Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford của Steve Jobs

 

 Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.

BÀI PHÁT BIỂU BẤT HỦ TẠI LỄ TỐT NGHIỆP Ở ĐẠI HỌC STANFORD NĂM 2005 CỦA STEVE JOBS

Cái Chết có lẽ là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

.

Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu.

.

Khi còn trẻ, tôi thấy một ấn bản rất thú vị là cuốn Cẩm nang thế giới (The Whole Earth Catalog), một trong những cuốn sách thuộc hàng “kinh thánh” của thế hệ tôi. Ở thời điểm 35 năm trước khi Google ra đời, nó rất lý tưởng, chứa đầy những hình minh hoạ trang nhã cùng những tri thức vĩ đại.

Ấn phẩm Cẩm nang Thế giới, được đưa vào hoạt động cho đến ấn bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh, một nơi bạn có thể tạm trú khi bạn đang trên đường phiêu lưu. Bên dưới là dòng chữ “Hãy cứ đói khát và dại dột”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ.

.

Hãy cứ đói khát và dại dột. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

.

Hãy luôn khát khao và hãy luôn dại khờ.

Trích đoạn phần cuối


Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Kịch bản của sự sống

 

KỊCH BẢN CỦA SỰ SỐNG

Hiromi Shinya trở thành trưởng khoa Nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ khi mới 30 tuổi. Trong suốt thời gian công tác, bác sĩ Hiromi Shinya chưa một lần bị bệnh. Ông chỉ đi khám duy nhất một lần vào năm 19 tuổi khi mắc cúm.

Để có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai như vậy, theo ông dù công việc vất vả đến đâu ta vẫn phải duy trì phương pháp ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.

Hiromi Shinya nói về "kịch bản của sự sống". Mỗi sinh mệnh, từ khi sinh ra đã mang trong mình một "kịch bản" cần thiết để sống lâu và khỏe mạnh. Các loài động vật hoang dã biết được kịch bản sống, nên chúng sống theo bản năng và sống theo kịch bản đấy. Bản thân con người cũng có kịch bản của sự sống nhưng chúng ta lại kiêu ngạo bỏ qua kịch bản ấy. Để thỏa mãn dục vọng được ăn các món ăn ngon, chúng ta vượt ra khỏi phạm vi thực phẩm cho phép của tự nhiên.

Vì dục vọng muốn canh tác an nhàn hơn, chúng ta cho ra đời các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Vì muốn có nhiều đất đai, tiền bạc, chúng ta đã tạo ra chiến tranh... Để đạt được những ham muốn, những tiện ích ngày càng lớn ấy, con người đang phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.

Hiromi Shinya đề cập đến rất nhiều quan niệm sai lầm mà con người vẫn đang tin tưởng cũng như những chế độ ăn đang gây ra tác động tiêu cực cho cơ thể. Chẳng hạn như việc chúng ta thường dùng nước ngọt, nước đóng chai, nước hoa quả để thay nước lọc trong việc giải khát sẽ khiến cơ thể tiêu tốn rất nhiều "enzyme kỳ diệu” (lợi khuẩn) để tách bỏ các tạp chất trong các loại nước này ra ngoài, bên cạnh đó cũng sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên, kéo theo các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì.

.

Ông cho rằng những quan niệm sai lầm của nhiều người là "ăn thịt nhiều sẽ khỏe mạnh" hay "sữa bò có nhiều dinh dưỡng" bởi việc ăn nhiều thịt động vật có chứa nhiều protein, tốc độ trưởng thành của con người được đẩy nhanh hơn, đến một độ tuổi nào đó sẽ chuyển sang trạng thái lão hóa. Còn sữa bò có thể gây ra hiện tượng "không dung nạp lactose" ở người dẫn đến các tình trạng tiêu chảy, đau bụng,… và không hoàn toàn tốt cho người trưởng thành như chúng ta vẫn nghĩ.

.

Hiromi Shinya: Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta sống với vô số áp lực, căng thẳng, ô nhiễm và thường quên chú ý đến cơ thể thông quan những việc nhỏ nhặt nhất như bữa ăn, chế độ sinh hoạt,... trong khi việc ăn uống có thể khiến enzyme củng cố môi trường đường ruột, giúp ta duy trì được một tình trạng sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

Con người chúng ta nếu không có động lực sống, không có tình yêu thương dành cho người khác và không được người khác yêu thương sẽ chẳng thể hạnh phúc. Và để đạt được điều đó, để có thể sống hạnh phúc chúng ta ít nhiều cần phải “cố sức”, cần phải “hy sinh”. Nếu chỉ muốn ăn toàn những món có lợi cho cơ thể mà từ chối các buổi liên hoan thì chúng ta chẳng thể kết giao bạn bè. Cơ thể dù khỏe mạnh đến đâu nhưng nếu không có bạn bè thì cuộc đời này có còn hạnh phúc. Nếu chỉ vì không tốt cho cơ thể mà không chấp nhận những công việc vất vả hay làm thêm giờ thì bạn chẳng thể đạt được những thành công trong xã hội.

Lời nhắn gửi của Hiromi Shinya: Bạn là bác sĩ tốt nhất của chính mình. Nếu cảm thấy đang cố sức thì bạn nên ráng nghỉ ngơi, trân trọng cơ thể của chính mình. Thân thể là kết quả của cuộc đời đã qua, cách sống, thái độ sống đều thể hiện trên thân thể. Và sau khi đã chú ý đến thân thể, bạn hãy nghe theo “kịch bản của sự sống” và thường xuyên cảm nhận những niềm hạnh phúc trong cuộc đời này. Cho dù có những lúc bạn phải làm việc quá sức thì “enzyme” diệu kỳ cũng sẽ giúp đỡ bạn.

Hy vọng bạn sẽ tìm thấy phương pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp với bản thân để có thể duy trì nguồn enzyme tích cực, tránh xa nguồn enzyme có hại để sống vui, sống khỏe hơn.

 

 

Ngày nay sự thiếu hiểu biết được hợp lý hoá

 

NGÀY NAY SỰ THIẾU HIỂU BIẾT ĐƯỢC HỢP LÝ HOÁ


Hơn 50% bạn trẻ 10X không thể biết tên ai đã bắn tổng thống Mỹ hay khám phá ra một hành tinh; họ không biết thành phố cổ nào nổi tiếng với vườn treo, hay không thể nói được từ duy nhất con quạ trong bài thơ của Edgar.

Sự thiếu hiểu biết cũng có thể rất hợp lí - như nhà kinh tế Anthony Downs khẳng định vào những năm 1950. Theo ông, có rất nhiều tình huống chi phí để có được kiến thức còn lớn hơn lợi ích của kiến thức. Có lẽ bạn tốt nghiệp và có một công việc lương cao mà không cần hiểu tí gì về bài thơ con quạ kia. Vậy thì tại sao phải học nó đến 7 giờ cơ chứ?

.

Chúng ta đang trong thời đại hoàng kim của sự thiếu hiểu biết và thiếu hiểu biết được hợp lí hóa. Thông tin luôn được tạo ra, mất giá trị, trở nên lỗi thời với một tốc độ chóng mặt. Mỗi ngày văn hóa lại thay đổi không ngừng không nghỉ. Thật khó để để bắt kịp hay thậm chí chẳng biết việc bắt kịp có còn ý nghĩa gì không.

Chúng ta mù mờ về những sự kiện xảy ra tại Trung Đông, của tiểu thuyết đương đại, vấn đề chính trị địa phương, ngành may mặc và bóng rổ đại học. Một người bạn băn khoăn rằng liệu có ổn khi cô ta không biết chút nào về Game of Thrones. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ thông tin nào để né tránh vấn đề này. Nhưng bạn không thể tra một quan điểm trên Google.

.

Những người thiếu hiểu biết không nhất thiết là một người biết ít. Họ chỉ biết những thứ khác thôi. Một game thủ dành hết thời gian rảnh rỗi để chơi game sẽ có sự hiểu biết toàn tập về những trò chơi. Anh ta bị đánh giá là thiếu hiểu biết bởi những tiêu chuẩn tùy ý đánh giá cái gì mới là quan trọng. Không phải ai cũng đồng ý rằng có một hệ thống cố định những thông tin chúng ta nên biết. Hệ thống này không tồn tại thì khái niệm sự hiểu biết sẽ trở thành một khái niệm tương đối.

.

Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay không cho ta nhiều hướng dẫn. Chúng khuyến khích chúng ta tạo ra những màng lọc thông tin mang dấu ấn cá nhân để dễ dàng tìm đọc thông tin về người nổi tiếng được yêu thích, show truyền hình, các nhóm hoạt động, tư tưởng chính trị hay đồ chơi công nghệ cao. Điều này khiến cho ta dành ít thời gian và chú ý hơn cho những mối quan tâm khác.

Rủi ro lớn nhất không phải Internet làm chúng ta thiếu hiểu biết hay không hiểu biết. Nó khiến chúng ta trở nên siêu ngu để nhận thức được về những điều chúng ta ngu.

.

Theo Nymag