Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Nhiều người thiếu kỹ năng mềm vẫn đi dạy sinh viên


Sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp với các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: Mạnh Tùng

NHIỀU NGƯỜI THIẾU KỸ NĂNG MỀM VẪN ĐI DẠY SINH VIÊN

Tại hội thảo khoa học Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho TP HCM,

PGS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP HCM thẳng thắn nói hiện có người thiếu kỹ năng mềm nhưng lại đứng lớp dạy cho sinh viên.

Cá biệt ở một trung tâm, có người bị sa thải hơn 10 công ty vẫn đi dạy kỹ năng mềm cho sinh viên. "Nhiều người biến buổi dạy kỹ năng mềm thành nơi trình diễn bản thân, quảng bá hình ảnh cá nhân, nghĩ rằng môn này chỉ học cho vui nên không quan tâm đến các chuẩn mực khác", ông nói.

Nhiều giảng viên đang "ôm" quá nhiều kỹ năng mềm, bất cứ bài học nào cũng có thể trình bày, trong khi một người ở lĩnh vực này dù giỏi đến đâu cũng chỉ chuyên sâu được một vài vấn đề nhất định. Một số trung tâm tổ chức dạy 5-7 kỹ năng mềm ngay trong một buổi học rồi cấp chứng nhận cho học viên. Mục tiêu của các bài giảng ở không ít nơi đang lệch chuẩn khi hướng người học đến việc "khóc, cười, vỗ tay" mới là thành công.

Tại các đại học, giảng viên kỹ năng mềm chưa có kinh nghiệm ứng dụng làm việc thành công với các kỹ năng cụ thể, thiếu hẳn phương pháp sư phạm. Một số người tập trung giảng lý thuyết, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của kỹ năng mềm nhưng chưa triển khai được bản chất, mô hình và các bước rèn luyện.

Thực tế, nhiều chương trình kỹ năng mềm đang bị thả nổi ngay từ khâu biên soạn, thẩm định khiến sinh viên học xong không áp dụng được. Chương trình ở nhiều trường xây dựng không đúng quy chuẩn, tài liệu tham khảo không được thẩm định, thậm chí sử dụng tài liệu vi phạm bản quyền.

"Từ 10 tiết học chuyên sâu cho một kỹ năng mềm, hiện có nơi chuyển thành 5 kỹ năng dạy trong một buổi.

Tôi nghĩ các trường phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó có kỹ năng mềm cho sinh viên chứ không phải quảng bá nó như một mục tiêu truyền thông nhằm thu hút người học",

Về phía sinh viên, họ tích cực khi vận dụng các kỹ năng được học vào đời sống nhưng tổng thể kỹ năng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bạn trẻ hiện có xu hướng thích sự cố định mà không dám thử sức, làm mới mình, hay than thở với những khó khăn, thường xuyên chới với, lạc lõng trước thay đổi.

Dẫn số liệu từ một đề tài khoa học, ông Sơn cho biết chỉ khoảng nửa số sinh viên hiện hiểu biết đúng về khái niệm, xác định đúng các bước của kỹ năng giải quyết vấn đề. Khá nhiều người chỉ hành động theo ý thích, suy nghĩ chủ quan.

Bằng kinh nghiệm thực tế, thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung (giảng viên Đại học Ngân hàng TP HCM) chỉ ra khá nhiều khó khăn trong việc giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên, như cách tổ chức lớp, đội ngũ giảng viên, chương trình dạy. Sĩ số tham gia một lớp kỹ năng mềm tại các đại học khoảng 50-200, quỹ thời gian ngắn khiến giảng viên không có cơ hội tiếp xúc, trao đổi nhiều học viên.

Hiện nay, một số đại học tại TP HCM đưa kỹ năng mềm trở thành môn học bắt buộc với sinh viên, song giảng viên môn này phần lớn lại kiêm nhiệm đến từ nhiều bộ môn. Phương pháp, nội dung, cách đánh giá từ đó cũng thiếu đồng bộ.

PGS Huỳnh Văn Sơn


Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ bản thân trong đại dịch Covid

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH BẢO VỆ BẢN THÂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Với số ca Covid-19 gia tăng không ngừng, mọi người đang rất quan tâm đến việc tăng cường sức khỏe để bảo vệ bản thân trong đại dịch. Vitamin có vai trò rất quan trọng trong việc TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH, tuy nhiên, nhiều người tin rằng vitamin C mới là chất tăng cường miễn dịch chủ chốt. Trong khi sự thật là hệ miễn dịch cần nhiều loại Vitamin khác như A, C, D, E, kẽm, magie,… và nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung mỗi vitamin C không có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch.

Vì SAO COVlD-19 LẠI NGUY HIỂM?

CDC đã cảnh báo rằng mặc dù bất kỳ ai cũng có thể nhiễm vi rút, nhưng những người có hệ thống miễn dịch kém có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng đe doạ tính mạng.

Trước hiểm hoạ dịch COVID-19, cái quan trọng nhất là HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Vậy hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động như thế nào?

Một mạng lưới các tế bào và cơ quan liên kết với nhau để bảo vệ cơ thể bạn chống lại các kháng nguyên bao gồm bất cứ thứ gì có khả năng gây bệnh : VI KHUẨN.  VI RÚT.  KÝ SINH TRÙNG. và NẤM

Khi hoạt động binh thường. hệ thống phòng thủ này có thể giúp nhận ra và ngăn chặn các tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, đối với nhiều người hệ thống miễn dịch của họ đã bị tổn thương hoặc hoạt động kém khiến việc chống lại bệnh tật trở nên khó khăn. Do suy giảm miễn dịch.

HƠN 23 TRIỆU NGƯỜI MỸ BỊ RỐI LOẠN TỰ MIỄN DỊCH

Các triệu chứng của hệ thống miễn dịch hoạt động kém

- Nhiễm trùng tái phát

- Vết thương chậm lành

-Sốt

-Mệt mõi mãn tính

Ai dễ bị nhiễm bệnh?

Bất kỳ ai mắc các bệnh thông thường và đang dùng một số loại thuốc đều có nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

- Ung thư

- Bệnh tiểu đường

- AIDS

- Ghép nội tạng tế bào gốc

- Một số loại thuốc bao gồm cả thuốc chống ung thư

- Xạ trị

Phần lớn thế giới bị phong toả, có cách nào để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khoẻ mạnh?

Xin mời các bạn xem bài viết “SIÊU BÃO” COVID-19 hôm trước (ngày 8/7/2021)

Nguồn: supplementtiming

Bảo vệ đường ruột chính là làm thay đổi cuộc đời bạn tốt hơn

 TÌM CÁCH BẢO VỆ ĐƯỜNG RUỘT CHÍNH LÀ LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN TỐT HƠN

Không phải vô cớ mà giới khoa học gọi đường ruột là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của con người.

.

Giáo sư Kerryn Phelps và Jaime Lee Chambers, đồng tác giả cuốn sách mới "The Mystery Gut" đã chia sẻ cách thức kiểm soát sức khỏe đường ruột và tại sao việc bảo vệ đường ruột lại có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Giáo sư Kerryn Phelps và Jaime Lee Chambers (cùng đồng nghiệp Dr Claudia Lee) đồng tác giả cuốn sách mới "The Mystery Gut" đã chia sẻ cách thức kiểm soát sức khỏe đường ruột.

.

Giáo sư Phelps cho biết, quy tắc số 1 khi đề cập tới đường ruột là "Nghĩ về sức khỏe, hãy nghĩ tới đường ruột". "Nếu bạn có các triệu chứng khác không được chẩn đoán trước đó, đừng lập tức cho rằng chúng không liên quan", bà nhấn mạnh.

Theo vị bác sĩ đầy uy tín này, sẽ không thừa nếu xem xét nhiều loại thuốc khác nhau mà bạn có thể đang dùng bởi chúng thường tác động tới cách hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. "Lo lắng cũng liên quan chặt chẽ tới sức khỏe đường ruột. Ruột là hệ thần kinh vô cùng phức tạp".

.

Bất kể khỏe mạnh hay không, bạn đều có thể thực hiện những thay đổi nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ đường ruột. Theo các chuyên gia, việc này dễ hơn so với hình dung của bạn.

"Ăn các bữa đều đặn và thời điểm ăn có ý nghĩa quan trọng", giáo sư Phelps khẳng định. "Tránh ăn khi đang stress cũng là một ý hay – không ăn khi đang trên đường đi lại, di chuyển vì ruột rất nhạy cảm với cảm xúc".

.

Bà cũng lưu ý rằng, bạn cần chú ý tới số lượng dưỡng chất trong thực phẩm, đặc biệt phải đảm bảo uống đủ nước, cung cấp đủ chất xơ và đồ ăn có nguồn gốc thực vật cho cơ thể.

"Tập luyện – hay giữ cho cơ thể vận động – cũng là cách bảo vệ đường ruột và rất có ích", giáo sư Phelps cam đoan.

"Cố gắng có cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe đường ruột cũng như những chứng bệnh khác cũng rất quan trọng. Những thứ bạn cho rằng không nhất thiết liên quan tới đường ruột thực tế lại có mối liên hệ chặt chẽ".

.

Thế nào là một bữa ăn tốt cho đường ruột?

Chuyên gia ăn kiêng Jaime Rose Chambers chia sẻ: "Theo quan điểm dưỡng chất, điều quan trọng nhất để duy trì sức khỏe đường ruột mỗi ngày là chất xơ, có trong trái cây, rau, cây họ đậu và ngũ cốc toàn phần.

Nếu bạn nhìn chung khỏe mạnh, nhưng mong muốn cải thiện sức khỏe đường ruột, khẩu phần ăn giàu chất xơ sẽ là lựa chọn tuyệt vời để tạo ra phân tốt. Cố gắng đảm bảo 80% bữa ăn trong ngày của bạn dựa trên thực vật và bạn sẽ không gặp rắc rối gì".

.

Bạn nên đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đủ lợi khuẩn (từ sữa chua và thực phẩm lên men) và prebiotics (từ hành, tỏi và cây họ đậu) mỗi ngày nhằm kích thích vi khuẩn có lợi trong dạ dày.

.

Bạn nên tránh những thứ gì để tốt cho đường ruột?

Theo chuyên gia Chambers, carbohydrate trắng, tinh luyện như bánh mì trắng, bánh quy và bánh ngọt đều tạo cặn khi đi qua đường ruột và không giúp ích gì cho bạn. Tương tự, thực phẩm giàu chất béo cũng gây hại vì chất béo làm chậm tiêu hóa, tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón.

Đường tinh luyện cũng là loại thực phẩm nên tránh bởi vi khuẩn có hại trong dạ dày rất khoái món này. "Tuy nhiên, nếu bạn nhìn chung khỏe mạnh, bạn chỉ cần hạn chế ăn, chứ không cần tránh hoàn toàn, những thứ kể trên".

.

Tại sao thời điểm ăn lại quan trọng đến vậy?

- Theo cuốn sách "The Mystery Gut", trong ngày, khi trời sáng, cơ thể được thiết kế để tỉnh táo, ăn uống, di chuyển. Do đó, các cơ quan và tế bào ruột giúp bạn đủ năng lượng và năng động cũng phù hợp với việc hoạt động hơn.

.

- Khi trời tối, các tế bào không sẵn sàng cho việc tiêu hóa, do đó, nên tránh ăn muộn.

- Ăn bữa lớn nhất trước 3 giờ chiều để hỗ trợ sức khỏe. Đây cũng là cách bảo vệ đường ruột.

- Vào buổi tối, nên ăn bữa nhẹ hơn. Điều này có nghĩa là nên lựa chọn những bữa nhẹ hơn (như súp, salad, cây họ đậu) và những loại protein dễ tiêu hóa hơn như cá.

- Đặt mục tiêu kết thúc bữa tối 2 giờ trước khi đi ngủ.

.

- Cố gắng ăn bữa sáng trước 8 giờ sáng để phục hồi lượng đường huyết đã giảm xuống qua 1 đêm nghỉ ngơi. Ăn bữa trưa từ 11 giờ đến giữa trưa và bổ sung một bữa xế trong khoảng 2-3 giờ chiều để bù đắp cho việc suy giảm cortisol trong khoảng 3-4 giờ. Ăn bữa tối nhẹ nhàng trong khoảng 5-7 giờ. Uống trà thảo mộc trước khi đi ngủ.

.

Nguồn: DailyMail