họ cũng chẳng có nhu cầu yêu thương hay giúp đỡ chúng ta. Nhưng cũng chính bởi vậy nên vô tình, họ đã là một người lắng nghe chúng ta thực sự khi chúng ta tâm sự những chuyện khó nói, những vấn đề, những rắc rối, những trắc trở.

Những người thân quen hay yêu thương nhưng yêu thương sai cách, còn người lạ thì không yêu thương nhưng hành động thì lại vô tình là yêu thương đúng cách. Họ giống như một người bác sĩ nghiệp dư, khi thấy bệnh nhân có một vết thương ở tay, vì nghiệp dư nên họ không dám khám xét vết thương, không dám động vào, chỉ quan sát, lắng nghe bạn kể về vết thương, thế rồi chỉ dám cung cấp cho bạn những loại thuốc giảm đau để thoa dịu bên ngoài. Nhưng đôi khi, chính vậy mà lại hiệu quả.

.

HÃY LÀM MỘT NGƯỜI THÂN QUEN THÔNG MINH

Rồi thì sẽ luôn có những người quen xuất hiện, nhưng hãy là một người quen biết chấp nhận, biết lắng nghe thực sự, biết cảm thông, thấu hiểu những người xung quanh mình. Bớt chỉ trích, bớt phán xét, bớt lên lớp giáo điều, bớt so sánh nhau,... Đó là cách mà có rất nhiều người đã khiến cho người thân của họ thích tâm sự với người quen.