Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Nên cho trẻ học vẽ

 

NÊN CHO TRẺ HỌC VẼ

John Caldwell Holt - nhà giáo dục người Mỹ từng nói: "Lợi ích của việc trẻ ngồi vẽ một giờ sẽ hơn hẳn việc ngồi xem chương trình giải trí trong vòng 9 giờ".

Việc vẽ tranh có thể giúp trẻ em kết hợp hoạt động của não trái và não phải, đồng thời có thể dễ dàng và tự nhiên quan sát thế giới từ góc nhìn của riêng chúng.
.
Những trải nghiệm non nớt đầu tiên trong đời sống của trẻ được lồng ghép trực tiếp vào tranh mà chúng vẽ. Khi trẻ không thể thể hiện thế giới nội tâm của mình bằng ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể thể hiện cảm xúc và thế giới nội tâm của mình thông qua hội họa.
Xu hướng chung phát triển khả năng vẽ của trẻ là do quy luật phát triển tâm lý và thể chất của trẻ quyết định.
.
Từ 1 đến 2 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn cầm bút vẽ "bậy", tức là không có một dạng hình ảnh cụ thể nào. Lúc này trẻ chưa hình thành khái niệm vẽ mà chỉ dựa vào các giác quan ban đầu để vẽ nguệch ngoạc theo ý thích.
Từ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu có ý thức về độ dài những đường kẻ, ranh giới của tờ giấy, tấm bảng... Từ 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu hình thành ý thức "vẽ", biết mô tả nội dung trong khi vẽ và thậm chí là đặt tên cho bức tranh.
Từ 4-5 tuổi, trẻ chú ý hơn vào các chi tiết, có xu hướng vẽ những gì mà chúng quan tâm, yêu thích nhất, nhưng bức vẽ đã bắt đầu có bố cục, có khung cảnh, hình ảnh, thậm chí có cả câu chuyện đằng sau đó.

Sau 6 tuổi, trẻ biết bộc lộ cảm xúc chân thực hơn về cuộc sống, thiên nhiên, những điều diễn ra quanh mình thông qua tranh, với các chi tiết và kỹ thuật biểu đạt phong phú hơn.
Đương nhiên không phải trẻ nào cũng thích vẽ. Thế nên, nếu bạn thấy con mình yêu thích vẽ, thì cần làm những việc sau đây để bồi đắp cho con.
.
Khuyến khích và bảo vệ niềm yêu thích vẽ của trẻ
Theo đặc điểm lứa tuổi của trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ phù hợp như bảng vẽ hoặc tờ giấy vẽ khổ lớn, các đồ đi kèm như bút chì màu, chì sáp, sơn, phấn dầu... cho trẻ. Đừng quá bận tâm với tư thế ngồi vẽ, cách cầm bút của trẻ, hãy để trẻ nghĩ rằng vẽ rất dễ, vui và thú vị.
.
Nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc Trần Hạc Cầm từng nhận xét: "Đa phần trẻ em đều thích hội họa. Đó là tiền thân của ngôn ngữ truyền miệng và là công cụ tốt để thể hiện cái đẹp".
Khi trẻ tập trung vẽ, hãy cho trẻ có cơ hội tập trung và đắm chìm vào thế giới tưởng tượng của chúng, thay vì đặt câu hỏi, chê trẻ vẽ xấu hay nói "chả hiểu vẽ cái gì"... Tuyệt đối không nên sử dụng khuôn mẫu để bắt trẻ sao chép, điều này sẽ hạn chế trí tưởng tượng của trẻ và làm giảm nhiệt huyết của bé với hội họa.
.
Cô Tori - chuyên gia giáo dục mầm non Nhật Bản trong cuốn "Dạy trẻ làm với môn vẽ" đã nhấn mạnh rằng vẽ, đặc biệt là vẽ tự do là loại hình thể hiện cảm xúc của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên đánh giá tranh của con mình dựa trên tiêu chí "vẽ đẹp hay không", "vẽ có giống hay không", mà nên cảm thụ những gì bé muốn thể hiện trong tranh và hiểu những gì bé muốn thể hiện bằng sự quan tâm và tôn trọng.
.
Cha mẹ sẽ hiểu hơn về nội tâm của trẻ
Hãy để trẻ trực tiếp khám phá tự nhiên và đưa những gì mình tích lũy được vào trong tranh vẽ. Cha mẹ có thể thường xuyên đưa con đi tiếp xúc với môi trường tự nhiên như núi rừng, biển cả, hoặc đến những nơi như cửa hàng, phòng triển lãm, đường phố... và trò chuyện với con nhiều hơn về cuộc sống. Hãy cùng con trò chuyện về những bức tranh chúng vẽ, lắng nghe chúng diễn giải để hiểu hơn về nội tâm của trẻ, từ đó biết được niềm yêu thích của bé.

Vnexpress.net/Sina

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Chữa bệnh bằng tâm linh

 

CHỮA BỆNH BẰNG TÂM LINH

Cụ Nguyễn Đức Cần (1909 – 1983) sinh tại làng Đại Yên thuộc phường Ngọc Hà , quận Ba Đình , thành phố Hà Nội

Cụ chữa bệnh theo một phương pháp rất đặc biệt : Không cần khám hoặc hỏi bệnh , người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ , nếu được cụ nhận lời hoặc cụ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về , thì bệnh có thể khỏi. Cụ chữa bệnh không dùng thuốc và Cụ có thể chữa bệnh từ xa .
Cụ chữa nhiều loại bệnh như : Điên , ung thư , đau dạ dầy , sơ gan cổ trướng , máu trắng , thấp khớp , vẩy nến , phù thận , méo mồm, trĩ, uốn ván ,áp huyết, tim, liệt tay chân,câm, điếc, hen , đẻ ngược, viêm não…..

Đã có hàng nghìn bức thư của những người bệnh có dán ảnh gửi đến cảm tạ và ca ngợi công đức của cụ.
.
Cụ hết lòng thương yêu , cứu chữa bệnh nhân , có khi đêm khuya , cụ còn đi đến các làng ngoại thành như Thạch Bàn , Kim Quan, Văn Đức , Hoàng Mai …để cứu chữa bệnh nhân, thực hiện “cứu bệnh như cứu hỏa’’.
Chữa bệnh thì tận tâm vất vả như vậy , nhưng cụ không hề nhận tiền của người bệnh . Bệnh nhân khỏi là cụ vui mừng.
.
Nhưng cái mà cụ đã cảm hóa đến ruột gan tim óc người bệnh là đức độ của cụ. Nó không phải là những khuôn sáo của đạo lý sách vở mà chính là nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày của cụ.
Có nhiều người bệnh , khi được cụ chữa khỏi với tấm lòng biết ơn chân thành đã mang quà và nhiều đồ quý giá đến biếu cụ . Nhưng cụ đều từ chối và kiên quyết trả lại. Bao người đã khóc vì cảm động trước tình thương mênh mang đó.
.
Cụ nói : Người ta đau khổ vì bệnh tật lâu rồi, nay được cứu giải thì ân sâu nghĩa nặng, mong muốn được đền ơn trả nghĩa . Nhưng ta quyết không tham.
Trước mắt cụ , mọi bệnh nhân đều bình đẳng, nhưng trong quá trình chữa bệnh cụ yêu cầu bệnh nhân phải sửa chữa những thiếu sót của bản thân trong quan hệ với gia đình và xã hội.

Cụ nói : Nghĩ đẹp, làm đẹp thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

  

 

Ảnh: Sáng ngày chủ nhật 22 tháng 11 năm 2009 tại hội trường Học viện hành chính quốc gia Hà Nội , câu lạc bộ tiềm năng con người đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà ngoại cảm chữa bệnh Nguyễn Đức Cần ( 1909 – 2009 )- trong ảnh: Thiếu tướng - Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác


Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Hai viên "thuốc trường thọ"

 

HAI VIÊN "THUỐC TRƯỜNG THỌ" CỦA GIÁO SƯ ĐÔNG Y 97 TUỔI

Sức khỏe, tuổi thọ và kinh nghiệm dưỡng sinh của các danh y đại sư của Trung Quốc luôn là biểu tượng cho rất nhiều người dân nước này ngưỡng mộ và làm theo. Sau đây là một ví dụ.

Sống là thuận theo tự nhiên, dựa trên sự vận hành của đất trời

Giáo sư Nhan Chính Hoa, sinh tháng 2/1920, là chuyên gia nổi tiếng tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh, đồng thời được xem là "chiến sĩ" trong lĩnh vực dưỡng sinh tại Trung Quốc, tác giả của cuốn sách bán chạy "Sự thần kỳ ẩn dấu trong những điều bình dị" nói về những điều kỳ diệu và sức mạnh của việc dưỡng sinh.

Sau hơn 70 năm hành nghề, Đông y GS Nhan Chính Hoa không chỉ là công việc kiếm sống, mà còn có thể mang lại những kiến thức quý giá, áp dụng vào hiện thực cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông.

Giáo sư Nhan Chính Hoa dù đã hơn 97 tuổi nhưng vẫn duy trì công việc khám chữa bệnh.

Bản thân giáo sư cũng rất thích cách ví von này, vì kể từ khi ông làm Đông y đến nay, không chỉ học tập nghiên cứu, phục vụ điều trị, mà còn hiểu biết rõ những giá trị của sinh mệnh, của sức khỏe.

Vì vậy mà khi đã hơn 97 tuổi rồi, ông vẫn duy trì được sức khỏe dồi dào như trước, tinh thần vui vẻ, trí tuệ minh mẫn, làm việc bình thường.

Rất nhiều người đã hỏi: "Giáo sư Hoa, ông có thể tiết lộ sống khỏe của ông cho chúng tôi được hay không?

GS Hoa: Rất khó để có một lời khuyên ngắn gọn. Quan trọng là bạn phải tự biết điều tiết, không có bí quyết gì ghê gớm, bản thân mỗi người đều phải tự chăm sóc sức khỏe của chính mình. Cách dưỡng sinh của tôi rất đơn giản.

Thứ nhất, sống đến đâu, vận động đến đó

Ngay từ khi còn trẻ tôi đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc tập thể dục, tạo thành thói quen hàng ngày. Theo tuổi tác, sức khỏe thay đổi thì các bài tập thể dục cũng thay đổi theo cho phù hợp.

Khi tôi còn trẻ chủ yếu sống ở trong trường đại học. Việc đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng là ra sân vận động chạy 3 vòng. Nếu chạy xong khoảng 1200m mà cảm thấy chưa hài lòng với việc vận động thì sẽ tập thêm 10 phút thái cực quyền. Liên tục nhiều năm thực hiện việc này đều đặn, không ngày nào nghỉ.

Đến khi bước vào tuổi trên 50, sức khỏe bắt đầu giảm xuống, thể lực không cho phép nên thay vì chạy chậm 3 vòng, tôi chỉ chạy trong khoảng 20 phút và tập thái cực quyền. Vào cuối mỗi buổi chiều tối, nếu rảnh rỗi thì tôi sẽ đi tản bộ khoảng 1 giờ đồng hồ.

Sau khi bước vào tuổi 80, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Thậm chí khi 95 tuổi, tôi đi leo núi ở Hàng Châu về đã bị đau đầu gối. Vì thế buộc phải giảm tập thể dục, nhưng không được phép bỏ tập, mà duy trì tập nhẹ. Sau bữa được một lúc, tôi sẽ đi bộ chậm khoảng 1 tiếng, làm một số động tác thể dục tự do, khi thời tiết xấu thì duy trì tập trong nhà. Ít nhiều gì cũng đều phải tập.

Bây giờ dù tôi đã hơn 97 tuổi nhưng vẫn cảm thấy lưng chưa bị đau, chân vẫn còn sức lực. Mỗi tuần vẫn duy trì khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong vòng 1 buổi.

Thứ hai, phải có tì vị tốt thì tuổi thọ mới dài

Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, tôi luôn chú trọng đến việc chăm sóc lá lách và dạ dày. Trong suốt cuộc đời điều trị cho bệnh nhân, tôi rút ra một kinh nghiệm sâu sắc rằng, những người khỏe mạnh, sống thọ đều sở hữu tì vị khỏe, ăn uống khẩu vị tốt, ngon miệng, tiêu hóa thuận lợi.

Nhìn ở góc độ đông y, tì vị chính là cái gốc của tương lai. Vì thế mỗi lần ăn uống, tôi đều chú ý đến điều này, làm sao tốt nhất cho tì vị, có ý thức ăn thêm một số món ăn bổ dạ dày lá lách như khoai sọ, khoai mỡ, khoai lang, rau xanh. Món ăn có lợi cho dạ dày bao nhiêu, càng giảm gây bệnh cho chúng bấy nhiêu.

Vào khoảng thời gian năm tôi 86 tuổi, có lần đã mắc bệnh dạ dày, nhưng nhờ ý thức này mà tôi đã đánh bại bệnh tật. Mà thời điểm đó, không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ chú ý thay đổi những tiểu tiết và thói quen hàng ngày, dùng những phương pháp dưỡng sinh đơn giản.

Tập thể dục đều đặn và chăm sóc dạ dày lá lách chính là bí quyết mà tôi đã đúc rút được trong suốt quá trình hành nghề y của mình, áp dụng nó vào cuộc sống cá nhân. Việc này đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Hãy coi đó là 2 viên "thuốc trường thọ" bổ dưỡng nhất bạn nên uống mỗi ngày.

Theo trithuctre