Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Tình yêu và khoảng cách

 

TÌNH YÊU VÀ KHOẢNG CÁCH


Khoảng cách con tim luôn là thứ vô định. Nếu bạn nghĩ nó xa, thì nó sẽ rất xa, có thể cách cả Thái bình dương mênh mông, nhưng nếu bạn nghĩ nó gần, thì nó gần ngay trước mắt. khoảng cách đó là do bản thân ta tạo ra. Khoảng cách trái tim không phụ thuộc khoảng cách địa lý, mà nó phụ thuộc vào tình yêu của đôi bạn.

Nói về khoảng cách trong tình yêu không thể chỉ tính bằng khoảng cách không gian, mà phải tính cả khoảng cách thời gian. ở xa nhau quá lâu, thời gian quá dài, có thể khiến đôi tim lỗi nhịp. họ sẽ có những chếnh choáng khi va chạm với đời. lúc này nếu xa nhau, không thể bên nhau cổ vũ cho nhau, không người để lắng nghe, hoặc có nói đối phương cũng không thể hiểu. và bắt đầu là những im lặng, và thế là im lặng tạo nên khoảng cách chứ không phải khoảng cách tạo nên sự im lặng.

Yêu thật sự, cũng không phải là cùng nhau trải qua sóng gió, không phải là cùng nhau gần gũi thân xác, tay nắm tay. Mà là biết người đó cần gì, im lặng làm, hiểu được tâm sự của người đó, lẵng lặng lắng nghe. Làm được như thế thì dù khoảng cách bao xa, thời gian bao lâu bạn cũng vượt qua được.

Tình yêu thời hiện đại có nhiều phương tiện hỗ trợ để rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian như điện thoại, Internet, các phương tiện truyền thông tiện lợi… nhưng điều quan trọng vẫn là ở chính những tâm hồn đang yêu. Nếu các bạn yêu nhau và dành niềm tin cho nhau thì khoảng cách về địa lý được rút ngắn bằng “0”.

Bởi vậy, niềm tin trong tình yêu và sự sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu, cùng hướng đến một tương lai bền vững là nền tảng của hạnh phúc dài lâu. Bản lĩnh tình yêu là ở những con người biết cố gắng vì tương lai và nhìn về tương lai chứ không phải chỉ biết nhìn về nhau.

Có nhà tư tưởng đã nói “Tình yêu cũng như sự nghiệp, chỉ đến với những con người biết kiên trì”. Hạnh phúc là một kho báu không thể nghiễm nhiên có được, mà luôn đòi hỏi sự cố gắng, quyết tâm vươn tới của những tâm hồn đồng điệu. Tình yêu đòi hỏi một lý trí và một tình cảm sâu sắc. Chỉ những người có bản lĩnh mới đem đến hạnh phúc cho nhau.

Câu chuyện về những người khai hoang của Hoa Kỳ

Nông dân Hoa Kỳ thời ấy ăn vận gọn gàng, chữ nghĩa lưu loát, rất văn minh. (Ảnh qua Pinterest)

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI KHAI HOANG CỦA HOA KỲ

Luật gia người Pháp Tocqueville đến Hoa Kỳ, ông cũng là một phóng viên rất có tài văn chương. Năm 1831, khi ông đến thăm Hoa Kỳ, ông đã hoàn toàn choáng ngợp khi đứng trước nước Mỹ. 

Ông mô tả trong cuốn sách của mình vào thời điểm đó rằng, Hoa Kỳ có rất nhiều người đi khai hoang, hăng hái tham gia vào phong trào khai khẩn đất đai ở phía Tây, khi họ đến một khu rừng hoang vu, họ chặt một vài cây và rất nhanh đã có thể xây một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ.

Họ sống trong những ngôi nhà gỗ ấy, sau đó cải tạo đất xung quanh thành đất nông nghiệp. Nơi hồng hoang, điều kiện khó khăn thiếu thốn, nhưng khi bạn tiếp xúc với những người này, bạn sẽ thấy rằng những người này “ăn vận gọn gàng, nói năng lịch sự, thông hiểu lịch sử, nhìn xa trông rộng và có niềm tin. Họ có thể tranh luận với bạn về bất cứ điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó, trình độ văn minh của họ thật đáng kinh ngạc”.

Tocqueville ghi lại rằng, những người khai hoang của Hoa Kỳ này ngoài những công cụ như một chiếc rìu, khi họ đi ra ngoài thường mang theo một cuốn Kinh thánh và một tờ báo cũ. Ông nói, những ý tưởng mới nảy sinh ở vùng sa mạc, và những mảnh đất hoang vu này, có tốc độ lan truyền thật đáng kinh ngạc. 

Mặc dù họ có vẻ nghèo và không có gì trong tay, điều kiện khan hiếm, nhưng ông nói, “kiến thức và trí tuệ được bộc lộ ở những vùng đất hoang vắng này ở Hoa Kỳ, đã vượt qua những khu vực đô thị thịnh vượng, và có học thức nhất của chúng tôi ở Pháp”.

Vào thời điểm đó, có 24 triệu người ở Pháp, nhưng chỉ có 500.000 người biết chữ, biết viết và biết đọc. Nhiều nông dân Pháp mù chữ, chỉ có quý tộc mới biết viết. Còn khi đó, hầu như tất cả mọi người ở Hoa Kỳ đều có thể đọc và viết. Sự khác biệt này quả là đáng ngạc nhiên.

Sau năm 1843, tức 60-70 năm kể từ khi Hiến pháp có hiệu lực, ở Hoa Kỳ có nhiều người sử dụng tiếng Anh đúng cách hơn so với chính người Anh ở Vương quốc Anh. Đối với người Mỹ, tiếng Anh mà họ sử dụng được truyền lại từ Vương quốc Anh, nhưng khả năng thông thạo tiếng Anh của họ tốt hơn Vương quốc Anh, điều này chính là “quả ngọt”, do nền giáo dục toàn dân của Hoa Kỳ mang lại.

Theo soundofhope  


Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Đừng để con ngộ độc bởi sự nhầm lẫn của tình yêu thương

ĐỪNG ĐỂ CON NGỘ ĐỘC BỞI SỰ NHẦM LẪN CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG

Điều đáng sợ nhất trong tình yêu thương của các bậc cha mẹ là gì? Đó là nuôi dạy chúng bằng hạnh phúc của mình.

Makarenko, nhà giáo dục nổi tiếng từng so sánh: Nếu bạn muốn con mình chết vì ngộ độc, hãy cho nó uống một liều thuốc gọi là hạnh phúc.

Một đứa trẻ luôn được cha mẹ đáp ứng và thỏa mãn mọi yêu cầu, không chỉ đánh cắp tình yêu và giày vò cha mẹ; mà còn khó hòa nhập với xã hội, đồng thời sẽ mất đi tính bền bỉ và năng lực cạnh tranh.

Tuy chúng ta luôn có khả năng mang lại cho trẻ một cuộc sống đầy đủ, nhưng đầy đủ không phải bao giờ cũng đem lại kĩ năng, nhiệt huyết và sự trưởng thành cho trẻ.

Yêu con cũng cần phải chừng mực, khoa học và lý trí. Bạn có thể lau nước mắt cho con mình một ngày, nhưng không thể tiếp tục việc đó cả đời. Biết buông tay cũng là một cách yêu. 

Đôi khi phụ huynh thường coi nhẹ quy luật phát triển và khả năng thích nghi của con rồi đặt quá nhiều kì vọng hoặc quá vội vàng, nôn nóng. Sự bao bọc quá mức của họ không những tăng thêm sự thất bại ở trẻ, mà còn khiến chúng mất đi động lực phấn đấu.

Trên đường đời vạn dặm, tình thương của cha mẹ luôn nồng đượm trải dài năm tháng, “nuôi chậm” giống như phụ huynh xây dựng từng trạm xăng trên đại lộ, vừa cổ vũ con dốc sức chạy về phía trước, vừa đảm bảo nó có thể tiến xa hơn.

“Nhẫn tâm” lùi ra khỏi cuộc sống của con, sẽ là cách giúp con trưởng thành hơn. Tuy nhiên, lùi một bước không bao giờ có nghĩa là bỏ mặc con hoàn toàn. Ranh giới giữa bỏ mặc và lùi một bước là rất nhỏ, nhưng lại tồn tại sự khác biệt vô cùng lớn. Lùi một bước, là sách lược nhìn xa trông rộng trong giáo dục gia đình.

Nhưng khi thực hiện giáo dục đẩy trẻ lên “tuyến đầu” đúng lúc, nếu trẻ cần được bảo vệ hoặc vấp phải khó khăn vượt quá tầm xử lý của chúng, phụ huynh phải có sự hỗ trợ trẻ thật kịp thời. Nói cách khác, cha mẹ cần đứng ở “cự ly an toàn”, để bảo vệ, để trẻ biết rằng khi nguy cấp, cha mẹ nhất định sẽ xuất hiện.

Mỗi bậc cha mẹ đều kì vọng con mình thành tài, đều tích cực yêu thương con, song lớn lên, mỗi đứa trẻ lại có một tương lai khác nhau. Có trẻ tài năng xuất chúng, có trẻ vô cùng tầm thường, tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt ấy chỉ đơn giản là cách yêu con có khoa học hay không.