Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Phụ nữ càng độc lập tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng

 

PHỤ NỮ CÀNG ĐỘC LẬP TỶ LỆ LY HÔN NGÀY CÀNG GIA TĂNG

Tỷ lệ ly hôn ở Mỹ đang gia tăng nhanh chóng, gần 40%. Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với chỉ 10% trong những năm 1940. Điều gì đang khiến những con số này tăng vọt như vậy? Dưới đây là những lý do dẫn đến sự thay đổi này.

 

Dễ dàng tiếp cận việc ly hôn hơn

Trước năm 1970, ở Mỹ, khó có chuyện ly hôn. Người vợ hoặc chồng thường phải có lỗi (ngoại tình, bạo hành, nghiện ngập…) mới khiến họ phải ly hôn.

Các cuộc ly hôn không có lỗi lần đầu tiên trở thành hợp pháp vào những năm 1950. Lúc này, các cặp vợ chồng không còn cần phải chứng minh người bạn đời có hành vi sai trái.


Các cặp đôi có thể nói đơn giản rằng, họ không còn yêu hoặc không hợp nhau. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ly hôn.

 

Giai đoạn 1940-1965, tỷ lệ ly hôn vẫn ổn định ở mức khoảng 10 vụ ly hôn cho 100 phụ nữ đã kết hôn. Đến năm 1979, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi.

 

Trong khi luật pháp thay đổi, văn hóa cũng có nhiều biến chuyển. Phụ nữ bắt đầu tham gia lực lượng lao động, điều này mang lại cho họ sự độc lập cao hơn.

Họ có thể tự nuôi sống bản thân, vì vậy việc rời bỏ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc là điều dễ xảy ra hơn.

 

Phụ nữ có địa vị cao hơn chồng ngày càng nhiều

Trước năm 1980, những người chồng, người đàn ông thường nhận được sự giáo dục nhiều hơn phụ nữ của họ. Thế nhưng sau năm 1980, tỉ lệ phụ nữ được đi học lại cao hơn hẳn so với đàn ông. Và xu hướng đó được tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Thế nhưng, trong số những cặp kết hôn từ năm 2005 đến năm 2009, tỉ lệ ấy đã tăng lên 60% với số năm trung bình đi học của phụ nữ là 14.1 năm cao hơn con số 13.8% của đàn ông.

Cuộc sống của xã hội hiện đại giúp phụ nữ có cơ hội phấn đấu, học tập và thăng tiến hơn trong công việc. Vị trí và vai trò của người phụ nữ ở bên ngoài xã hội càng được nâng tầm. Khi phụ nữ thành đạt hơn, nam giới không khỏi có mặc cảm lép vế trước vợ mình.

Khi phụ nữ có địa vị trong xã hội thì khả năng kiếm tiền của phụ nữ cũng cao hơn rất nhiều so với đàn ông, nhưng đôi khi đó lại là điều bất hạnh khi người kiếm tiền giỏi trong gia đình là phụ nữ. Người chồng sẽ có cảm giác phụ thuộc, cũng là một nguyên nhân đẫn đến những lục đục, mâu thuẫn trong gia đình.

 

Kỳ vọng cao hơn về hôn nhân

Một bài báo của Eli Finkle và các đồng nghiệp năm 2014 đã xem xét những kỳ vọng về hôn nhân đã thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ và những kỳ vọng đó có thể dẫn đến ly hôn như thế nào.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, con người thường mong đợi người bạn đời của mình đáp ứng nhu cầu của họ về thu nhập, nhà cửa, an ninh và tình yêu.

Kỳ vọng về hôn nhân của các cặp đôi ngày càng tăng. Các cặp đôi mong đợi nhau trở thành người bạn tốt nhất, người cổ vũ lớn nhất, người yêu và người bạn tâm giao của họ, thay vì chia sẻ những điều đó qua các mối quan hệ khác.

Vì vậy khi bạn đời không đáp ứng được các kỳ vọng, những rạn nứt dễ xuất hiện và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chia tay.

 

Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông xã hội

Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và liên hệ với nhau. Việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao hơn.

Thứ nhất, mạng xã hội làm mất nhiều thời gian của vợ/chồng đương nhiên sẽ giảm bớt thời gian dành cho bạn đời và gia đình.

Ngoài ra, mạng xã hội là một công cụ được sử dụng khi vợ/chồng ghen tuông hoặc nghi ngờ có thể đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của nhau, tìm thêm thông tin.

 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ai đó càng rình mò bạn đời của họ, thì họ càng cảm thấy ghen tị và không tin tưởng. Thật không may, những nghi ngờ này thường khá chính xác.

Cứ mười người trưởng thành thì có một người thừa nhận, giấu tin nhắn hoặc bài đăng với bạn đời, 8% người lớn có tài khoản bí mật.

Điện thoại thông minh giúp các cặp đôi đang có mối quan hệ bất mãn dễ dàng tiếp cận với một mối quan hệ mới. Nó cũng mở ra cánh cửa kết nối với nhiều người, kể cả người yêu cũ.

 

Nhiều nhân tố làm tăng tỉ lệ ly hôn, tuy nhiên cũng có các nhân tố làm tỷ lệ này giảm đi như:

Các cặp vợ chồng kết hôn muộn hơn khi họ đã trưởng thành và ổn định về thu nhập, tâm sinh lý dẫn đến mối quan hệ tốt đẹp hơn. Họ cũng có con muộn hơn, điều này góp phần giúp hôn nhân thêm phần bền chặt.

Cuối cùng, không ít người trẻ chọn sống độc thân hoặc chờ đợi thời cơ thích hợp mới kết hôn.

Những yếu tố này đã giúp giảm tỷ lệ ly hôn xuống 40%, một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể so với 50% vào năm 1980 tại Mỹ.

 

Theo Familytoday

4 nguyên tắc dạy con sẽ thay đổi cuộc đời của trẻ


 4 NGUYÊN TẮC DẠY CON SẼ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CỦA TRẺ

4 nguyên tắc dạy con vô cùng nổi tiếng trên thế giới, có khả năng thay đổi cuộc đời của bé, khuyến khích giáo dục trẻ em theo hướng phát triển tự nhiên, toàn diện.

Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc bể cá

Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30cm có thể dài đến 34cm.

Giáo dục trẻ nhỏ cũng giống như vậy, trẻ nhỏ muốn phát triển thì cần có không gian tự do. Cha mẹ mà quá bao bọc giữ gìn thì chẳng khác nào nhốt con vào “bể cá”, đứa trẻ lớn lên trong “bể cá” thì vĩnh viễn không thể thành con cá lớn.

Nếu muốn trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh rắn rỏi, nhất định phải cho chúng không gian hoạt động tự do, chứ đừng để chúng loanh quanh trong cái “bể cá” mà cha mẹ tạo nên. Thuận theo tiến bộ xã hội, kiến thức đời sống cũng gia tăng hàng ngày, người làm cha mẹ cần phải hạn chế áp đặt những tác động và ý kiến cá nhân của mình, và cung cấp cho đứa trẻ không gian tự do để phát triển.

Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc con sói

Sói là loài động vật có tính hiếu kỳ mạnh nhất trong giới tự nhiên, chúng không bao giờ coi bất cứ điều gì là đương nhiên, mà có khuynh hướng tự mình khám phá và thể nghiệm, thế giới tự nhiên mê hoặc và mới mẻ sẽ mãi mãi khiến chúng ngạc nhiên sửng sốt. Con sói luôn có hứng thú với hoàn cảnh xung quanh, chúng có thể liên tục phát hiện thức ăn, đoán biết được nguy hiểm, nhờ thế mà có khả năng sinh tồn mạnh mẽ.

Vì vậy, muốn bồi dưỡng năng lực học tập mạnh mẽ cho trẻ nhỏ, nhất định phải khơi gợi tính hiếu kỳ và ưa khám phá của chúng. Hãy hướng cho chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục đích của học tập. Đứa trẻ được giáo dục như vậy trên đường đời sau này sẽ trở thành một ngôi sao sáng, trong công việc có thể đưa ra những sáng kiến và suy nghĩ mới mẻ.

Nguyên tắc thứ ba: Hiệu ứng gió Nam

Giữa gió Nam và gió Bắc thì thử hỏi bên nào mạnh hơn? Nhìn xem bên nào có thể thổi bay áo khoác của người đi đường là biết ngay! Gió Bắc bất kể là mãnh liệt thế nào cũng chỉ khiến người đi đường buộc chặt quần áo hơn, trong khi gió Nam chỉ khe khẽ lung lay lại khiến người ta nới rộng áo khoác.

Hiệu ứng gió Nam đã nói cho chúng ta một điều, khoan dung là một loại lực có tính uốn nắn mạnh mẽ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng tương tự như thế, những phụ huynh một mực phê bình con cái cuối cùng sẽ phát hiện ra rằng con cái họ càng ngày càng không chịu nghe lời.

Đứa trẻ nào cũng có thể phạm sai lầm, cha mẹ cần phải khoan dung với khuyết điểm của con mình, phải biết xử lý các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày một cách khách quan, lý trí và khoa học; đồng thời thông cảm cho chúng; tự mình bắt tay vào làm tốt mọi việc như vậy mới có thể giáo dục con cái tốt hơn.

Nguyên tắc thứ tư: Hiệu ứng Robert Rosenthal

Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, năm 1966 ông làm một thí nghiệm thú vị về thành tích kỳ vọng đối với các học sinh. Ông đến một lớp học bất kỳ và chọn ra vài cái tên ngẫu nhiên trong danh sách lớp, sau đó ông giao cho giáo viên chủ nhiệm bản danh sách “Những học sinh có triển vọng nhất” này. 8 tháng sau Rosenthal cùng người trợ lý quay lại lớp học kia, và kỳ tích đã xảy ra, tất cả những em có tên trong danh sách đều trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.

Bí quyết nâng cao thành tích học tập của các em học sinh kia thật ra rất đơn giản, đó là vì chúng đã được thầy giáo quan tâm và đánh giá cao hơn.

Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, nhưng điều đó có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ và thầy giáo có thể đối đãi với chúng như một thiên tài hay không, có thể kỳ vọng và quý trọng chúng hay không. Phương hướng phát triển của trẻ nhỏ được quyết định bởi kỳ vọng của thầy giáo và cha mẹ chúng; nói một cách đơn giản, bạn kỳ vọng con mình trở thành một người thế nào thì con bạn sẽ có khả năng trở thành một người như thế.

Theo Sound of Hope

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử

 

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ


Khổng Tử đề cao vai trò và vị trí của con người trong xã hội. Ông xem con người là vấn đề quan trọng nhất dẫn đến sự thịnh, suy của một triều đại.

 

Từ đó Khổng Tử đề cao tư tưởng triết học về mục đích của giáo dục là làm cho con người sống đúng với chính danh định phận, đưa con người vô đạo trở về có đạo. Ông đã khái quát và phân chia các mối quan hệ xã hội ra thành những mối quan hệ như: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Giữa các mối quan hệ đó, đều được quy định bởi những chuẩn mực, giá trị đạo đức nhất định, để đảm bảo cho người nào cũng có trách nhiệm, bổn phận chính đáng của người ấy.

Trong đó, vua phải huệ, tôi phải trung, cha phải từ, con phải hiếu, chồng tình nghĩa, vợ phải tòng, anh phải lương, em kính đễ, bạn bè phải tín nghĩa. Để xã hội ổn định theo Khổng Tử, ai mang danh nào thì phải sống và hành xử với đúng với cái danh đó.

 

Phương pháp hiệu quả nhất để ổn định trật tự xã hội là phải thực hiện giáo hóa đạo đức bằng lễ nghĩa cho mọi người chứ không phải bằng hình pháp. Vì. “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng; chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng phạm phép đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ ngươi. Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết”.

 

Theo Khổng Tử, con người nếu không được giáo dục, thì dù tâm có tốt đẹp, ngay thẳng như thế nào đi nữa thì cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, lầm lạc, phản loạn che lấp. Trong lúc xã hội loạn lạc không ra làm quan giúp dân cứu đời không phải là người trí, không phải là người nhân. Như vậy giáo dục được xem như phương tiện quan trọng để khẳng định vai trò và vị trí của con người trong thế giới.

Đời người tất cả tuỳ duyên


 ĐỜI NGƯỜI TẤT CẢ TUỲ DUYÊN


Người sống ở trên đời

Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui vẻ.

Bởi vì xem nhạt, cho nên hạnh phúc.

.

Giữa đất trời, chúng ta đều chỉ là những hành khách qua đường, rất nhiều người đời và sự tình chúng ta không cách nào có thể làm chủ nổi cho được. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như người đã rời xa!

Chữ “Tâm” có ba nét chấm, đều hướng vào trong, chẳng có một điểm nào là hướng ra ngoài. Bạn càng muốn nắm giữ lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất.

.

Tất cả tùy duyên, duyên sâu đậm thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt nhẽo thì tùy nó rời đi. Đời người, có thể xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ càng rời cách xa bạn bấy nhiêu. Người người đều lo sợ bản thân có lúc không minh mẫn thanh tỉnh, mong sao tự tâm mình được sáng như gương. Kỳ thực đời người sao lại cần phải quá tỉnh táo?

 

Cháo nấu cần phải 3 phần gạo, 7 phần nước.

Trong xử sự cần 3 phần vì mình, 7 phần vì người.

Đối với bạn bè cần 3 phần nhận biết chân tình, 7 phần khoan dung.

Đối với gia đình cần 3 phần yêu thương, 7 phần trách nhiệm.

Đọc văn chương cần đặt 3 phần là hình thức, 7 phần ở chất lượng nội dung.

Uống rượu thì cần 3 phần say, 7 phần tỉnh.

* 3 phần… 7 phần… đúng là phân lượng của cuộc sống.

.

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.

Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây.

.

Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan./.

Thông tin vè sức khoẻ Dr Cương