SỰ LỰA CHỌN NÀO LÀ TỐT NHẤT
Người Mỹ thường tin rằng họ đã đạt đến một số thứ như đỉnh cao trong cách họ chọn lựa. Họ nghĩ rằng những lựa chọn như được nhìn qua lăng kính Mỹ đã thỏa mãn tốt nhất bản năng và phổ cập ước muốn của lựa chọn trong tất cả mọi người. Thật không may, niềm tin đó được dựa trên những giả định không phải lúc nào cũng đúng trong nhiều quốc gia, trong nhiều nền văn hóa. Đôi khi, chúng còn không đúng ngay tại biên giới nước Mỹ.
Ở Hoa Kỳ, mục đich chính của sự lựa chọn là cá nhân. Người ta phải chọn cho bản thân họ, đôi khi là khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, bất chấp những gì người khác muốn hoặc khuyên bảo. Đó được gọi: "là bản thân mình". Nhưng có phải tất cả cá nhân đều có lợi từ các tiếp cận sự lựa chọn này? Các nhà khoa học làm một loạt các nghiên cứu tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Mark R. Lepper (Giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford) và Sheena Lyengar (giáo sư trường Kinh doanh Columbia) làm một loạt các nghiên cứu để làm rõ quan điểm này. Nhóm nghiên cứu đưa một nửa trong số là người Mỹ da trắng, hậu duệ của những người gốc Anh đã được đã định cư hay trở thành công dân của nước Mỹ từ lâu. nửa còn lại là con cái của những người nhập cư Nhật Bản hoặc Trung Quốc, những đứa trẻ vẫn còn có thể nói tiếng mẹ đẻ của chúng ở nhà từ bảy đến mười tuổi vào một phòng thí nghiệm, và chia chúng ra thành ba nhóm (trong cả 3 nhóm đều có những đứa trẻ người Mỹ gốc Anh và người Mỹ gốc Châu Á). Và quan sát mức độ ưu tiên cho sự lựa lựa chọn của chúng.
Những đứa trẻ trong ba nhóm được cô Smith (đóng vai trò người chỉ dẫn) làm cùng một hoạt động để nhóm nghiên cứu có thể dễ dàng so sánh. Với những sự khác biệt nho nhỏ trong cách mà họ thực hiện hoạt động này đem lại sự khác biệt lớn trong cách chúng thể hiện.
“Cô Smith’’ đưa cho mỗi đứa trẻ sáu cọc câu đố chữ và sáu cây bút đánh dấu. Mỗi cọc câu đố bao gồm một loại phép đố từ: từ về động vật, thực phẩm, San Francisco (địa danh), v.v…- và mỗi cây bút đánh dấu có màu khác nhau.
Một phần ba lũ trẻ được cho tự do tùy chọn bất cứ loại cọc câu đố và loại bút nào mà nó muốn chơi.
Một phần ba lũ trẻ khác được Cô Smith trực tiếp gợi ý cả về câu đố và loại bút đánh dấu cụ thể.
Một phần ba còn lại, “Cô Smith’’ lật giở qua lại một số loại giấy tờ, và giả vờ như đang truyền đạt lại từ mẹ của những đứa trẻ.
Kết quả thu được:
Những đứa trẻ Mỹ gốc Anh, chúng thực hiện nhiều hơn khi chúng được tự do lựa chọn, so sánh với khi cô Smith gợi ý hay mẹ chúng lựa chọn. Và chúng chỉ lựa chọn theo cách của chúng mà thôi. Trong thực tế một số đứa trẻ cảm thấy xấu hổ một cách rõ ràng khi chúng được bảo rằng mẹ chúng đã tư vấn. Một bé gái tên Mary nói rằng, "Cô đã hỏi mẹ cháu?"
Ngược lại những đứa trẻ Mỹ gốc Châu Á thể hiện tốt nhất khi chúng tin rằng mẹ chúng đã lựa chọn, tốt thứ hai khi chúng tự lựa chọn, và kém nhất khi Cô Smith chọn. Một bé gái tên Natsumi thậm chí còn tiếp xúc với cô Smith khi bé rời khỏi phòng và kéo váy cô Smith hỏi, " Cô có thể nói với mẹ cháu là cháu đã làm theo đúng những gì bà bảo không?"
Những đứa trẻ thế hệ đầu bị ảnh hưởng mạnh bởi những bố mẹ chúng, những người nhập cư. về cách tiếp cận sự lựa chọn. Đối với chúng, lựa chọn không chỉ là một cách định nghĩa và xác nhận cá tính của họ, mà là một cách để tạo nên cộng đồng và sự hòa hợp bằng cách làm theo sự lựa chọn của những người họ tin tưởng và tôn trọng. Nếu họ có một khái niệm về “là chính bản thân mình”, thì cá nhân đó gần như được tạo nên, không phải một cá thể, mà là của một tập thể. Bằng cách biến chọn lựa thành hành động mang tính tập thể.
Những gì mà người Mỹ yêu cầu, nó để lại chỗ trống cho sự phụ thuộc lẫn nhau hoặc là sự thừa nhận cho sai lầm của cá nhân. Nó yêu cầu mọi người coi sự lựa chọn như hành động riêng tư mà cá nhân tự quyết. Người được lớn lên trong kiểu mẫu đó có thể thấy đó là động lực. Nhưng thật là sai lầm khi cho rằng mọi người phát triển nhanh dưới áp lực của việc lựa chọn một mình.