Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc

 

MỘT CUỘC HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

Lựa chọn bạn đời là một trong những quyết định quan trọng bậc nhất nhưng cũng thường là quyết định bị lựa chọn sai nhiều nhất. Vậy những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng tới một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và làm thế nào để tìm kiếm được người bạn đời phù hợp cho mình?

“Nước chảy đá mòn”, “mưa dầm thấm lâu”…là một số trong rất nhiều hiện tượng nói lên cùng một chân lý: những kết quả lớn lao thực chất đều là tập hợp của rất nhiều hoạt động nhỏ nhặt. Tình yêu và đặc biệt là hôn nhân cũng vậy. Nhìn bề ngoài, một cuộc hôn nhân hạnh phúc có vẻ sẽ có mô típ của một câu chuyện cổ tích, hay một kịch bản phim, khi những con người hoàn hảo trải qua rất nhiều khó khăn để đến với nhau và sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi.

Nhưng hạnh phúc của con người không được cảm nhận trong những khoảng thời gian dài đến vậy. Hạnh phúc nằm trong những khoảnh khắc, những chi tiết nhỏ nhỏ như một nụ cười, một cái ôm, một món quà, một câu chuyện thú vị.

Ba thứ quan trọng nhất cho một mối quan hệ đủ mạnh mẽ để hai người có thể chung sống hạnh phúc bền lâu:

.

MỘT TÌNH BẠN THÂN THIẾT

Có một số người bạn đặc biệt, mà khoảng thời gian ở bên họ cực kỳ thú vị. Bạn thực sự thích khoảng thời gian ở cùng với họ. có nghĩa là bạn thực sự thích tương tác với người đó, và ở bên người đó bạn sẽ không bao giờ chán nản dù tình huống không vui vẻ như trễ máy bay, tắc đường…Và sự vui vẻ giữa các cặp đôi đã được chứng minh là một chỉ số quan trọng để dự đoán về tương lai của mối quan hệ.

.

CẢM GIÁC VỀ “GIA ĐÌNH”

Nếu ai đó bắt bạn phải ngồi lên ghế trong suốt 12 tiếng mà không được di chuyển, thì chắc chắn suy nghĩ của bạn sẽ là “hãy chọn ngồi ở tư thế thoải mái nhất”. Bởi vì bạn biết rằng, khi làm một thứ gì đó trong thời gian dài, thì ngay cả sự khó chịu nhỏ nhất cũng sẽ phát triển và biến thành một cực hình. Do đó, khi bạn phải làm điều gì đó trong khoảng thời gian dài, rất dài, tốt nhất là chọn những thứ mang lại cho bạn cảm giác cực kỳ, cực kỳ thoải mái.

Khi đem nguyên lý này áp dụng cho hôn nhân, một sự “không thoải mái” liên tục giữa bạn và bạn đời có thể trở thành một nguồn không hạnh phúc bất tận, đặc biệt khi nó lớn dần lên theo thời gian, khá là giống như trường hợp tra tấn trên chiếc ghế. Cảm thấy “ở nhà” có nghĩa là cảm thấy an toàn, ấm cúng, tự nhiên, và hoàn toàn là chính mình, và để có được cảm giác này với bạn đời của mình, mối quan hệ của hai bạn cần phải có một vài thứ: Tin tưởng và an toàn, Sự hấp dẫn tự nhiên, Chấp nhận khuyết điểm của nhau

NỖ LỰC ĐỂ VUN ĐẮP CHO HÔN NHÂN

Con người luôn yêu thích tự do, vì vậy gắn kết con người lại với nhau trong một mối quan hệ là rất khó. Nếu như mong muốn một cuộc hôn nhân bền vững mà không nỗ lực vun đắp cho nó, thì cũng giống như mong đời một sự nghiệp thành công mà không bỏ ra chút công sức nào.

.

Vậy những kĩ năng các cặp đôi cần biết để vun đắp cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

Giao tiếp: tầm quan trọng của giao tiếp đối với mối quan hệ cũng giống như oxy với sự sống. Giao tiếp kém là nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp đôi tan vỡ.

Duy trì sự bình đẳng trong một mối quan hệ, rất dễ xảy ra tình trạng một người lấn át người còn lại. Điều đó sẽ hạn chế những tiềm năng của mối quan hệ.

Biết cãi nhau đúng cách là những kĩ năng mà các cặp đôi cần biết để vun đắp cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Để chọn ĐÚNG bạn đời

 

ĐỂ CHỌN ĐÚNG BẠN ĐỜI


Điều hiển nhiên, bạn chỉ cách một khoảng là tìm kiếm đúng người bạn đời của mình mà thôi. Nhưng đáng tiếc là lựa chọn bạn đời, lại chính là một quyết định quan trọng mà chúng ta hay quyết định sai nhất. Có một thực tế là nhiều người tốt bụng, thông minh, có tư duy logic, nhưng cuối cùng vẫn chọn nhầm bạn đời và sống trong một cuộc hôn nhân bất hạnh.

Những nguyên nhân thường khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn đời để tiến đến hôn nhân.

 

- CON NGƯỜI THƯỜNG KHÔNG BIẾT MÌNH MONG ĐỢI GÌ TỪ MỘT MỐI QUAN HỆ

Hẹn hò cũng là một lĩnh vực mà bạn chỉ nắm rõ khi bạn đã làm nó rất nhiều lần. Điều không may là ít người có cơ hội trải qua một vài mối tình nghiêm túc để có đủ hiểu biết trước khi đưa ra quyết định lớn của mình. Do đó rất khó để một người độc thân biết được họ thực sự cần gì từ một mối quan hệ.

.

- XÃ HỘI HỐI THÚC CHÚNG TA KẾT HÔN

Một nguyên tắc cơ bản được thừa nhận là phải kết hôn trước khi trở nên quá già. Và “quá già” dao động từ 25 đến 35 tùy vào từng nơi. Lẽ ra, nguyên tắc đúng đắn phải là “có thể kết hôn sớm hay muộn, nhưng không được kết hôn nhầm người”. Thế nhưng, trong khi một người độc thân ở độ tuổi 37 có thể bị gọi là “bà cô” hay bóng gió bằng nhiều hình thức cay nghiệt khác, thì một người 37 tuổi đã kết hôn, sống không hạnh phúc lại được xã hội nhìn nhận bằng một con mắt cảm thông hơn nhiều. Điều này rất vô lý, vì rõ ràng một người độc thân có cơ hội đến với hạnh phúc cao hơn nhiều một người đang ở trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

.

SINH LÝ DỄ LÀM HỎNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN BẠN ĐỜI

Về mặt sinh học, con người đã trải qua quá trình tiến hóa trong một khoảng thời gian rất dài với lối sống bầy đàn. Trong khi đó, những khái niệm về gia đình, hay quan hệ một vợ – một chồng mới chỉ xuất hiện gần đây trong lịch sử phát triển của con người. Vì vậy, cơ thể bạn hoàn toàn không hiểu gì về việc tìm kiếm bạn đời để chung sống trong suốt 50 năm còn lại. Điều duy nhất mà nó làm khi chúng ta gặp ai đó cảm thấy “hợp hợp”, là tạo ra một loạt các hoócmôn được thiết kế để khiến chúng ta cảm thấy muốn hẹn hò, muốn yêu, và sau đó thì gắn bó trong thời gian dài. Không ít người đã chịu thua những đợt dâng trào hoóc môn và kết thúc bằng một cuộc hôn nhân.

 

- TUỔI TÁC LÀ MỘT KẺ THÙ

Với phụ nữ, có một hạn chế rất rõ ràng trong việc tìm kiếm bạn đời. Đó là nếu cô ta muốn sinh con, thì phải tìm kiếm bạn đời trước tuổi 40. Đây là một giới hạn về thời gian, khiến cho việc tìm kiếm bạn đời vốn đã khó khăn, lại càng trở nên căng thẳng hơn.

Sống trong một xã hội liên tục hối thúc phải kết hôn, và với một cơ chế sinh học khuyến khích sự mù quáng trong tình yêu. Và kết quả của bài toán này, do đó rất thường xuyên là những quyết định sai lầm và hậu quả là những cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

 

- “LÃNG MẠN” “SỢ HÃI” “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG” “HỜI HỢT” “ÍCH KỈ”

Vấn đề của “lãng mạn” Sự lãng mạn là một thứ tuyệt vời, và tình yêu cũng là thành phần chính của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhưng chỉ đơn thuần tình yêu là không đủ, hôn nhân cần rất nhiều những thứ quan trọng khác.

.

“Sợ hãi” là một trong những kẻ thù hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn bạn đời. Thật không may, xã hội mà chúng ta đang sống lại vận hành dựa trên sự sơ hãi. Có hàng tá nỗi sợ được xã hội và thậm chí là cha mẹ, bạn bè đưa vào đầu chúng ta: sợ “ế”, sợ cảnh “cha già con cọc”…Những nỗi sợ đó dẫn chúng ta tới hôn nhân một cách vội vã.

Lẽ ra, nỗi sợ duy nhất mà chúng ta nên sợ, là phải dành 2/3 cuộc đời còn lại của mình trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Thế nhưng đáng tiếc là không nhiều người có đủ can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi và chờ đợi một người bạn đời xứng đáng.

.

“Đẽo cày giữa đường” là anh/cô ta để những người khác đóng vai trò quá lớn trong quyết định tìm bạn đời của mình. Tìm kiếm bạn đời là công việc mang tính chất cá nhân, phức tạp, khác nhau đối với từng người và gần như không thể hiểu được bởi người ngoài. Nếu đã như vậy, thì hiển nhiên là ý kiến của những người khác không có liên quan gì tới quyết định của bạn.

Và điều buồn nhất là một số người đã chia tay với người bạn đời đích thực của mình, chỉ bởi vì sự phản đối của những người ngoài, hay một nhân tố bên ngoài nào đó (tôn giáo, quê quán…)

 

“Hời hợt” quan tâm tới mô tả trên giấy về người bạn đời của cô ta hơn là nhân cách bên trong. Cô ta có cả một danh sách các tiêu chuẩn: như là chiều cao, triển vọng công việc, mức độ giàu có, thành tựu hoặc một vài tiêu chí kì lạ như phải là người ngoại quốc …

Mặc dù tất cả mọi người đều có những tiêu chí nhất định khi tìm kiếm bạn đời, nhưng một người thuộc tuýp “hời hợt” đặt những tiêu chí này lên trên hết, trên cả tình hình thực tế của sự gắn kết của cô ta với người bạn đời tiềm năng của mình.

 

“Ích kỉ” có 3 dạng Ích kỷ và nhiều biến thể khác từ ba dạng cơ bản này.

- Dạng “theo cách của tôi hoặc biến”

Những người này không bao giờ chấp nhận hi sinh hay thỏa hiệp. Cô ta cho rằng nhu cầu, quan điểm, ý kiến của mình quan trọng hơn người bạn đời của mình. Và điều đó thể hiện trong việc cô ta đòi hỏi toàn bộ quyền lợi của mình phải được bảo đảm trong bất kì trường hợp nào.

Những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với hai dạng người: trường hợp tích cực là một người siêu dễ tính, và trường hợp tệ hơn là một người có lòng tự trọng rất thấp. Anh ta / cô ta từ bỏ hoàn toàn mong muốn có được vai trò cân bằng, và điều đó chắc chắn sẽ giới hạn chất lượng của cuộc hôn nhân.

.

- Dạng “Nhân vật chính”

Vấn đề của kiểu “nhân vật chính” là cô ta quá say mê bản thân mình. Cô ta muốn người bạn đời của mình đóng vai trò như một người hâm mộ vĩ đại. Buổi nói chuyện mỗi tối của cô ta với bạn đời sẽ có đến 90% là nói về cô. Vì dù sao thì cô cũng là “nhân vật chính” của mối quan hệ này mà. Những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với bạn chí cốt và sẽ có cuộc hôn nhất buồn tẻ bởi cô ta chỉ biết nói về chính mình.

.

- Dạng “đòi hỏi”

Ai cũng có những nhu cầu và muốn nhu cầu của mình được áp ứng. Nhưng vấn đề nảy sinh khi việc đáp ứng những nhu cầu như: cô ta sẽ nấu ăn cho tôi, anh ta sẽ là một người cha tốt…trở thành lý do chính để lựa chọn ai đó làm bạn đời. Những thứ kể trên là những điểm cộng rất lớn, nhưng nó chỉ là những điểm cộng. Sau một năm kết hôn, khi người “đòi hỏi” đã quen thuộc với việc các nhu cầu của cô ta được đáp ứng và không còn hào hứng, thì mối quan hệ sẽ dần đi xuống.

.

Vấn đề chính mà 4 tuýp kể trên: “lãng mạn”, “sợ hãi”, “hời hợt” và “ích kỉ” sẽ khó tìm kiếm được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nằm ở chỗ họ chọn kết hôn dựa trên sức ép hoặc sự thúc đẩy của các nhu cầu mà không hề xem xét kĩ tính cách của người bạn đời và những yếu tố khác đóng góp vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Kinh tế học Phật giáo cho thế kỉ XXI

 

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO CHO THẾ KỈ XXI

Trong cuốn sách Minh triết của sự bền vững: Kinh tế học Phật giáo cho thế kỉ XXI, Sulak Sivaraksa - vị cư sĩ lãnh đạo phong trào nhập thế ở Thái Lan, một trong những nhà tư tưởng và phê phán xã hội hàng đầu châu Á.

Kinh tế học Phật giáo là nơi người ta giúp đỡ lẫn nhau trong thời buổi khó khăn, quyền lực được san sẻ thay vì giành giật, tự nhiên được tôn kính và trí tuệ được yêu mến.

Kinh tế học Phật giáo, về cơ bản, là việc duy trì tri kiến Phật giáo để cạnh tranh với cái đạo mới của chủ nghĩa tiêu thụ, tận dụng Phật giáo như một sức mạnh để làm dịu nhẹ sự tổn hại gây ra cho tinh thần con người bởi cái đà tiến quân của toàn cầu hóa. Tức là, nó không đưa ra một mô hình kinh tế kiện toàn cho cả quốc gia, chỉ đơn giản là khuyến khích mọi người tư duy lại sự phát triển từ một viễn kiến Phật giáo mà thôi.

Cùng tầm nhìn với E. F. Schumacher, Sivaraksa luôn phân biệt rõ ràng giữa sự phát triển đích thực với sự tăng trưởng vật chất vô hạn, theo đó, sự phát triển đích thực không coi vật chất và sự tích lũy của cải vật chất làm mục tiêu cuối cùng mà nhấn mạnh vào những thỏa mãn đơn sơ thường nhật thay vì lòng tham vô đáy, sự bảo tồn những giá trị thay vì bất chấp mọi giá để phát triển, sự hài hòa với tiết điệu của thiên nhiên thay vì sẵn sàng làm kiệt quệ các nguồn năng tự nhiên.

Ông đồng thuận và tán dương sự phát triển bền vững “kiểu Gandhi” hay sự phát triển từ dưới lên, “bắt đầu từ cấp xã thôn, bảo tồn văn hóa làng xã, đề cao sự tiến bộ trong đời sống xã thôn bằng cách gia tăng loại sản xuất không đòi hỏi nhiều đến máy móc”.

Phương pháp của Gandhi chính là kinh tế học tản quyền, đối ngược với những gì chúng ta được rao giảng về toàn cầu hóa, về “ngôi làng toàn cầu”.

Sivaraksa cũng cảnh báo chúng ta khi hiển nhiên nhìn mọi thứ qua lăng kính của kinh tế học, đó là lăng kính ít nhiều bị bóp méo, việc truyền cái quan điểm duy vật chủ nghĩa thành một viễn kiến toàn cầu sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường: chính phủ trở thành những bộ máy tối đa hóa cơ hội cho những nhà đầu tư tư bản chủ nghĩa, con người bị biến thành đối tượng bị bóc lột lao động hoặc khách hàng tiêu thụ, cảnh quan bị xáo trộn, rừng rậm biến mất cùng với phần lớn đời sống động vật hoang dã, đất mẹ bị xâm hại một cách không thể vãn hồi.

Sivaraksa còn gợi ý các chính phủ nên tập trung vào Tổng Hạnh phúc Quốc dân - Gross National Happiness (GNH) thay vì Tổng Sản lượng Quốc nội - Gross National Product (GNP).

Sivaraksa chỉ ra, Tổng Hạnh phúc Quốc dân có thể không tăng hoặc thậm chí giảm mạnh ở những đất nước được coi là thiên đường tiêu thụ và có GNP cao ngất ngưởng. Ông hoài nghi và chất vấn một cách sâu sắc niềm tin ở rất nhiều nơi trên thế giới rằng, cứ để nền kinh tế vận hành tự nhiên rồi một ngày nào đó ai ai cũng sẽ được hưởng tiện nghi, sản xuất sẽ dư thừa và không còn người bóc lột người.

Về mục đích giáo dục, Sivaraksa quan niệm, chúng ta cần kết nối cái đầu và trái tim thay vì tán dương thái quá sự ưu việt của trí óc, dạy cho thế hệ trẻ trân trọng cảm tính và sự hợp tác - giống như Luther King từng lên tiếng cảnh tỉnh: “quyền lực khoa học của chúng ta đã vượt xa quyền lực tâm linh của chúng ta”.

Sivaraksa cho rằng nền giáo dục thời đại mới có thể học hỏi rất nhiều từ giáo dục Phật giáo truyền thống, đó là nền giáo dục bắt đầu từ những câu hỏi tối hậu của loài người như: Ý nghĩa của đời sống là gì; trách nhiệm của ta với tha nhân là như thế nào; giáo dục, đối với một Phật tử, phải chăng là con đường để thoát khỏi vô minh, ngu si, dốt nát chứ không phải là phương tiện để chiếm được những kĩ năng, tri thức giúp kiếm sống.

-----

Sulak Sivaraksa (1933) là tác giả của nhiều cuốn sách viết bằng tiếng Thái và tiếng Anh có nội dung vận động cho sự thay đổi bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Thái Lan nghèo ở vùng nông thôn, áp dụng thị kiến Phật giáo để canh tân xã hội. Ông được biết đến rộng rãi ở châu Âu và Mỹ từ năm 1995, khi nhận giải thưởng Chính mạng (Right Livelihood Award) – một giải thưởng quan trọng “nhằm vinh danh và hỗ trợ những người mang lại những câu trả lời thực tiễn và mẫu mực đối với những thách thức cấp bách nhất mà chúng ta đang đối mặt ngày nay”. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại các đại học như ĐH California - Berkeley, ĐH Toronto, và ĐH Cornell