Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Phương pháp hít thở của BS Nguyễn Khắc Viện

 

PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ CỦA BS NGUYỄN KHẮC VIỆN

.

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.

Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.

.

Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi, sự sống của ông ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc đó, các bác sĩ tiên lượng ông chỉ sống thêm chừng 2 năm nữa. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật!

.

Bác sĩ Viện sống khỏe mạnh, cống hiến hết mình cho tới năm 85 tuổi. Ông từng nói rằng, sau này ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm triết học, văn học, … mà chính là bài vè dạy thở với 12 câu:

Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm chậm sâu đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được!

.

Tầm quan trọng của việc hít thở đối với cuộc sống con người

Thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ, tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từng tâm sự, trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp,… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông bật mí, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở. Cũng chính nhờ thở đúng cách mà ông không bị stress, không bị mệt.

 


Bài tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Thở khi đi bộ:

Phương pháp này kết hợp giữa tập thở với đi bộ, thích hợp cho người cao tuổi. Đây là phương pháp vừa đơn giản vừa phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người cao tuổi. Trong khi đi bộ, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức:

– 4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra;

– 2 bước ngừng thở;

– tiếp theo 8 bước thở ra, thót bụng lại.

Đi nhanh hay chậm, quãng đường ngắn hay dài tùy khả năng sức khỏe mỗi người. Việc tập luyện sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi thoáng khí, trong lành, người tập có tinh thần thư thái, thoải mái.

.

Thở 4 thì bằng nhau:

Phương pháp tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Thì 1: hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra.

Thì 2: nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.

Thì 3: thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.

Thì 4: nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10.

.

Cái khó của phương pháp này là phải hít vào đến mức tối đa, lại nín thở kéo dài, sau đó mới thở ra từ từ, ít người tập có đủ sức nín thở lâu như thế mà cơ bắp vẫn thả lỏng, nét mặt bình thản thoải mái. Người tập cần tập từ từ, nâng dần thời gian mỗi thì thở lên đến mức tối đa.

Việc tập hít thở đúng mỗi ngày kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ mang đến cho bạn một sức khỏe tuyệt vời để có thể học tập, làm việc và tận hưởng cuộc sống!

Cụ ông 256 tuổi tiết lộ bí quyết trường thọ

 

CỤ ÔNG 256 TUỔI TIẾT LỘ BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ KHIẾN GIỚI Y HỌC “KHÔNG THỂ TIN NỔI”

Về cuộc đời cụ lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Cụ sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cụ từng nói rằng mình sinh năm 1736.

Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên).

Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. 


 Cụ Li năm 10 tuổi đã từng đi khắp nơi như Cam Túc, Thiểm Tây, Tây Tạng, An Nam, Tây An và Mãn Châu để hái thuốc. Thời đó trở về trước mọi người đều lấy việc đi hái thuốc làm nghề chính. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác hái về. Cụ bán các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô v.v., đồng thời cụ cũng dùng những loại thảo dược này cùng với rượu gạo làm đồ ăn thức uống sống qua ngày.

Cụ Li bắt đầu học Đông y từ khi 10 tuổi, cụ thường đi hái lá cây thuốc trong rừng để nghiên cứu phương thuốc trường sinh bất lão. Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống. Năm 1749, khi cụ 71 tuổi, cụ đã gia nhập quân đội với danh nghĩa võ sư. Cụ Li rất được mọi người yêu quý, cụ đã từng kết hôn 23 lần, sinh được hơn 200 người con.

Năm lên 10 tuổi, ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua.

251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60

Năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm thế nào mà cụ Li tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng về cụ được chụp trong thời gian này.

Sau khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch.

Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.

Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

.

Khi cụ sắp qua đời, cụ đã nói: “Ta đã hoàn thành toàn bộ những việc phải làm trên đời này rồi.” Lời nói cuối cùng của cụ liệu có hàm ý bí quyết trường thọ trong đó không? Cụ thường bị mọi người hỏi bí quyết trường thọ. Bí quyết trường thọ của cụ Li là:

.

“Luôn giữ cho tâm được tĩnh, đứng ngồi ngay ngắn, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như chim, ngủ tỉnh như chó giữ nhà”.

Khi được lãnh chúa Wu Pei Fu (Ngô Bội Phu) mời đến nhà riêng để chia sẻ về bí quyết trường thọ cụ cũng từng trả lời như vậy.

.

Cụ Li luôn giữ tâm trí thoải mái, kết hợp kỹ năng thở để tạo ra bí quyết trường thọ của riêng mình. Ngoài ra thói quen ăn uống cũng có tác dụng rất lớn trong vấn đề giữ gìn tuổi thọ của cụ. Tuy nhiên trong ghi chép của người đời, bí quyết lớn nhất của cụ vẫn là giữ cho tâm được tĩnh.

 

Vì sao chúng ta khó làm được như cụ?

Trên đời này luôn có những người không sống theo quy luật của dòng đời, họ là người sống không có áp lực, không phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, tạo được thói quen sinh hoạt điều độ. Họ không ăn kẹo, mì hoặc bất kì một loại thực phẩm độc hại nào.

Họ không sống theo cách sống tiêu chuẩn của người Mỹ. Họ không ăn đồ ăn có mỡ, ngọt. Họ cũng không uống kháng sinh, không hút thuốc uống rượu. Trong thực phẩm của họ không có thực phẩm bẩn, họ chỉ ăn thực phẩm sạch và cỏ cây không nhiễm hóa chất, vì thế cơ thể họ tự có hệ thống miễn dịch vững chắc và an toàn.

.

Khi rảnh rỗi họ thường luyện kỹ năng thở trong môi trường tự nhiên, đầu óc thanh thản không nghĩ ngợi, biện pháp này đặc biệt tốt với sức khỏe tinh thần và thể lực của con người. Họ tạo được thói quen đơn giản hóa mọi việc, nghỉ ngơi đủ giấc, phần lớn thời gian đều ở ngoài trời, trân trọng, yêu mến và hết sức đồng hóa với thiên nhiên. Họ khai thác, dùng những sản vật của tự nhiên nhưng không hề lạm dụng, tàn phá.

Họ còn sống một cách dung dị cùng Đất Trời, điều đó tạo thành thói quen kính trọng Trời Đất, con người và tự nhiên sống hiền hòa, như thế họ sẽ đạt được những gì đáng có. Cho nên thuận theo tự nhiên mà họ đạt được tuổi thọ như vậy.

.

Quay trở về với hiện tại thực tế của con người ngày nay, con người chúng ta có khá nhiều câu hỏi tại sao. Tại sao con người lại mắc nhiều bệnh tật thế, tại sao lại nhiều thảm họa thiên nhiên lại xảy đến với con người như vậy, hạn hán, lũ lụt, sóng thần….rất nhiều thứ luôn rình rập và gây bao khó khăn cho con người? Vậy hãy thử ngẫm lại xem, chúng ta đã đối xử với thiên nhiên như thế nào, khai thác hay lạm dụng, giữ gìn hay hủy hoại?…

.

Khi được đắm chìm trong nắng ấm ngọt ngào, chúng ta như cảm thấy mình trẻ ra phải không, đó là quãng thời gian chúng ta đi nghỉ dưỡng, quãng thời gian chúng ta mơ ước về một cuộc sống hòa nhập vào với thiên nhiên nhưng lại phải chi phí mất bao nhiêu tiền? Còn đối với con người thọ hàng trăm tuổi như trên họ có mất chi phí nào không? Nếu chúng ta tốt với cơ thể mình, thuận theo tự nhiên được như họ, ai sẽ biết được chúng ta thọ được bao nhiêu tuổi.

.

Theo DKN

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Lắng nghe là đạo trị quốc

 

LẮNG NGHE LÀ ĐẠO TRỊ QUỐC

Trong lịch sử các đời minh quân đều có các ngôn quan, gián quan, những người phải thực sự biết lắng nghe để phân biệt rõ tốt xấu, phải trái từ đó có lời khuyên can bậc quân vương. Bên cạnh đó còn có sử quan, những người giữ vững sự khách quan để thấu hiểu, quan sát, rồi lưu lại lịch sử một cách chính trực nhất.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, các vị minh quân sáng lập đế nghiệp huy hoàng hay khai sáng thịnh thế đều là bậc quân vương biết lắng nghe, kính trời kính đất và Thần linh. Không những thế, họ tuy ở trên vạn người nhưng lại luôn khiêm cung, nhường nhịn, tiếp thu can gián, thấu hiểu lòng dân, thuận thiên hành đạo. Họ dùng chính hành vi, lời nói, đạo đức của bản thân để làm gương cho dân chúng, vì thế mà quốc thái dân an.

Hoàng đế nhà Đường, Đường Thái Tông tuyển người hiền đức làm gián quan, dùng nhân từ cai quản thống trị thiên hạ, vui mừng khi nghe được những lời góp ý, luôn tự suy xét lại bản thân, khoan dung rộng lượng nên mới giúp Đường triều đi lên đỉnh cao của lịch sử. Hoàng đế Khang Hy cũng như vậy nên mới sáng tạo ra thời đại “Khang Càn thịnh thế”.

Không chỉ những bậc Quân chủ xưa biết lắng nghe mà được thiên hạ, mà các nhà lãnh đạo tài tình trên thế giới cũng đều là những người biết lắng nghe cả.

Theo Trí Thức VN.