Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

3 bước học nhanh mọi thứ

 

3 BƯỚC HỌC NHANH MỌI THỨ

Làm sao để học nhanh mọi thứ trên đời? Nhà vật lý đoạt giải Nobel đã chỉ ra 3 bước sau đây

Đây được gọi là Kỹ thuật Feynman, một phương thức học tập tuyệt vời, đồng thời là cách tư duy gợi mở tạo ra sự khác biệt.

Feynman tình cờ tìm ra một công thức giúp cho việc học tập nhanh hơn bất kỳ ai khác.
Nó được gọi là Kỹ thuật Feynman và nó sẽ giúp bạn học bất kỳ thứ gì nhanh hơn, sâu hơn dù cho chủ đề, khái niệm mà bạn muốn tìm hiểu là gì đi chăng nữa. Và điều tuyệt vời nhất là việc thực hiện kỹ thuật này cực kỳ đơn giản.
Đây không đơn thuần là một phương thức học tập tuyệt vời, mà còn là cách tư duy cực kỳ khác biệt.
Có 3 bước chính trong Kỹ thuật Feynman.

Bước 1: Dạy lại cho một đứa trẻ
Hãy lấy một tờ giấy trắng và viết lên đó chủ đề bạn muốn tìm hiểu ở phần trên cùng. Tiếp đó viết ra những gì bạn biết về chủ đề này như thể bạn đang dạy lại cho một đứa trẻ 8 tuổi, hiểu được những khái niệm và các mối liên hệ cơ bản.
Rất nhiều người có xu hướng sử dụng những thuật ngữ phức tạp để lấp liếm khi họ không hiểu rõ một điều gì đó. Vấn đề là chúng ta chỉ tự lừa dối bản thân mình mà thôi, vì chúng ta không biết là mình không hiểu.
Khi bạn viết ra một ý tưởng từ đầu đến cuối bằng ngôn ngữ đơn giản để một đứa trẻ cũng hiểu được, bạn buộc mình phải hiểu được khái niệm mới ở mức độ sâu hơn và đơn giản hóa đi mối liên hệ giữa các ý tưởng.
Nếu bạn phải vật lộn với việc đó, nghĩa là bạn biết rõ hơn về những chỗ cần tìm hiểu thêm. Sự căng thẳng này rất có ích, nó báo trước một cơ hội được học hỏi những điều mới.
.
Bước 2: Rà soát lại
Ở Bước 1, bạn chắc chắn sẽ gặp phải những lỗ hổng trong kiến thức vì đã quên mất một điều gì đó quan trọng, nhưng không đủ khả năng giải thích, hoặc đơn giản là gặp khó khăn khi kết nối một khái niệm quan trọng.
Đây là một phản hồi cực kỳ giá trị vì bạn đã phát hiện ra giới hạn trong kiến thức của mình. Sự thành thạo là biết được giới hạn trong khả năng của mình, và bạn đã nhận ra được điều đó.
Đây là lúc quá trình học tập bắt đầu. Lúc này bạn đã biết mình bế tắc ở đâu, hãy quay lại các nguồn tư liệu và tìm hiểu rõ cho đến khi bạn đủ khả năng giải thích vấn đề đó bằng các từ ngữ đơn giản.
Nhận diện được giới hạn hiểu biết của mình cũng sẽ giúp hạn chế những sai lầm dễ mắc phải và làm tăng khả năng thành công khi áp dụng kiến thức mới.

Bước 3: Tổ chức lại và đơn giản hóa
Giờ đây bạn đã có trong tay một loạt các ghi chép trên giấy. Hãy rà soát lại và đảm bảo là bạn không dùng một thuật ngữ lạ lẫm nào từ nguồn tư liệu ban đầu. Hãy sắp xếp chúng thành một câu chuyện đơn giản nhưng mạch lạc và logic.
Sau đó hãy đọc thật to nội dung mà bạn vừa tập hợp được. Nếu phần giải thích vẫn còn phức tạp và nghe có vẻ rối rắm thì đó là một dấu hiệu cho thấy sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó vẫn cần phải củng cố thêm.
.
Bước 4 (không bắt buộc): Truyền thụ cho người khác
Nếu bạn thực sự muốn chắc chắn về điều mà mình vừa học được, hãy duyệt lại với một người nào đó (tốt nhất là người hiểu biết cực ít về điều bạn sắp nói – hoặc có thể tìm người bạn 8 tuổi kia).
Bài test cuối cùng về kiến thức của bạn là khả năng truyền tải cho người khác.
.
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Nền văn minh nhân loại đang bị đe doạ

 

Giáo sư, nhà vật lý, toán học hiện đại nổi tiếng thế giới với các công trình nghiên cứu về hố đen vũ trụ Stephen Hawking đã đưa ra cảnh báo về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong tương lai, có thể đe dọa sự tồn tại của nhân loại. 

NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI ĐANG BỊ ĐE DOẠ


Nguy cơ đe doạ nền văn minh nhân loại từ sự sụp đổ hệ sinh thái hay công nhệ AI và sinh học?
Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã đẩy vọt năng suất lao động của con người và là động lực chính của mọi cấu trúc chính trị, xã hội trên toàn thế giới trong hơn 300 năm trở lại đây. Các cuộc cách mạng đó là cách con người tác động ra bên ngoài, biến đổi thiên nhiên phục vụ cho mình.


Nhưng cuộc cách mạng 4.0 lần này rất khác bởi con người đang thay đổi chính mình. Từ bản năng lao động của con người có thể mất đi cho đến cấu trúc sinh học của cơ thể có thể được máy móc thay thế. Cho nên chúng ta sẽ nhìn thấy những thách thức rất to lớn có thể làm biến đổi cấu trúc xã hội, đe dọa tương lai, thậm chí diệt vong nền văn minh nhân loại.


Nhà sử học Yuval Noah Harari cho rằng, nếu như từ vài trăm năm nay con người thay đổi thế giới bằng công nghệ thì gần đây, con người đang thay đổi chính con người bằng công nghệ, ở hai khía cạnh: thứ nhất là những con người ảo, thông minh như người mà không phải người; thứ hai là cơ thể người sắp tới sẽ không hoàn toàn là con người nguyên thủy mà sẽ gắn theo nhiều thiết bị vô cơ để thực hiện các chức năng sinh học.


Đó là một nguy cơ đang thành hiện thực mà ít chính trị gia nào đang suy nghĩ một cách nghiêm túc. Họ, có khi còn chỉ nghĩ đến một cuộc sụp đổ sinh thái (do biến đổi khí hậu chẳng hạn) đã đủ đau đầu rồi, còn đầu óc nào nghỉ đến chuyện mối đe doạ khi công nghệ AI và sinh học, những thứ đang và sẽ chi phối tất cả chúng ta. Đó là mối đe doạ tương lai khủng khiếp nhất đe doạ sự diệt vong nền văn minh nhân loại.



Sự tồn tại của nhân loại đang bị đe doạ

Yuval Noah Harari là một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người, Homo Deus: Lược sử tương lai và 21 bài học cho thế kỷ 21.

SỰ TỒN TẠI CỦA NHÂN LOẠI ĐANG BỊ ĐE DOẠ


Giáo sư, nhà vật lý, toán học hiện đại nổi tiếng thế giới với các công trình nghiên cứu về hố đen vũ trụ Stephen Hawking mới đây đã đưa ra cảnh báo về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong tương lai, có thể đe dọa sự tồn tại của nhân loại.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài BBC, vị giáo sư của Đại học Cambridge nhận định: "Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể báo hiệu cái kết không hay của nhân loại". Theo giáo sư Hawking, con người bị quá trình tiến hóa sinh học chậm chạp giới hạn, do đó không thể cạnh tranh và sánh kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Với đặc điểm này, chính Al mà loài người tạo ra có thể thay thế con người.


Theo tờ Live Science, một số chuyên gia trên thế giới cũng nhận định về các mối lo ngại tương tự. Nhà phát minh Ray Kurzweil, Giám đốc Kỹ thuật của Tập đoàn Google, từng đề cập đến thời điểm máy móc thông minh vượt xa trí tuệ của con người và cho rằng, nó sẽ xuất hiện vào khoảng đầu năm 2045.


Tỉ phú người Mỹ Elon Musk gọi Al là "mối đe dọa hiện hữu lớn nhất của chúng ta". Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Space X cho rằng, con người cần "cẩn thận" với Al, đồng thời kêu gọi hoạt động giám sát trên phạm vi quốc gia và quốc tế đối với lĩnh vực này.


Trong hội nghị chuyên đề với sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), Elon Musk đã bày tỏ quan ngại về sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo trong tương lai.

"Tôi nghĩ, chúng ta nên cẩn trọng với Al. Nếu tôi phải đoán điều gì là mối đe dọa diệt vong lớn nhất của nhân loại, thì đó chắc chắn sẽ là nó... Tôi nghĩ rằng, cần phải có một số biện pháp giám sát quản lý ở mọi khía cạnh nhằm đảm bảo rằng, chúng ta không làm điều gì quá ngớ ngẩn".


"Chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ"

"Với Al chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ. Trong tất cả các câu chuyện, một anh chàng có ngôi sao năm cánh cùng nước thánh, và nghĩ rằng, anh ta có thể điều khiển quỷ dữ, nhưng thực tế thì không như vậy" - ông Musk so sánh.

Đây là lần thứ hai trong thời gian ngắn, ông Musk tuyên bố AI chính là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự sống của loài người.


Elon Musk là nhà phát minh, tỉ phú công nghệ nổi tiếng và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Ông này thường được ví như "Người sắt" trong đời thực, bởi vai trò quan trọng của ông trong các công ty công nghệ cao, bao gồm công ty công nghệ thám hiểm không gian tư nhân Mỹ SpaceX và Hãng xe điện Tesla.


Nhà sử học Yuval Noah Harari cho rằng, nếu như từ vài trăm năm nay con người thay đổi thế giới bằng công nghệ thì gần đây, con người đang thay đổi chính con người bằng công nghệ, ở hai khía cạnh: thứ nhất là những con người ảo, thông minh như người mà không phải người; thứ hai là cơ thể người sắp tới sẽ không hoàn toàn là con người nguyên thủy mà sẽ gắn theo nhiều thiết bị vô cơ để thực hiện các chức năng sinh học.


Cái thứ nhất đang tạo ra một cảm giác bị bỏ rơi cho một số đông không theo kịp công nghệ. Trước đây người ta bị máy móc bóc lột thì nay bị máy móc bỏ rơi. Cái thứ hai đang đi sau một chút, và hệ quả của nó cũng sẽ không hề nhỏ. Các máy móc giờ đã đọc được những dòng suy nghĩ từ bộ não thì chẳng bao lâu nữa công nghệ cũng có thể phát các xung điện kích thích bộ não chúng ta có những cảm giác, suy nghĩ, theo chỉ dẫn do máy móc đưa ra.


Không ai tưởng tượng được hậu quả sẽ thế nào. Khi một số nhỏ các kỹ sư có thể điều khiển suy nghĩ của hàng tỷ người? Dù chủ ý hay một sai lầm vô ý cũng sẽ dẫn đến một sự sụp đổ văn minh nhân loại. Đây là một nguy cơ đang thành hiện thực mà ít chính trị gia nào đang suy nghĩ một cách nghiêm túc.