Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Phúc lợi hay dịch vụ trong giáo dục

 

QUY CHUẨN XÀ HỘI VÀ QUY CHUẨN THỊ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC


Chính sách liên bang về ưu đãi và trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục cộng đồng : “Không trẻ em nào bị bỏ lại đẳng sau”, và tìm ra cách khích lệ sinh viên, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh. Đây là một khía cạnh của quy chuẩn xã hội và thị trường.

.

Việc chuẩn hóa kiểm tra và trả lương dựa vào thành tích có khả năng đẩy nền giáo dục từ quy chuẩn xã hội sang quy chuẩn thị trường. Mỹ đầu tư tiền cho mỗi công dân học nhiều hơn bất kỳ các nước phương Tây nào. Liệu cỏ khôn ngoan không nếu cấp thêm tiền? Hiện nay chúng ta đã kiểm tra rất thường xuyên, liệu kiểm tra thêm nữa có cải thiện được hơn chất lượng giáo dục không?

.

Câu trả lời nẳm trong lãnh địa của quy chuẩn xã hội. Từ các thí nghiệm, chúng tôi rút ra một điều là tiền sẽ chỉ đưa chúng ta đi quá các giới hạn cần thiểt, các quy chuẩn xã hội mới có thể tạo ra sự khác biệt về lâu dài. Thay vì tập trung chú ý vào giáo viên, phụ huynh, sinh viên, việc cần thiểt là phải làm thấm nhuần trong tất cả chúng ta ý thức được mục đích, nhiệm vụ và niềm tự hào đối với giáo dục. Để làm được điều này, tất nhiên chúng ta không thể chọn con đường quy chuẩn thị trường. Ban nhạc Beatles từng tuyên bố : bạn “Không thể mua cho tôi tình yêu”. Điều này cũng áp dụng cho cả lòng say mê học tập - bạn không thể mua nó và nếu bạn cố, có thể bạn còn đẩy nó ra xa hơn.

.

Vậy chúng ta cải thiện hệ thống giáo dục như thế nào? Trước hết, chúng ta nên suy nghĩ lại về các chương trình học tại trường và liên kết chúng với các mục tiêu xã hội (xóa đói giảm nghèo, giảm bớt tội phạm, nâng cao các quyền con người, ...), các mục tiêu công nghệ (đẩy mạnh bảo tồn năng lượng, khám phá vũ trụ, công nghệ Nanô, ...) và các mục tiêu y tế (chữa ung thư, tiểu đường, béo phì, ...). Bằng cách này, sinh viên, giáo viên và phụ huynh sẽ có tầm nhìn rộng hơn về giáo dục và trở nên nhiệt tình hơn, có động lực hơn.

.

Chúng ta cũng nên nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc biến giáo dục thành một mục tiêu của chính nó. Lũ trẻ thường hào hứng với nhiều thứ (ví dụ, bóng chày), vì vậy, thách thức của chúng ta, với tư cách một xã hội, là làm cho chúng muốn biết nhiều về những người đã từng đoạt giải Nobel như chúng biết về các cầu thủ bóng chày. Tôi không có ý nói rằng tạo ra một đam mê xã hội cho giáo dục là đơn giản, nhưng nếu chúng ta làm được điều đó, giá trị đạt được có thể sẽ khổng lồ.

.

Kết quả cho thấy, dùng tiền thưởng là cách “đắt” nhất để khuyến khích các hoạt động giáo dục. Các quy chuẩn xã hội không chỉ “rẻ” hơn mà còn hiệu quả hơn rất nhiều.

 

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Bao dung - bí mật trong tình yêu vĩnh cửu

 
BAO DUNG - BÍ MẬT TRONG TÌNH YÊU VĨNH CỬU

Sẽ thật ấm áp khi sống trong một thế giới dạy ta cách bao dung với trẻ em; và còn tốt hơn nếu ta học được cách rộng lượng hơn với phần con trẻ trong một người lớn.

Suy nghĩ cho rằng trong nhiều thời khắc quan trọng, chúng ta vẫn luôn cư xử như trẻ con nghe có vẻ lạ lùng, thậm chí hạ thấp mình hay thật tuyệt vọng, bởi bề ngoài rõ ràng ta là người trưởng thành. Nhưng, yêu với lòng rộng lượng nghĩa là nhận ra phần tâm hồn luôn bị trói buộc trong suy nghĩ từ hồi mới chào đời.

Nhìn người bạn đời theo cách này sẽ có ích trong những lúc khó khăn khi người yêu nổi giận bất thường, cáu kỉnh hay hung hăng. Khi người yêu không đủ trưởng thành như ta mong đợi, và ta thô bạo gắn cho họ cái mác “cư xử trẻ con” mà không hề để ý, ta cứ nghĩ mình đang tiến gần với một lý tưởng, nhưng rồi ta nhận ra đó chỉ là một lời buộc tội, mà trong khi điều cần làm là chấp nhận một nét tính cách rất bình thường của con người.

Nét trẻ con còn sót lại trong người yêu của ta không phải tội lỗi hay thiếu sót đặc biệt, mà là một đặc tính bình thường mà ai cũng có. Trưởng thành không chỉ là một trạng thái hoàn chỉnh vì thời ấu thơ vẫn luôn tồn tại trong ta, dù nhiều hay ít. Vì thế, ta cần tiếp tục bao dung với những người trưởng thành như cách ta đối xử với con trẻ.

Đối xử dịu dàng với phần con trẻ bên trong người yêu không có nghĩa là xem họ như một đứa bé, nghĩa là khoan dung để hiểu được điều họ thật sự muốn nói đằng sau lời mắng nhiếc “Đồ tồi tệ” có thể mang nghĩa rằng: công việc thật mệt mỏi và mình đang cố tỏ ra mạnh mẽ và độc lập hơn những gì tôi thật sự cảm thấy; hay lời trách móc “anh/cô chẳng hiểu tôi!” có thể thật sự nghĩa là “tôi rất sợ và giận giữ mà chẳng hiểu tại sao, làm ơn hãy hiểu tôi.”

Tất nhiên, cư xử trưởng thành với một người lớn có tâm hồn trẻ con khó hơn chơi với một đứa trẻ thật sự rất nhiều. Bởi lẽ những gì trước mắt ta không phải là đứa trẻ. Người lớn còn gặp nhiều khó khăn hơn gấp bội vì phải sống trong hình hài trưởng thành, nên thường xuyên quên mất rằng bên trong mình vẫn chưa hoàn toàn lớn.

Người yêu của ta có thể cao lớn và đã đi làm như một người đã trưởng thành, nhưng đôi khi hành vi của họ có thể không giống vậy. Khi họ cư xử tệ hại, dù không nói nhưng suy nghĩ thật sự của họ là: “Mình vẫn còn là đứa trẻ, và giờ đây mình cần được ôm vào lòng. Mình cần cậu hiểu thật ra điều gì đang làm mình mệt mỏi, như cách mọi người vẫn hiểu cho mình khi mình còn là đứa trẻ, khi lần đầu tiên mình biết thế nào là tình yêu.”

Luôn không thích bị đối xử như một đứa trẻ, rồi ta quên mất rằng đôi khi thật may mắn khi được ai đó hiểu thấu phần trẻ con trong tâm trí của mình, và gắn bó, bao dung cho đứa trẻ đang thất vọng, giận dữ, cô lập hay bị tổn thương ấy.

Thậm chí chỉ mới gần đây, con người mới có xu hướng yêu thương trẻ con. Quan niệm hiện nay là kết quả của những nỗ lực không ngừng suốt 150 năm, với sự đóng góp của các nhà tâm lý học, nhà văn và nhà giáo, để bổi đắp tình thương yêu và củng cố thái độ mà ngày nay là chuyện bình thường với ta.

Trong lịch sử, con người từng thờ ơ và khắt khe với trẻ con: vì nghĩ rằng mắng mỏ và hách dịch mới là cách dạy dỗ đúng.

May mắn thay, chúng ta yêu trong bối cảnh lịch sử và hành động theo những gì xã hội bảo với chúng ta rằng đấy có thể là cách đúng đắn để cư xử.

Sự thay đổi sâu sắc trong ý tưởng về cách người lớn nên đối xử với trẻ em có thể là cảm hứng cho việc học cách yêu thương khác biệt trong thế giới người lớn nói chung.