Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh

 

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 ĐANG BÙNG PHÁT MẠNH

Theo thông báo của Bộ Y tế ngày 27/7 cả nước có 7.913 ca mắc mới. Nhiều nhất tại TP. Hồ Chí Minh với 6.318.

Chúng ta cần tìm hiểu về virút SARS-CoV-2 để tham gia phòng chống Đại dịch COVID-19.

Theo con số thống kê của Hoa Kỳ:

80% người nhiễm bệnh tự khỏi, những bệnh nhân này có triệu chứng nhẹ giống như cảm cúm thường

20% Y khoa phải can thiệp, trong đó 15% phải nhập viện, 5-10% phải vào khoa hồi sức tích cực, ½ số này phải đặt ống thở, máy thở, số bệnh nhân này tỉ lệ tử vong cao.

- Tỉ lệ tử vong theo lứa tuổi:

Người trên 80 tuổi tỉ lệ tử vong là 13.4% (rủi ro khá cao)

Người 50 tuổi tỉ lệ tử vong là 1,25% (rủi ro thấp hơn số 80 tuổi cả chục lấn)

Người 40 tuổi tỉ lệ tử vong là 0,3 (rủi ro rất thấp)

Nguyên nhân là do người càng lớn tuổi hệ miễn dịch càng yếu hơn.

Vậy vấn đề là chúng ta phải cải thiện hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch bẩm sinh vốn có sẵn trong cơ thể ngay từ lúc mới sinh, loại này theo tuổi tác ngày càng giảm, nên hệ miễn dịch của người lớn tuổi chống lại virus SARS-CoV-2 yếu hơn, rủi ro sẽ nhiều hơn.

Hệ miễn dịch bẩm sinh (Thành phần tế bào của hệ thống miễn dịch bao gồm tế bào trình diện kháng nguyên, lympho bào, tế bào mast, tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân...). Sốt là cách để cơ thể tăng hệ miễn dịch bẩm sinh, xông hơi cũng là cách tăng nhiệt độ cơ thể,

Chúng ta cải thiện hệ miễn dịch bẩm sinh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, giảm stress lo âu. vệ sinh, khử khuẩn triệt để.

- Theo tài liệu và trình bày của BS. Wynn Tran, thời gian sống của Sars-Cov-2:
+ 3 giờ: Hạt li ti trong không khí (Aerosols)
+ 4 giờ: Bề mặt của đồng (Copper)
+ 24 giờ: Bề mặt của giấy các-tông (Cardboard)
+ 48 – 72 giờ: Bề mặt của thép (Steel) và nhựa (Plastic))

(Môi trường thí nghiệm duy trì ở nhiệt độ 21 – 23 độ C & độ ẩm 65% cho trường hợp tạo hạt li ti và cho các bề mặt của vật liệu ở nhiệt độ 21 – 23 độ C & độ ẩm 40%)

Hệ miễn dịch thu được sẽ tạo ra kháng thể chống virút SARS-CoV-2,

Khẩn trương chủng ngừa vaccine Covid-19, người cao tuổi cần ưu tiên chủng ngừa trước vì là đối tượng yếu thế và cũng là an ninh sức khoẻ của cộng đồng.   

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

David Foster Wallace trong Lễ tốt nghiệp của Học viện Kenyon College

  

David Foster Wallace (Ảnh: wikipedia)

NHÀ VĂN DAVID FOSTER WALLACE TRONG LỄ TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIỆN KENYON COLLEGE (HOA KỲ)

Trong phần mở đầu bài diễn thuyết của mình, David Foster Wallace kể một câu chuyện rằng: “Hai con cá trẻ tuổi gặp một con cá lớn tuổi. Con cá lớn tuổi cất lời chào: “Chào buổi sáng, các cậụ bé! Nước ở đây thế nào?” Hai chú cá trẻ tuổi vẫn tiếp tục bơi. Một lúc sau, cuối cùng một trong hai chú cá không thể tiếp tục im lặng bèn cất tiếng hỏi chú cá còn lại: “Nước” là thứ gì?”

Cuộc sống của một người trẻ ngày nay cũng vậy. Họ phải thức giấc thật sớm, vội vàng tới văn phòng, ứng phó với một ngày làm việc 8-10 giờ đồng hồ đầy thách thức. Sau đó lại đi siêu thị, nấu cơm, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi một chút rồi lại lên giường đi ngủ sớm. Bởi vì ngày hôm sau họ lại phải tiếp tục vòng quay đó một lần nữa.

Con người rất dễ hình thành những thói quen vô thức trong một cuộc sống như vậy: Lướt điện thoại một cách vô thức, tăng guồng quay cuộc sống, rơi vào những chuyện vụn vặt tương cà mắm muối, mà lơ là mọi việc và mọi người xung quanh. Họ dễ rơi vào tâm trạng thờ ơ, phẫn nộ, oán trách một cách không tự biết.

Giống như câu chuyện về những chú cá, khi sống trong “nước” quá lâu, chúng đã không còn biết tới nước là thứ gì nữa.

Wallace nói: Mục đích của giáo dục không phải là học tri thức, mà là học một phương thức tư duy. Trong cuộc sống đầy ắp những chuyện vụn vặt vô bổ, chúng ta cần luôn giữ gìn ý thức tự ngã một cách tỉnh táo, không nên để cuộc sống kéo đi một cách vô thức, hãy sống trong sự kiểm soát của bản thân.

Một nền giáo dục chân chính là học cách suy nghĩ, lựa chọn, có niềm tin và tự do. Mục đích chân chính của giáo dục là giúp trẻ nhỏ có được năng lực đạt được hạnh phúc.

Theo Tri Thức VN

-------

Vào năm 2005, David Foster Wallace, một tiểu thuyết gia quá cố của Mỹ từng diễn thuyết trong Lễ tốt nghiệp của Học viện Kenyon College. Wallace là một nhà văn có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, ông được vinh danh là “Nhà văn có sức sáng tạo nhất trong 20 năm qua”.

Người Nhật nói về: “Thi đua trong giáo dục Việt Nam”

 

NGƯỜI NHẬT NÓI VỀ: “THI ĐUA TRONG GIÁO DỤC VIỆT NAM”

Ở Việt Nam do đưa vào lĩnh vực giáo dục cơ chế cạnh tranh cho nên ý thức cạnh tranh giữa các học sinh gia tăng, và các em bày tỏ cả mối quan tâm tới điểm số, thứ tự trong lớp đến độ nảy sinh lòng ghen tị. Ngoài ra, giáo viên cũng bị xếp hạng dựa vào điểm số thành “giáo viên giỏi” và “giáo viên có vấn đề”. Tình cảnh này đã nuôi dưỡng trong im lặng ý thức “mọi người đều là địch thủ” ở cả giáo viên và học sinh và làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè vốn có.

Các nghiên cứu trong những năm gần đây chỉ ra rằng cạnh tranh chỉ có tác dụng đối với một bộ phận người có khả năng thắng còn nó hầu như không có tác dụng đối với đại bộ phận còn lại, thậm chí nó còn tạo ra tác động thua cuộc.

Một số ít người có năng lực cao, có khả năng thắng nhờ cạnh tranh mà nâng cao ham muốn, nỗ lực tối đa để giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh. Và trong thực tế cũng có thể sẽ có kết quả tốt.

Tuy nhiên, đối với đại bộ phận những người có năng lực phổ thông hay dưới mức phổ thông thì ngay từ đầu họ đã hiểu rằng mình không thể thắng nên nảy sinh trạng thái tâm lý cho rằng có cố gắng thì cũng chỉ là vô ích. Điều mà họ quan tâm nhất không phải là nỗ lực để tạo ra kết quả tốt mà là tính toán xem nên giải thích thế nào để khỏi bị tổn thương lòng tự tôn trước đánh giá tồi tệ của người khác đối với bản thân mình bị phơi bày trong cuộc cạnh tranh. Những học sinh bị điểm kém nói câu cửa miệng: “Vì tớ đâu có ôn tí nào đâu…” là để nói rằng “không phải bản thân mình có năng lực kém mà là vì thi thoảng không học cho nên không giành được điểm tốt”.

Ngoài ra, cạnh tranh còn phủ định trong âm thầm tư thế suy ngẫm thật sâu về sự vật – điều quan trọng nhất đối với việc học, và dung dưỡng cho thói quen học tập bề nổi, nông cạn. Nó tạo ra lối tư duy sai lầm cho rằng việc nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên là học tốt ở học sinh. Giáo viên cũng xách động ý thức cạnh tranh của học sinh bằng việc đưa ra các câu hỏi dễ, đơn giản để thu hút sự chú ý của học sinh.

Vì vậy mà ta thường thấy cảnh trong lớp học ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác cảnh học sinh liên tiếp giơ tay kêu to “Em! Em!” ngay khi giáo viên đưa ra câu hỏi và chờ đợi giáo viên gọi mình. Đáng buồn hơn là khi học sinh được gọi trả lời thì các học sinh khác lại chú ý đến nét mặt của giáo viên hơn là nội dung câu trả lời. Và rồi ngay khi thấy nét mặt giáo viên nói lên “sai rồi” thì lại tiếp tục thu hút sự chú ý của giáo viên bằng việt reo to “Em! Em!” giống như là cơ hội mình được phát biểu đã tới. Trong ý thức học sinh hầu như không có nội dung học tập mà chỉ toàn chuyện làm sao để giáo viên chú ý và thắng trong giờ học.”

Tanaka Yoshitaka

--------

Tanaka Yoshitaka sinh năm 1964 tại Kyoto, tốt nghiệp khoa kinh tế đại học Shiga (Nhật Bản), lấy bằng thạc sĩ ngành Hành chính quốc tế tại Mỹ. Hiện tại ông là nghiên cứu viên chính của Trung tâm phát triển quốc tế, hội viên Hội Giáo dục học Nhật Bản, chuyên nghiên cứu phát triển giáo dục, phát triển xã hội. Cho đến nay ông đã đến làm cố vấn giáo dục ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Việt nam, Indonesia…