Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Đức Phật dạy con trung thực và từ bi

ĐỨC PHẬT DẠY CON TRUNG THỰC VÀ TỪ BI


Kinh điển kể lại rằng, sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về quê hương của mình.

Khi Đức Phật đến hoàng cung, công chúa Da Du Đà La đưa La Hầu La đến gặp Ngài và dạy: “Này La Hầu La, Ngài chính là cha của con. Con hãy đến xin Ngài ban cho con phần tài sản của mình”.

Nếu suy ngẫm thật kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy những lời Đức Phật dạy La Hầu La hoàn toàn phù hợp với việc dạy con trong xã hội hiện đại này, thậm chí nhiều bậc học giả tại những quốc gia phương Tây phát triển đã công nhận điều này.

.

Trung thực và từ bi

Câu chuyện đầu tiên kể về việc Đức Phật dạy La Hầu La về lòng chính trực (integrity). Lúc lên tám tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:

“Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”

“Dạ, con có thấy” – La Hầu La thưa.

.

“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”

Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”

Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”

.

Câu chuyện trên đây có thể giúp nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.

.

Đức Phật lại hỏi tiếp: “Cái gương dùng để làm gì?”

“Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp. Đức Phật lại dạy:

“Trong khi chuẩn bị làm điều gì bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”

.

Thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con suy ngẫm về điều có lợi và có hại cho mình và cho người khác. Điều này đòi hỏi cả khả năng tự nhận thức (self-awareness) lẫn lòng bi mẫn.

Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” giúp giải thoát đời sống đạo đức của chúng ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu trong mỗi hành động của mình. Những điều ta làm sẽ trở thành hoặc là nghịch duyên, hoặc là thuận duyên trên con đường ta đi.

.

Phương pháp giáo hoá của Đức Phật khiến các bậc cha mẹ tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo vào nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của lòng bi mẫn, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu về lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: “Con hãy biết quán chiếu, và hãy có lòng từ bi!” Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.

.

Bạn hãy hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ soi xét lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là nó có thể tin tưởng mình được, là mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì con trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.


Theo daibaothapmandaltaythien

5 quy tắc nuôi dạy con của Đức Phật.

5 QUY TẮC NUÔI DẠY CON CỦA ĐỨC PHẬT


1. Là một tấm gương tốt cho con

Đức Phật nói, dù cha mẹ có dùng những lời hoa mỹ thế nào để dạy con mà chính mình không làm gương thì cũng chẳng có tác dụng.

Trẻ nhỏ không học từ 1000 điều chúng ta nói suông, mà sẽ học từ cách chúng ta cư xử với mọi người xung quanh, cách chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đó sẽ là những bài học trực quan và sinh động nhất.

.

2. Hãy để con tự lập

Đức Phật nói, ngoài bản thân ta thì chẳng ai có thể cứu được ta.

Vì thế bạn cho con tự lập sớm bao nhiêu thì càng giúp cho phần đời về sau của con càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu. 

Đến một lúc nào đó, con của bạn sẽ biết ơn bố mẹ rất nhiều vì những điều đó. 

.

3. Biết hy sinh

Theo Đức Phật, một trong những điều khó nhất của việc làm cha mẹ, chính là việc biết từ bỏ những thú vui của bản thân khi cần thiết.

Nên nhớ, trẻ con không cần sự quản lý của bố mẹ, mà cần được nuôi dưỡng và chăm sóc.

.

4. Biết buông bỏ đúng lúc

Đức Phật nói, trái tim con người cũng giống như một khu vườn. Nó có thể gieo trồng hạt giống của lòng trắc ẩn, nỗi sợ hãi, sự oán giận hoặc tình yêu. Bạn trồng hạt giống gì thì sẽ ra thứ đó. 

Hãy để con trẻ được khám phá bản thân, làm những gì chúng yêu thích chứ đừng áp đặt.

Do đó, muốn nuôi dạy được những đứa trẻ tuyệt vời, với sự tự tin, mạnh mẽ và khao khát thể hiện mình, hãy biết buông bỏ đúng lúc, để chúng được làm những gì chúng giỏi và chúng muốn. 

.

5. Trân trọng hiện tại

Đức Phật nói, "Đừng bám vào quá khứ, cũng đừng mơ tới tương lai, hãy tập trung vào hiện tại". Câu nói nổi tiếng này cũng đúng trong việc nuôi dạy con cái.

Trẻ con có lẽ là một đối tượng lĩnh hội tốt nhất lời dạy này của Đức Phật. Không giống như người lớn, lúc thì mơ tưởng đến quá khứ huy hoàng, lúc lại mơ tới tương lai sau này họ và con cái họ sẽ ra sao, trẻ con luôn biết tận hưởng mọi khoảnh khắc chúng đang có. Chúng quá hồn nhiên và bận rộn để không bị xao nhãng bởi bất cứ thứ gì.

.

Để có thể tác động lên con trẻ một cách tích cực, cha mẹ cũng nên bắt đầu từ chính ngôi nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Khi cùng con nấu ăn và thưởng thức các món ăn, bố mẹ đừng nghĩ đến những kỳ vọng trong học tập, thay vào đó, hãy nói về loại đồ ăn này ngon ra sao, giây phút này vui vẻ đến thế nào.

Khi mặc quần áo cho con, đừng phàn nàn về chuyện con đã nghịch bẩn ra sao, hãy cho con thấy sự trìu mến và bao bọc của cha mẹ. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm nhận được ngay sự kỳ diệu này, và sự kỳ diệu đó sẽ là những chất dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sự phát triển của chúng.

.

Theo Sivana Spirit

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Phong cách sống lagom

 

PHONG CÁCH SỐNG LAGOM

Phong cách Lagom – Ít hơn để có được nhiều hơn, bí quyết khiến người Thuỵ Điển giàu có mà vẫn thảnh thơi.

"Không quá ít, không quá nhiều, chỉ vừa đủ" là cốt lõi của phong cách sống Lagom nhưng biết như thế nào là đủ thì đó lại là giới hạn của mỗi người.

Thụy Điển có một phong cách sống hoàn toàn khác, mang tên Lagom. Với tài sản văn hóa riêng này, người dân Thụy Điển luôn biết vừa lòng với những gì mình đang có và gần như không bao giờ so sánh với cuộc sống của người khác.

Sống Lagom là sống như thế nào?

Lagom là một thuật ngữ rất khó để dịch sang tiếng nước khác. Nó là một tính từ chỉ sự vừa phải - không quá nhiều, cũng không quá ít. Đây là kim chỉ nam cho người Thụy Điển trong tất cả các trường hợp, từ lối sống, ứng xử cho tới ẩm thực. Chung quy là cái gì cũng phải vừa đủ, thích hợp, cân bằng.

Nghe rất lý tưởng nhưng phong cách này đã từng bị cả người Mỹ và châu Âu chê bai là lạc hậu. không phát triển rực rỡ như các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên qua thời gian, bằng cách bền bỉ chứng minh, người Thụy Điển đã cho thấy rằng tinh thần mới là thứ quan trọng và sự mỏi mệt trong thế giới vật chất đúng là rất đáng sợ.

Cái gì cũng vừa đủ thôi, không bao giờ thái quá chính là cách mà người Thụy Điển tự cân bằng bản thân, hay theo như cách nói của nhà Phật ở phương Đông là đừng nên tham, sân, si thì cuộc đời mới tỏa sáng.

- Nhà ở và bài trí tối giản, tinh tế

Nếu tới Mỹ, chúng ta sẽ bắt gặp những căn biệt thự vườn tạo nên không gian sang trọng, xa xỉ. Nếu tới một số thành phố lớn của châu Á như Bắc Kinh, Thượng Hải chúng ta sẽ thấy việc tiêu pha vào nhà cửa cũng rất đáng kể. Nhưng với người Thụy Điển, họ chỉ chuộng sự tối giản, tinh tế từ đồ đạc trong nhà cho tới phong cách trang trí để tô điểm cho nơi ở của mình.

Vì lý do đõ, ít ai biết rằng phong cách nội thất Scandinavian nổi tiếng thế giới là sản phẩm của người Thụy Điển. Lý do khiến nó nổi tiếng? Vì nó tối giản, tinh tế, yên bình. Nguyên lý này của người Thụy Điển đã dạy chúng ta cách bắt vật chất phục vụ mình, thay vì ngược lại. Qua đó, con người được tự do.

- Ăn uống vừa đủ

Việc thừa mứa thức ăn và để dư thừa trong tủ lạnh là điều tối kỵ với người Thụy Điển, chứ đừng nói gì đến việc ăn không hết hoặc lãng phí thực phẩm. Người Thụy Điển sẽ lên kế hoạch nấu nướng và mua sắm cho cả tuần. Món ăn cũng không chế biến quá cầu kỳ, mà nghiêng về việc giữ nguyên hương vị tươi ngon của thực phẩm hơn. Bằng cách này, họ không bao giờ phải lo tái chế đồ thừa như thế nào, vứt đi ra sao...

- Lời nói thẳng thắn không thái quá

Người dân Thụy Điển không nói quá nhiều. Họ thậm chí không thích nói vòng vo, tám chuyện về những thứ không đâu mà đơn giản chỉ thích thảo luận hòa bình, ghét xung đột, tranh cãi.

Cư dân của đất nước này đã làm theo quy tắc giao tiếp lưu truyền của tất cả người Bắc Âu có tên là Jante – có nghĩa là bỏ qua cái tôi cá nhân để tạo ra một xã hội thân thiện, nơi mọi người tôn trọng lẫn nhau và khiêm tốn nhất có thể.

Thêm vào đó, người Thụy Điển cũng hạn chế dùng những từ mạnh mẽ và biểu cảm nhiều, bởi họ không thích sự nổi bật, cũng như không thích phải thể hiện quá nhiều về bản thân mình. Họ tin rằng điều này sẽ giữ họ tránh xa những rắc rối và tranh cãi không đáng có.

Đối với người Thụy Điển, bất kỳ sự bày tỏ cảm xúc thái quá nào cũng là không đúng. Ví dụ nếu người Thụy Điển yêu nước quá đà, thì họ sợ sẽ khiến người nước ngoài đang sinh sống tại đây cảm thấy mặc cảm. Họ tin rằng, cách tốt nhất để tỏ lòng yêu nước chính là chủ động lưu giữ những truyền thống lâu đời, chứ không phải bằng khẩu hiệu, giương cờ...

Sống một cuộc đời nhiều Lagom hơn

Trong một xã hội mà loài người có thể tiếp cận với bất cứ thứ gì, bất cứ lúc nào thì Lagom giống như một cơn gió lạ. Nó đơn giản chỉ là một trạng thái thỏa mãn với những gì mình đang có, không mưu cầu điều gì quá cao sang. Lagom chính là việc thoát ra khỏi những bộn bề và cân đo đong đếm một cách thái quá".

Lagom như đã ngấm vào người của những cư dân Thụy Điển đến mức, nếu như có ai đó trót hỏi họ Lagom là gì, chắc chắn người ấy sẽ bị cười, vì câu hỏi ấy "ngốc nghếch" vô cùng, cũng giống như việc thắc mắc tại sao con cá lại sống dưới nước mà không phải trên bờ vậy.

Theo Trí thức trẻ

Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho con trẻ

 

GIÁO DỤC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO CON TRẺ

Trao cho các con kiến thức tuy là quan trọng, nhưng cách mà chúng ta giáo dục các con Trí tuệ xúc cảm như lòng vị tha, nhân hậu, biết yêu lao động, tự lập, khiêm nhường, không sợ hãi, hy vọng, tin tưởng, lạc quan… mới là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của các con trong cuộc sống sau này, khi đã trưởng thành. Điều này chỉ có thể thực hiện được, khi bố mẹ luôn đồng hành cùng con, dành thời gian lắng nghe, chia sẻ với con, và… tất nhiên, bố mẹ cần hiểu, con không chỉ nghe những gì bố mẹ nói, con sẽ học theo cách mà bố mẹ làm.
.
Bên cạnh những mặt tích cực, như nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ… tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật ngày nay cũng đồng thời mang đến cho đời sống con người nhiều tác dụng phụ: Các hiện tượng tiêu cực gia tăng, chuẩn mực đạo đức xuống dốc…

Và thật đáng buồn, trẻ em là những nạn nhân đầu tiên phải gánh chịu hậu quả. Các nhà nghiên cứu tâm lý học cảnh báo, khắp nơi trên thế giới, trẻ em bị nhiễu loạn về tâm lý nhiều hơn, cô đơn và suy sụp hơn, vô kỷ luật và dễ nổi giận hơn, cáu kỉnh và lo lắng hơn, bốc đồng và gây gổ nhiều hơn. Bên cạnh giáo dục tri thức và kỹ năng, chúng ta cần phải coi trọng việc giáo dục trí tuệ xúc cảm, bởi nhờ đó, con em của chúng ta mới trở thành những con người trí đức vẹn toàn, và thực sự có ích cho xã hội.