Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Tiến trình của y khoa

 

Các gương mặt Y khoa Thân tâm năm 2021

TIẾN TRÌNH CỦA Y KHOA

Y khoa Cơ giới

Đứng về phương diện sức khỏe, Y khoa đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết, chúng ta đã từng có một quan niệm hơi máy móc về y học. chúng ta chưa thấy sự liên hệ của tâm đối với thân. Quan niệm đó gọi là quan niệm Y khoa Cơ giới. La médicine mécanique -Mechanical medicine.

Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần sửa chữa những gì trong phạm vi của thân thể là chúng ta có thể đem lại sức khỏe. Chúng ta không chú trọng nhiều tới cái khía cạnh tâm lý.

Y khoa cơ giới chỉ nhìn bệnh ở nơi thân mà thôi. Tuy vậy trong bốn năm mươi năm qua, Y khoa đã tiến bộ rất nhiều. Y khoa đã thấy rằng sức khỏe của thân thể rất tùy thuộc vào sức khỏe tâm thần của chúng ta.

Có nhiều triệu chứng đau nhức và khó chịu trong thân đã phát hiện từ cái tâm của chúng. Nếu chúng ta biết thực tập, biết giải quyết những vấn đề khó khăn, biết khai thông những bế tắc của tâm thì những cái đau nhức đó của thân tự nhiên biến mất.

Đôi khi chúng ta có bệnh ngoài da rất nặng, chữa thế nào cũng không bớt, và chúng ta không biết rằng đó là do sự lo lắng, do sự buồn khổ mà ra.

Đôi khi bao tử của chúng ta thường rất đau đớn, chúng ta đã uống thử đủ thứ thuốc nhưng không bớt. Chúng ta không biết rằng đó cũng là do sự lo lắng mà ra.

Chúng ta có những ung thư, có những ung nhọt, sức khỏe của chúng ta đang xuống dốc, chúng ta cứ tưởng là tại chúng ta thiếu sinh tố, thiếu cái này, thiếu cái khác. Kỳ thực những triệu chứng đó có thể phát hiện từ những cái bế tắc, những điều lo lắng, những nỗi khổ đau ở trong tâm của ta.

Y khoa Thân tâm

Ngày nay chúng ta đã có một quan niệm về y khoa rộng rãi hơn, gọi là Y khoa thân tâm, thân và tâm là một hay thân tâm nhất như. Tiếng Pháp có thể dịch là La médicine Psychosomatique. Psycho là danh, Somatique là sắc. Chữ danh ở trong đạo Bụt (Nāma), có nghĩa là tâm. Danh sắc có nghĩa là tâm thân. Hai cái đi đôi với nhau, không tách rời nhau được.

Con người là một hợp thể của thân tâm, mà danh từ chuyên môn gọi là một hợp thể danh sắc (Nāma-Rūpa). Khi Y khoa tiến tới chỗ thân tâm nhất như, là Y khoa đã công nhận rằng yếu tố danh có ảnh hưởng tới yếu tố sắc, và yếu tố sắc có ảnh hưởng đến yếu tố danh.

Nếu mình lo lắng quá thì mình có thể đau bao tử. Nếu mình đau bao tử thì mình trở nên bi quan, hai cái có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên một bác sĩ thông minh là một bác sĩ biết nhìn cả hai mặt của con người để chữa trị. Anh chàng bị bệnh ngoài da mà chữa hoài không lành đó, nếu mình bày cho anh ta cách đi thiền hành, bày cho phương pháp buông thả, thì có thể anh sẽ hết bệnh mà khỏi phải uống thuốc hay bôi thuốc gì cả.

Ngành Y khoa cơ giới gọi là Mechanical medicine đã được thay thế bằng Psychosomatique medicine trong vòng 40 năm nay. Một bước tiến rất lớn của nền y học. Ngày nay, chúng ta đang ở ngưỡng cửa giai đoạn thứ ba của Y khoa - Y khoa cộng nghiệp.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh


Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Lợi hại của ngôn từ lên con người

 

LỢI HẠI CỦA NGÔN TỪ LÊN CON NGƯỜI

Một trong vô vàn ứng dụng khi chúng ta hiểu được tác động tích cực và tiêu cực của ngôn từ lên thế giới con người và sự vật xung quanh đó là việc chúng ta xử lý với những tin đồn, những lời thị phi.

Những lời thị phi, những bịa đặt dối gian sẽ chết sớm nếu chúng ta bỏ mặc không để ý gì đến nó. Chúng ta còn quan tâm đến nó, dù với ác ý thì vẫn còn cấp năng lượng để nó tiếp tục sống.

Một trong những thủ đoạn chính trị của các nhà cầm quyền nham hiểm từ xưa đến nay là xóa sạch mọi ký ức của dân chúng về những nhân vật chính diện làm chính quyền e sợ. Nhất là nếu họ có thể ảnh hưởng đến dân chúng. Nhiều nhà ái quốc, các anh hùng dân tộc không bị xét xử công khai mà bị quăng vào ngục tối chết trong lặng lẽ. Hoặc nếu không thì họ bị quản thúc và bị cắt đứt mọi liên hệ với đời thường. Không hề có lời nào được đề cập đến họ trong sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng. Họ bị đối xử như chưa từng tồn tại trong cuộc đời.

Hãy cẩn trọng với những lời ta nói, những gì ta nghe và đọc

Người Huế có câu phương ngôn “lời nói đọi máu”, đọi là cái bát theo ngôn ngữ địa phương. Lại có câu “lời nói gói tội” hay “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Những câu nói ấy khuyên ta phải luôn cẩn trọng với lời nói vì ảnh hưởng lớn mạnh của nó với cả người nói và người nghe là điều không dễ kiểm soát. Những câu phương ngôn về lời nói rất nhiều nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dành cho chúng sự đồng tình và trân trọng xứng đáng. Nhưng những thí nghiệm về tác động của ngôn từ đối với sự hình thành tinh thể nước đã cho chúng ta những lý giải mới và một góc nhìn mới.

Và vì cơ thể chúng ta cũng là nước, một bình nước di động, cho nên nó cũng phản ứng tương tự như nước dùng trong thí nghiệm của tiến sĩ Emoto. Bình nước ấy chính là vật chứa tín tức của ngôn từ. Chúng ta đọc sách gì, chúng ta nghe gì, chúng ta nói gì thì lâu dần chúng ta sẽ chính là thứ ấy.

Và vì cơ thể chúng ta cũng là nước, một bình nước di động, cho nên nó cũng phản ứng tương tự như nước dùng trong thí nghiệm của tiến sĩ Emoto. Bình nước ấy chính là vật chứa tín tức của ngôn từ. Chúng ta đọc sách gì, chúng ta nghe gì, chúng ta nói gì thì lâu dần chúng ta sẽ chính là thứ ấy.

Những lời lẽ tuyệt vời thanh tao hàm súc của Đường thi đến những ca từ mang nhiều cảm xúc, đến ngôn ngữ đời thường hoặc kể cả những dòng trạng thái (status) tưởng như vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội Facebook đều ngầm chứa những sức mạnh có tác động không thể ngờ. Lời nói có thể nâng ta lên chín tầng xanh, khiến ta lâng lâng như cưỡi mây đạp gió, cũng có thể có sức bắn phá sát thương ghê gớm đối với tâm trí và cả thể xác.

Thời hiện đại thì những sản phẩm âm nhạc, phim ảnh mà tổng hợp cả âm thanh, hình ảnh, ngôn từ thì sức ảnh hưởng của chúng thật là ghê gớm.

Theo DKN

Ngôn từ - khi là thiên thần khi là ác quỉ

 

NGÔN TỪ - KHI LÀ THIÊN THẦN KHI LÀ ÁC QUỈ

Người xưa có câu: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”, có nghĩa là: Thiện ý một lời ấm ba đông, ác khẩu lạnh người sáu tháng ròng.

Tác động của văn tự

Thí nghiệm của tiến sĩ Emoto: Sự tác đông của văn tự lên nước, bằng cách người ta viết từ “Tình yêu và lòng biết ơn” lên một tấm giấy đem bọc quanh chai nước, kết quả cho thấy:

Dù được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, các tinh thể nước tạo ra đều hết sức cân đối, hoàn chỉnh và tuyệt đẹp dù hình dáng có khác nhau chút ít. Điều ấy chứng tỏ dù từ “cảm ơn” có các cách phát âm khác nhau, nhưng khái niệm mà các dân tộc đặt định ra cho nó là giống nhau. Nói cách khác, nó cùng mang một thứ tín tức. Do vậy, tác động của nó với nước là tích cực tương đương.

Cũng như thế, những từ ngữ mang tính sát thương hay đe dọa thì cũng mang theo tín tức xấu trong những khái niệm ấy, bất kể nó thuộc ngôn ngữ của dân tộc nào.

Cùng một câu văn cầu khiến, nhưng ở dạng mệnh lệnh thức “Làm đi!” thì tinh thể nước đen tối đáng sợ giống như khi đọc được từ “Quỷ dữ”, còn nếu ở dạng cầu khẩn nhẹ nhàng “Hãy làm nào!” thì tinh thể nước lại rất cân đối, đẹp đẽ.

Tác động của lời nói

Trước hết chúng ta theo dõi một vài kết quả thí nghiệm.

Một gia đình người Nhật đã tiến hành thử nghiệm về tác động của lời nói. Họ đựng cơm trong hai lọ thủy tinh lọ này cách lọ kia xa nhau, trong vòng một tháng hàng ngày họ đều nói “Cảm ơn” với một lọ và “Đồ ngốc” với lọ còn lại, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất chăm chỉ thực hiện việc này hàng ngày.

Một tháng sau, cơm được nghe “Cảm ơn” bắt đầu lên men, với mùi thơm ngọt ngào như kẹo mạch nha, trong khi cơm phải nghe “Đồ ngốc” bị mục nát và chuyển sang màu đen.

Sau khi câu chuyện được lan truyền có hàng trăm gia đình khắp Nhật Bản đã tự tiến hành thí nghiệm này. Kết quả được thông báo là giống nhau. Có gia đình đã thử một biến thể khác của thí nghiệm. Giống như những gia đình khác, họ nói “Cảm ơn” với lọ đựng cơm thứ nhất và “Đồ ngốc” với lọ cơm thứ hai, và tiếp đó họ chuẩn bị một lọ cơm thứ ba đơn giản chỉ là bỏ mặc nó.

Kết quả thế nào? Cơm bị bỏ mặc thực tế còn mục nát trước cả cơm bị nói “Đồ ngốc”. Khi những người khác tiến hành thí nghiệm tương tự, kết quả một lần nữa là giống nhau. Có vẻ như là bị chế nhạo thực tế còn không tổn thương bằng bị bỏ rơi.

Nhưng không chỉ có thế, tiến sĩ Emoto đã mang ba loại lọ cơm đó tới một trường tiểu học và các học sinh nói “Cảm ơn” với cơm trong cả ba lọ. Chẳng mấy chốc, cơm trong cả ba lọ đều lên men và bắt đầu tỏa ra mùi thơm dễ chịu – kể cả phần cơm đã bị hỏng.

Hóa ra “Thiện ý một lời ấm ba đông, ác khẩu lạnh người sáu tháng ròng” không chỉ có hình ảnh mà còn gây ra cả mùi nữa, mùi thơm hay mùi thiu thối tùy thuộc đó là lời thiện hay ác khẩu. Ta nhớ rằng, hạt cơm cũng chứa đầy nước là nước.

Ở một thí nghiệm khác trong cuốn “Bí mật của nước” của tiến sĩ Emoto, một cô bé 10 tuổi thực hiện thí nghiệm tương tự với cơm. Tuy nhiên, thay vào đó cô sử dụng hạt giống hoa hướng dương. Cô tiến hành gieo hai cây hoa hướng dương. Một cây cô nói với nó hàng ngày “Đồ ngốc”. Cây kia cô nói lời “Cảm ơn”. Kết quả là cây tiếp xúc với  từ “Đồ ngốc” có thân cây cong vẹo và lá nhăn nheo. Cây tiếp xúc với từ “Cảm ơn” lớn lên với cành lá đầy đặn và sum suê. Khi nhìn qua kính hiển vi người ta thấy lá của cây tiếp xúc với lời “Cảm ơn” thật dày dặn, còn lá cây tiếp xúc với lời “Đồ ngốc” thật yếu ớt và mỏng mảnh.

Điều này giải thích một hiện tượng mà khoa học trước nay đã bất lực không hiểu nổi. Trên quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương có một bộ lạc có cách đốn cây rất kỳ lạ. Nếu cây lớn quá không thể chặt bằng rìu, thì người dân ở đây sẽ đốn nó bằng cách tụ tập xung quanh cây từ khi bình minh, họ hướng mặt vào nó rồi đồng thanh chửi bới, sỉ vả nó. Họ liên tiếp làm như vậy trong vòng 30 ngày, cây sẽ chết và đổ xuống. Theo những người dân bản địa, họ đã dùng cách này rất lâu và không hề thất bại.

Chúng ta biết rằng nước ở trong cây cũng rất nhiều. Hóa ra chả cần lạnh người đến sáu tháng ròng, mới 30 ngày mà một cây cổ thụ khổng lồ đã không chịu nổi những lời ác ý.

Theo DKN