Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Có duyên mới gặp, có nợ mới yêu

 

CÓ DUYÊN MỚI GẶP, CÓ NỢ MỚI YÊU

Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.

Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trời định.

Bao nhiêu của cuộc đời đi nữa chẳng qua là một đoạn đường ta có thể gặp gỡ nhau, hãy trân trọng.

 

Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu. Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm cho chính ta, hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình. Như thế, sẽ không phạm phải sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.

Ghép tạng - cuộc đấu tranh giữa khoa học và đạo đức

GHÉP TẠNG - CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC

Giới y học chẳng mấy ai không biết đến danh y người Hy Lạp cổ Hyppocrate. Ông nổi tiếng với phương pháp chữa bệnh yêu cầu con người phải hướng tới sự thân thiện với thiên nhiên môi trường để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tránh tất cả những gì cản trở đến khả năng tự điều chỉnh tự chữa, đem lại sức khỏe tự nhiên cho cơ thể. ông còn trở nên nổi tiếng với đạo đức y học.

Thật buồn thay, y học hiện đại ngày nay không còn thân thiện với thiên nhiên như ông Tổ Hyppocrate nữa, cả giới y học và con người khắp nơi đang quay cuồng bằng mọi cách tìm kiếm đồng tiền hôi hám từ sức khoẻ con người.

Vấn đề ghép mô tạng xuất hiện trong thế kỷ 20 là một thành tựu khoa học đã đẩy ngành Y tiến thêm một bước nhân tạo hoá. Ghép mô tạng đã kéo dài đời sống của một số rất ít bênh nhân bằng thủ thuật cưỡng bức.

Hậu quả là an ninh xã hội ngày càng rối ren, nạn mua bán người, mua bán nội tạng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy này là do sự khan hiếm nguồn tạng ghép.

Tại Canada, các nghiên cứu ước tính rằng thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận của người bệnh là 4 năm, ở Mỹ là 3,6 năm, tại Vương quốc Anh là từ 2 đến 3 năm nhưng có thể lâu hơn. Trung bình mỗi ngày có khoảng 12 người bệnh ở châu Âu, 18 người bệnh ở Mỹ chết khi đang chờ ghép tạng. Chính sự tuyệt vọng này của người bệnh là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành nhiều hình thức môi giới, mua bán nội tạng khác nhau, khi đó các mô, tạng (từ người sống hoặc người chết) được mua và bán, trao đổi, thậm chí là mua bán người vì mục đích lấy nội tạng, những người bệnh giàu có du lịch sang nước ngoài để ghép tạng từ những người dễ bị tổn thương như người mù chữ, người nghèo khổ, người nhập cư không có giấy tờ, tù nhân, người tị nạn chính trị hoặc kinh tế...

 

Theo Tổ chức liêm chính tài chính toàn cầu (GFI) ước tính khoảng 10% các tạng được ghép bao gồm phổi, tim, gan là có nguồn gốc bất hợp pháp và thận là tạng ghép có nguồn gốc bất hợp pháp nhiều nhất. Một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy hàng năm có khoảng 10.000 ca ghép thận với mục đích thương mại được thực hiện, lợi nhuận đem lại hàng năm cho nhóm tội phạm là khoảng 840 triệu đến 1,7 tỷ USD. Số lượng các ca ghép tạng trái phép ngày càng tăng lên đáng kể và đang có xu hướng chuyển từ các nước trước đây là trung tâm mua bán tạng như Pakistan, Philipin, Israel, Ấn độ, Trung Quốc đến các quốc gia mới như Costa Rica, Colombia, Ai Cập, Việt Nam và Lebanon.

Các báo cáo của Liên hợp quốc cho biết thủ đoạn của nhóm tội phạm tổ chức môi giới, mua bán nội tạng ngày càng tinh vi do được thực hiện bởi mạng lưới các đường dây có tính tổ chức cao.

Theo số liệu tại Hội nghị quốc tế lần 20 về cấy ghép tạng năm 2004 tại Vienna, Áo: Giá bán một quả thận tại Iraq 500 - 1.000 USD, Nam Phi: 3.000 - 20.000 USD, Mumbai, Ấn Độ: 1.000 - 2.000 USD, Manila - Philippines: 1.200 - 2.000 USD, Moldova: 2.700 USD, Turkey: 5.000 - 10.000 USD, Lima - Peru: 10.000 USD, Mỹ: 30.000 USD.

 

Ngành ghép tạng Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm. Năm 1992 đánh dấu thành công đầu tiên bởi ca ghép thận từ người hiến sống của các y bác sĩ bệnh viện Quân y 103. Cho đến nay sau 26 năm hoạt động (1992-2018) số lượng ca ghép tạng được đã thực hiện thành công là 3.697 ca, (bình quân 142 ca/ năm).

Nhu cầu cần ghép tạng của người dân Việt Nam là rất lớn trong khi nguồn tạng hiến lại rất ít. Chính thực tế này đã phát sinh tình trạng mua bán tạng ngày càng nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Việt Nam cho biết tình trạng mua bán tạng ở nước ta cũng diễn ra dưới nhiều hình thức ngàt càng tinh vi.

Vậy ý kiến của bạn thế nào? Cứ cổ vũ việc ghép tạng như hiện nay hay để Y học trở về với thiên nhiên như cụ Tổ Danh y Hyppocrate.

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Triết lý "yêu" trong thơ tình xuân diệu


 TRIẾT LÝ "YÊU" TRONG THƠ TÌNH XUÂN DIỆU


Triết lý “Yêu” trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến.

 

Với hơn 450 bài thơ tình để lại, Xuân Diệu đã minh chứng một điều: Tình yêu không thể thiếu thơ và thơ không thể thiếu tình yêu. Tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất… “Thiêng liêng quá những chiều không dám nói…Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau” (Xuân đầu). Niềm tin vào tình yêu với tất cả sự “ngoan đạo” của một “con chiên” có trái tim yêu đến cuồng si, nồng nàn khiến thơ tình Xuân Diệu mang đậm sắc màu Triết lý yêu. Và Triết lý yêu là một trong những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc nhất của thơ tình Xuân Diệu.

 

Đối với thi sĩ yêu là nguồn sống: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào? (Bài ca tuổi nhỏ).

Thi sĩ quan niệm: “Đời không ân ái đời vô vị/ Kiếp sống không yêu kiếp sống thừa”. Cuộc sống không thể thiếu tình yêu vì con người sinh ra vốn là để sống và yêu, nói như Gớt: “chúng ta sinh ra trong tình yêu, lớn lên trong tình yêu và chết đi trong tình yêu”.

Xuân Diệu đã nhận kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. (Đa tình)

Thi sĩ đã đưa ra cách lý giải tưởng như rất vu vơ, nhưng đúng với quy luật tình cảm, tâm lý của con người: Có khó gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao)

 

Minh triết yêu trong thơ tình Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.

Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần (Phải nói).

Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều  (Xa cách).

 

Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùngTrong sự luận giải của thi sĩ, yêu là hạnh phúc bởi tình yêu mang lại cho con người cảm xúc khác lạ, vừa dịu dàng, êm ái như sống trong cõi thần tiênLòng anh rạo rực không duyên cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành (Có những bài thơ)Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương (Vì sao?), 

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ (Trăng); Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyêncon đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên)

 

Ý thơ mạnh mẽ, xôn xao, dữ dội: Giơ tay muôn ôm cả Trái đất/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực…Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa/ Cho bừng tia mắt đọ tia sao (Bài ca tuổi nhỏ) và trên hết là hạnh phúc được là chính mình để hồn giăng rộng khắp không gian” được “ngơ ngẩn”, “nhung nhớ”, “bâng khuâng” (Dâng), được “bỡ ngỡ”, “xôn xao”, “rợn rợn”, “hồi hộp”…(Xuân không mùa).

Khát vọng tình yêu là vô biên, tuyệt đích, nhưng hành trình hướng đến khát vọng ấy lại luôn gặp phải rất nhiều giới hạn, rào cản. “Sông trôi núi lở âm thầm/ Đường đi vũ trụ có cầm được đâu?”

 

Xuân Diệu đã tìm cách cắt nghĩa rất riêng, rất sâu sắc về nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu: Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết (…). Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt/ Những người si theo dõi dấu chân yêu/ Và cảnh đời là sa mạc vô liêu/ Và ái tình là sợi dây vấn vít/ Yêu, là chết ở trong lòng một ít (Yêu).  

Người ta khổ vì thương không phải cách/ yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người/ người ta khổ vì xin không phải chỗ…(Dại khờ), Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu/ Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu (Yêu mến). Tôi là một kẻ điên cuồng/ Yêu những ái tình ngây dại/ Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi/ Đau vô duyên, đau không để làm gì. (Thở than).  

Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực/ Đem ái tình dâng kẻ phụ ta (Muộn màng). Tôi một mình đối diện với tình không/ Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng (Dối trá)…

 

Victor Hugo nói: “Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu”. Còn với Xuân Diệu, con người chưa bao giờ “nguôi nỗi khát thèm”…thậm chí khát vọng ấy mãnh liệt ấy đến mức giục lòng người “yêu khi đã hết tuổi rồi”, “khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình)… Yêu là câu chuyện dài bất tận, không biên giới, bến bờ, yêu không bao giờ có tuổi…

 

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó. Đó là thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. 

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! hãy cuốn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt (Xa cách). Chúng ta đau, thôi em tới đây mà! Mơn man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều (Vô biên). 

Em phải nói, phải nói, và phải nói/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng vẻ thẹn, chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết (Phải nói).

 

Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu. mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế - những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi.

 

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

 

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA

 

Thân Nhân Trung (1418 - 1499) một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại.

 

Ông đã để lại một triết lý sâu sắc, còn mãi với muôn đời. Ông nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí mạnh thì thế nước vững. Nguyên khí yếu thì thế nước suy”. Bởi vậy chăm lo phát hiện và bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài là việc quan tâm hàng đầu của các bậc đế vương.

 

- Sự bất cập trong giáo dục và đào tạo thể hiện triết lý giáo dục của ta hiện nay mang tính “Đổ đầy”, chưa phải “Thắp sáng”, thiếu ổn định, đảm bảo khoa học về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục chưa hòa nhập thế giới.

Học sinh, sinh viên, học viên (không biết phương pháp học hiệu quả để nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ chính xác) học vất vả trong kỳ thi, nhưng quên hết sau khi thi. Như vậy, cả xã hội đang học cho những kỳ thi, chứ không học cho cuộc đời.