Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Hôn nhân là chuyện hệ trọng của cuộc đời

 

HÔN NHÂN LÀ CHUYỆN HỆ TRỌNG CỦA CUỘC ĐỜI

.

Ta thường nghe câu nói: “Một đời lấy vợ hư, ba đời không có con ngoan”, có thể thấy sức ảnh hưởng của người phụ nữ đối với gia đình là rất to lớn. Nếu bạn gặp gỡ kiểu phụ nữ dưới đây dù xinh đẹp, giỏi giang đến đâu, hãy cân nhắc kỹ nếu muốn cưới họ làm vợ, vì hậu quả có thể là tai hoạ khó lường!

.

Kiểu phụ nữ giả tạo và ương ngạnh

Phụ nữ có một chút ương ngạnh thì dễ thương, nhưng “quá ương ngạnh” thì điều đó thể hiện sự tự cao tự đại. Chỉ một chút mâu thuẫn nhỏ mà họ đã làm to chuyện thì sẽ là thảm hoạ cho gia đình. 

Khi quen một cô gái mà họ có quan điểm rằng: "Người đàn ông yêu tôi phải chiều chuộng và bao dung tôi vô điều kiện, nếu không thì anh ấy đâu có yêu tôi”.

Trên thực tế, ngay cả bố mẹ đẻ cũng không thích, nếu bạn là người chỉ biết ích kỷ, ngang ngạnh và cứng đầu.

Một người đàn ông bình thường sẽ không bao giờ cưới một cô gái ương ngạnh về làm vợ.

.

Một người phụ nữ không có phép tắc

Đối với người phụ nữ, không có phép tắc và giáo dưỡng là điều rất đáng sợ. Làm người phải có lý có tình, có trên có dưới, đừng ỷ vào nhan sắc và trí tuệ của mình rồi nghĩ rằng mọi người đều là “con tốt” dưới tay mình mà toàn quyền quyết định. Một số sai lầm có thể sửa chữa được, nhưng một số sai lầm phải trả giá bằng cả cuộc đời.

Một phụ nữ không có nguyên tắc và giới hạn giống như quả bom hẹn giờ, không biết sẽ “phát nổ” khi nào, không ai biết cô ấy sẽ đặt gia đình mình ở đâu vì quyền lợi của bản thân.

.

Người phụ nữ quá nhạy cảm

Hầu hết trong các mối quan hệ yêu đương và hôn nhân, phụ nữ thường nhỏ tuổi hơn và dễ xúc động hơn nam giới, điều này là bình thường. Nhưng một số phụ nữ lại quá nhạy cảm.

Khi giao tiếp với mọi người, cô ấy phải suy nghĩ rất lâu trước những lời nói vô ý của người khác, và cho rằng người khác đang nhắm vào mình.

Ở bên một người phụ nữ như vậy thật sự rất mệt mỏi, nhược điểm lớn nhất của họ là suy nghĩ quá nhiều, điều này không chỉ khiến bản thân họ mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực vô nghĩa, mà còn kéo cả những người thân trong gia đình họ vào trạng thái nặng nề. 

.

Nếu hai kiểu phụ nữ đầu ảnh hưởng đến nề nếp gia phong, thì ảnh hưởng của loại phụ nữ “quá nhạy cảm” chính là vận khí gia đình. Sau khi cưới một người phụ nữ như vậy thì gia đình khó có được những giây phút vui vẻ hạnh phúc thực sự. Ngay cả khi vẫn giữ được gia đình, thì mọi người cũng không thể chịu đựng nổi khi họ giải thích quá nhiều.

.

Người phụ nữ thích chỉ trích 

Thực tế, hôn nhân cũng là lần tái sinh thứ 2 của một người đàn ông. Một số người đàn ông trước khi kết hôn có cuộc sống rất tốt, nhưng sau khi kết hôn thì họ chẳng có gì, nguyên nhân là vì họ có người vợ thích chỉ trích một cách mù quáng.

Phụ nữ cần được nuông chiều, đàn ông cần lời khen ngợi. Đối với hầu hết đàn ông, lời khen chân thành có thể tạo ra hiệu quả không ngờ.

.

Trên thực tế, dù là đàn ông hay phụ nữ, thì những “trận đòn” bằng ngôn từ chỉ trích sẽ chỉ khiến người ta ngày càng thiếu tự tin mà thôi.

Bạn phải biết rằng hôn nhân không phải là một lớp học, và ngay cả một giáo viên cũng không giáo dục học sinh của mình bằng cách nhiếc móc, trách cứ hay ngược đãi tinh thần.

Hơn nữa, tính cách của người mẹ còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của đứa trẻ.

 

Đối với một gia đình, kiểu phụ nữ bạn kết hôn cho thấy bạn sẽ phải đối mặt với cuộc sống như thế nào trong trong những năm tháng cuộc đời.

.

Trong hôn nhân, dù là đàn ông hay đàn bà, bạn không thể chọn người bạn đời chỉ dựa vào tình yêu và sắc đẹp, nếu không, sự bồng bột nhất thời của bạn sẽ phải trả giá bằng sự bình yên cả đời.

 

 

Ngôi làng không có cảnh sát, không có trộm cắp

 

 Ngôi làng Eibenthal. (Ảnh: Youtube/Gazeta de Sud)

NGÔI LÀNG Ở ROMANIA KHÔNG CÓ CẢNH SÁT, KHÔNG CÓ TRỘM CẮP


Eibenthal là một ngôi làng nằm ở miền núi phía Tây Romania, dân cư ở đây chủ yếu là người Czech. Điều đặc biệt là ngôi làng thuộc mẫu hình “không tưởng”, căn bản không hề tồn tại nạn trộm cắp, ngay cả để tiền ở bên đường cũng không có ai lấy đi.

.

Eibenthal nằm ở hạt Mehedinti, có khoảng 300 cư dân đang sinh sống, họ nổi tiếng sống ôn hòa và tôn trọng lẫn nhau. Ở làng này không có sở cảnh sát, thật ra cũng không cần, bởi vì hầu như ở đây không hề có nạn trộm cắp, tỷ lệ phạm tội cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước.

Trị an ở Eibenthal rất tốt, dù ở tiền ở bên đường cũng sẽ không có ai lấy đi. Lấy một ví dụ, người dân làng này thường sẽ để tiền mua bánh mì ở trong túi và để lại tờ giấy có ghi số lượng muốn mua, sau đó treo ở nơi dễ thấy bên đường. Khi nhân viên giao bánh mì ở gần làng lái xe đi ngang qua, họ sẽ để lại bánh mình theo số lượng trên giấy rồi lấy tiền và thối tiền vào trong chiếc túi. Cách mua bán dựa trên cơ sở tin tưởng này đã kéo dài hơn 20 năm qua và chưa từng có ai cho biết bị mất tiền cả.

 


Chiếc túi mà người dân làng treo bên đường để mua bánh mì. (Ảnh: Youtube/Gazeta de Sud)

 

Ông Stefen Benedict (75 tuổi) sống ở làng này đã chia sẻ với đài Euronews rằng: “Tôi cứ để cái túi ở đó, sau đó vào nông trại làm việc. Đến chiều tối tôi sẽ về lấy bánh mì và tiền thừa.”

Còn bà Augustina Pospisil (40 tuổi) thì cho biết bà mua bánh mì bằng cách này đã 15 năm, bà chưa từng nghe nói có người bị mất bánh mì hay tiền.

.

Cách mua bán ở ngôi làng này bắt đầu từ năm 1996. Do tiệm bánh mì duy nhất trong làng đóng cửa sau cuộc cách mạng năm 1989, người dân làng đành phải đổi sang tiệm bánh mình cách làng 20 km. Nhưng nhân viên giao bánh mình 2 ngày mới đến một lần nên người dân phải canh chừng.

Sau này có người nghĩ ra một cách đơn giản. Ông để tiền và tờ giấy có viết số lượng cần mua vào một chiếc túi rồi đi làm. Mọi người lần lượt làm theo nên cách mua bán này đã được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

.

Không chỉ có cách mua bánh mì này, người dân Eibenthal cũng vô cùng tôn trọng tài sản riêng của nhau. Nếu không được cho phép, họ sẽ không tự vào vườn nhà người khác. Khi có việc gì đó, họ sẽ đứng trước cửa gọi chủ nhà, sau khi được mời thì họ mới vào nhà, nếu không được đáp lại thì họ sẽ rời đi.

.

Trưởng thôn Victor Doscocil cho biết, ông rất vui khi người dân trong làng giữ được truyền thống như vậy cũng như không phải lo lắng về nạn trộm cắp.

Ông Doscocil cho hay, mọi người ở đây quen biết nhau và cách mà họ lớn lên nói với họ rằng: nếu họ cần thứ gì đó của ai đó thì hãy mở lời nói với họ chứ đừng trộm cắp.


Theo Epoch Times

 


Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

‘Bà mẹ’ của phong trào nhân quyền Hoa Kỳ

Ảnh: Rosa Parks

‘BÀ MẸ’ CỦA PHONG TRÀO NHÂN QUYỀN HOA KỲ

Rosa Parks tên thật là Rosa McCauley sinh ngày 4/2/1913 tại thành phố Tuskegee, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Cha mẹ li hôn khi bà còn nhỏ, Rosa Parks về sống với mẹ tại thành phố Montgomery.

Năm 20 tuổi, Rosa Park lập gia đình với một người thợ cắt tóc tên là Raymond Parks. Ngoài thời gian đi làm, bà tham gia hoạt động với Hiệp hội Quốc gia Vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) cũng như Hội Cử tri ở Montgomery.

Năm 30 tuổi, bà đã tẩy chay những nơi có bảng dành riêng cho người da màu “Colored”. Bà sẵn sàng đi bộ từng bậc thang thay vì đi thang máy dành riêng cho người da đen. Vào thời của bà, hành khách da đen phải lên xe ở cửa trước, trả tiền vé, xong bước xuống (bằng cửa trước) và lên xe lần nữa bằng cửa sau. Dù rằng đa số hành khách là người da đen, 4 hàng ghế trên đầu luôn được dành cho hành khách da trắng. Ngay cả hàng ghế ở giữa, họ chỉ được ngồi nếu không có hành khách da trắng nào lấy chỗ.

Thời gian đó, một cảnh tượng thường thấy trên xe buýt là những khách hàng da đen, cả đàn ông lẫn phụ nữ đứng trong sự giận dữ thầm lặng trước 4 hàng ghế trống trơn dành cho người da trắng.

Một hôm khi tan viêc ra về, bà lên một chiếc xe buýt và chỉ có được ghế trống ở hàng ghế giữa. Xe chạy được một quãng thì có một nam hành khách da trắng bước lên xe và đòi bà phải đứng dậy nhường ghế. Tài xế xe buýt ra lệnh cho bà Parks và 3 hành khách da đen khác phải đứng lên nhường chỗ. Ba người kia làm theo lệnh, nhưng bà Parks từ chối. Người tài xế dọa gọi cảnh sát. Bà Parks chỉ nhẹ nhàng trả lời “Xin cứ gọi cảnh sát”.

Bà Parks bị đưa về đồn cảnh sát. Sau đó, bà bị cảnh sát Alabama bắt giam và phạt 14 USD. Bà Rosa Parks không phải là người da đen đầu tiên đi xe buýt ở Montgomery bị bắt vì tội không nhường chỗ cho người da trắng, nhưng bà là người đầu tiên dám thách thức những bộ luật phân biệt chủng tộc tại Alabama.

Việc bà bị bắt đã mở màn cho phong trào phản kháng có một không hai trong lịch sử nước Mỹ. Cộng đồng người da đen ở Montgomery đã phản ứng quyết liệt. và quyết định kêu gọi toàn thể cộng đồng hưởng ứng điều này.

Cuộc tẩy chay kéo dài 381 ngày, gây tình trạng thiệt hại tài chính trầm trọng cho công ty xe buýt, dẫn đến việc chấm dứt thi hành các luật lệ kỳ thị trên xe buýt. Từ đó, bà Parks được coi là “Bà mẹ của phong trào Nhân quyền Hoa Kỳ”.

Năm 1999, Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng bà Huy chương Vàng danh dự (Congressional Gold Medal of Honor), giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Trong buổi nhận huy chương, bà Parks nói “chiếc huy chương này là niềm khích lệ cho tất cả chúng ta cố gắng đến khi nào tất cả mọi con người đều được quyền bình đẳng.”

Câu chuyện của bà được in trong sách giáo khoa để nhiều thế hệ học sinh Hoa Kỳ lớn lên sau đó đều được đọc và hiểu về một thời đại với những điều phi lý mới chỉ xảy ra hơn nửa thế kỷ trước.

Ngày 24/10/2005, bà Rosa Parks qua đời ở tuổi 92.