Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Bắt đầu từ giáo dục là mấu chốt thành công của người Do Thái.

 

BẮT ĐẦU TỪ GIÁO DỤC LÀ MẤU CHỐT THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI DO THÁI.


Người Do Thái được cho là một trong những nhà quản lý tiền bạc thông minh và sáng tạo nhất trên thế giới. Đối với con cái, họ cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tiền rất đặc biệt.

Quản lý tiền bạc là một trong những việc khó khăn nhất của cuộc sống. Khi đã biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đó là lý do vì sao trẻ em Do Thái phát triển thành công hơn và có sự hài lòng hơn với cuộc sống.

Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số, nhưng số người Do Thái giành được giải Nobel lại chiếm tới 22% tổng số giải thưởng toàn thế giới, 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007, Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay.

Người Do Thái đã có những đóng góp lớn cho thành tựu của nhân loại và những bài học của họ luôn đáng để chúng ta học hỏi. Trong số đó, cách họ dạy trẻ con quản lý tiền bạc khiến cha mẹ Á Đông rất nên học hỏi. 

.

Trẻ em cần có nhận thức đúng đắn về tiền ngay từ nhỏ

Người Do Thái rất coi trọng việc dạy con về ý thức, quan niệm về tiền bạc. Họ áp dụng triệt để chế độ cùng làm cùng hưởng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không được hưởng.

Tiêu chuẩn thù lao được quyết định bởi mức độ khó – dễ của công việc, không liên quan đến tuổi tác. Rất nhiều gia đình Do Thái áp dụng phương pháp giáo dục này để giáo dục con cái về tiền bạc. Đây cũng chính là cách họ giáo dục và bồi dưỡng cho con về đạo đức và nhân cách làm người.

 

Mục đích của việc làm cho trẻ hiểu được giá trị sức lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản không chỉ đơn thuần là trang bị tri thức và rèn luyện kỹ năng sinh tồn. Hàm nghĩa thâm sâu hơn, đó là giúp trẻ có những hiểu biết cần thiết và có nhân sinh quan đúng đắn không chỉ đối với tiền bạc mà còn với cả cuộc đời.

Đó là của cải có được nhờ sức lao động, của cải chân chính do tự mình làm ra. Làm nhiều được nhiều, làm ít được ít, không tham lam phần của người khác, không sống ỷ lại vào người khác, ỷ lại và lợi dụng vào quyền lực nào đó mà kiếm lợi riêng.

.

Người Do Thái bồi dưỡng cho con ý thức về tiền bạc sớm như vậy là để cho chúng biết cách đầu tư hợp lý, cách có được của cải, cách quản lý tài sản của mình. Thông qua sự giáo dục sớm này, giúp trẻ tích lũy nhiều kinh nghiệm cần thiết cho sự thành công sau này. Bởi vậy, muốn con cái trở nên giàu có nhờ biết cách kiếm tiền chân chính thì việc bồi dưỡng ý thức về tiền bạc cho trẻ là điều không thể thiếu.

.

Một thương nhân đã kể về việc mình giáo dục con cái đối với vấn đề tiền bạc như sau: "Tiền tiêu vặt tôi cho hai cô con gái không phải hôm nào cũng có mà dựa vào mức độ và khối lượng công việc chúng làm. Tôi giao ước với chúng là nếu sáng dậy cắt cỏ trong vườn thì được 10 đồng, mua một phần ăn sáng được 2 đồng… Tôi không bao giờ phân tuổi lớn nhỏ đối với chúng, mà áp dụng chế độ thù lao theo công việc".

Người Do Thái cho rằng, tiền bạc không phải là thứ làm vấy bẩn tâm hồn trẻ thơ. Cho trẻ tiếp xúc sớm với tiền sẽ rất có ích trong việc bồi dưỡng cách kinh doanh cho chúng

 

Bồi dưỡng ý thức về tiền thích hợp theo từng độ tuổi

Các chuyên gia giáo dục phương Tây cho rằng, trong số những người Do Thái có rất nhiều người giàu có, đó không chỉ là do sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân họ, mà còn do từ nhỏ họ đã được bồi dưỡng ý thức về tiền bạc. Sự bồi dưỡng ý thức về tiền bạc, về kinh tế được bắt đầu khi trẻ 3 tuổi, các bậc cha mẹ sẽ lập kế hoạch thích hợp cho từng độ tuổi của con:

.

Từ khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.

.

Từ 3 – 4 tuổi: Học cách nhận biết chủng loại tiền, nhận thức giá trị trên tiền nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ.

Từ 4 – 5 tuổi: Mua những đồ đơn giản dưới sự giám sát của người lớn.

Từ 5 – 6 tuổi: Dạy cho trẻ biết rằng tiền kiếm được không dễ, muốn có được nó phải lao động vất vả.

Từ 6 – 7 tuổi: Có thể đếm 1.000 – 5.000 đô la, biết "bỏ ống" tiết kiệm tiền, bồi dưỡng ý thức "đây là tiền của con".

Từ 7 – 8 tuổi: Tự xem và hiểu giá trị ghi trên bao bì sản phẩm, có thể tự so sánh với số tiền trong túi mình, phán đoán mình có đủ khả năng mua món hàng đó không.

Từ 8 – 9 tuổi: Hiểu cách gửi tiền ở ngân hàng, có thể tự làm việc kiếm tiền tiêu vặt như bán báo, đánh giày, làm việc nhà…

Từ 9 – 10 tuổi: Biết phân bổ hợp lý số tiền trong tay mình, khi đi mua hàng có thể mặc cả với chủ cửa hàng, khi tự bán đồ thì cò kè kiếm từng đồng để học cách giao dịch. Không được coi thường giá trị của một đồng tiền.

Từ 10 – 12 tuổi: Đích thân thể nghiệm kiếm tiền không phải là chuyện dễ dàng nên phải có ý thức tiết kiệm nhất định.

Từ 12 tuổi trở lên, trẻ có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh giống như người lớn.

.

Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động. Con cái sẽ có quyền tự quyết định chi tiêu. Ngay cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ cũng không can thiệp để mắng mỏ hay giúp đỡ. Trẻ sẽ tự học hỏi sau những thất bại. Bằng cách này, chúng sẽ sáng tạo hơn trong quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

.

Bắt đầu từ giáo dục là mấu chốt thành công của người Do Thái.

Nụ cười luôn rạng rỡ trên môi chỉ khi có được người bạn tốt

 

NỤ CƯỜI LUÔN RẠNG RỠ TRÊN MÔI CHỈ KHI CÓ ĐƯỢC NGƯỜI BẠN TỐT


Có bạn bè khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của ta thăng hoa, nhưng cũng có những người độc hại bên cạnh khiến cuộc sống của ta mệt mỏi, tiêu cực hơn. Từ xa xưa ông bà ta cũng có câu "chọn bạn mà chơi", quả thật mối quan hệ bạn bè là sự thoải mái và tự nguyện, tuy nhiên, để có được người bạn tốt là một điều may mắn, nếu chúng ta không có “cách chơi tử tế” thì khó lòng giữ được những người tốt ở bên cạnh chúng ta lâu dài. Đôi bên cần có những quy tắc chung, mỗi người cũng phải dày công xây đắp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó. 

.

Hãy nhớ "Vạn người quen có mấy người là bạn? Trăm loại bạn có mấy người là thân? Chục người thân có mấy người là tốt? Vài người tốt liệu có được bền lâu?

.

Có được người bạn tốt đầu tiên là phải ứng xử hài hoà với những người gần gũi có thiện chí:

* Không phụ lòng người tin tưởng mình

* Không bỏ rơi người đã giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn

* Ai tốt với mình, mình tốt lại

* Ai chân thành với mình, mình chân thành lại

* Ai thương mình thì mình thương

* Luôn giữ cho mình nụ cười rạng rỡ trên môi, tâm thái tích cực.


Và ta phải thật mau cho lướt qua để khỏi tốn công sức và thời gian, loại người vô thưởng vô phạt đang quanh quẩn bên ta như các hạng người mình không thích, người không cùng quan điểm, đó là chưa kể, kẻ thích ăn sẵn-thích nhờ vã, kẻ vô ơn, kẻ luồn cúi nịnh bợ, kẻ đâm chọt sau lưng…

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

May mắn lớn nhất của cuộc đời

 

MAY MẮN LỚN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI LÀ ĐƯỢC LÀM HỌC TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY GIỎI

May mắn lớn nhất của cuộc đời, không phải trúng số độc đắc, cũng không phải sinh ra ngậm thìa vàng mà là có người giỏi dẫn dẫn bạn bước lên một tầng cao mới.

Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là nhóm quan hệ trong cuộc sống, nhóm quan hệ trong công việc.

Người xưa có câu: "Làm đầy tớ người khôn còn hơn làm thầy kẻ dại", nhưng xem ra trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn chọn được sếp giỏi để tôn làm thầy. Nhưng may mắn nếu có một người cấp trên, một người thầy giỏi hướng dẫn thì việc đó có thể thay đổi cả cuộc đời của bạn.

Không cần phải xắn tay vào làm cùng, nhưng thầy giỏi là người định hướng giỏi

Công việc của người thầy là đưa ra lời khuyên dành riêng và định hướng nghề nghiệp cho bạn. Họ không cần phải làm chung cơ quan với bạn, không cần hùn vốn, hay không trực tiếp can hệ vào những công việc bạn đang bắt tay vào làm. Nhưng họ phải hiểu rõ con người bạn, hiểu rõ tính cách công việc và thế mạnh của bạn để đưa bạn lên một tầm cao mới.

Nào, bây giờ thử lục lại trong trí nhớ của mình, trong mấy mươi năm qua, đoạn nào bạn bế tắc nhất? Bế tắc là lúc bạn: phá sản, nợ nần ngập ngụa, kinh doanh không lời, nhân viên quá tải, làm thuê lâu năm, thu nhập không tăng… hoặc bạn sống không hạnh phúc, cảm giác không có năng lượng khi làm bất cứ việc gì. Trong khoảng thời gian đó, bạn có gặp được ai, mối nhân duyên nào khiến bạn vực dậy và có động lực để bắt đầu lại hay không?

Nếu gặp được người chỉ cho bạn lý do, truyền cảm hứng và khiến bạn phải thay đổi, khiến bạn thức tỉnh nhiều điều thì trong khoảng thời gian đó họ chính là người thầy. Họ có thể là bạn bè của bạn, sếp của bạn, người thân của bạn, thậm chí là người yêu…

Câu chuyện dưới đây có thể khiến bạn có thêm động lực:

Đó là 2 năm trước có 1 cậu bạn trẻ inbox cho tôi rằng cậu đã 28 tuổi, nhưng chưa dám mở rộng cửa hàng thời trang, một phần vì số vốn ít ỏi, một phần chưa biết bắt đầu từ đâu, phần khác lại không dám vay ngân hàng vì sợ thua lỗ thì không cách nào hoàn lại được.

Sau những ngày trải nghiệm, cậu ấy mới nhận ra rằng hóa ra rào cản lớn nhất của cậu ấy chính là hiểu sai về chiến lược kinh doanh, chỉ coi kinh doanh là công việc có thể kiếm được tiền chứ không phải là THÀNH CÔNG và SỰ GIÀU CÓ.

Chính vì vậy, cậu ấy cứ đi theo lối mòn làm sao để kiếm thêm tiền, hoàn lại vốn, rồi lại làm sao kiếm thêm tiền. Mà không biết được rằng, để biến doanh nghiệp, cơ sở của mình thành "cỗ máy in tiền tự động" phải cần bỏ qua cái ý nghĩ chỉ "lấy tiền là mục tiêu" hoạt động. Bởi "sở hữu một công việc kinh doanh là chiến lược quan trọng để chúng ta có thể hoàn toàn tự do về tài chính. Chúng ta kinh doanh để điều khiển đồng tiền, chứ không phải để nó chi phối ngược lại".

Bạn biết không? Cậu bạn trẻ đó, cửa hàng thời trang cậu ấp ủ đó, bây giờ doanh thu hàng ngày 30-40 triệu đồng. Tất cả nhờ tới một người thầy giỏi đã đánh thức những tiềm năng bên trong cậu ấy, giúp cậu ấy nhìn nhận lại những sai lầm trong chiến lược kinh doanh, hiểu đúng cách vận hành, làm chủ đồng tiền thay vì bị nó chi phối.

Điều đặc biệt nữa, không chỉ muốn bản thân mình thay đổi, mà cậu ấy còn muốn giúp những người đồng đội của mình cũng thay đổi.

Chỉ khi sát cánh cùng những người tài năng, có ý chí, có nghị lực, thì cuộc đời của bạn mới cất cánh và bước sang trang mới. Nếu không sẽ mãi chỉ quẩn quanh trong những mối quan hệ vô bổ, độc hại, mất thời gian.

Còn bạn, bạn đã tìm được người thầy giỏi để học hỏi, trau dồi chưa?