TRIẾT LÝ VÀ LỢI ÍCH CỦA LÒNG BIẾT ƠN
Người biết ơn trân trọng cuộc sống hơn, thương người hơn, và khỏe mạnh hơn. Ho biết ơn bản thân họ. Họ vui với cái hay họ có và nhìn khuyết điểm như cơ hội để làm tốt hơn. Họ khám phá niềm vui trong mọi môi trường, làm giảm triệu chứng trầm cảm, căng thẳng và cải thiện huyết áp. Vì họ sẵn sàng giúp đỡ, nó mang lại cho họ liều thuốc tâm lý để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt hơn cho sức khỏe tâm thần của họ..
Lòng biết ơn là một tính chất không phải tự nhiên mà có, và có thể luyện tập được cho cuộc sống đầy hơn.
.
Khi những đứa trẻ được sinh ra, chúng là những tờ giấy trắng. Cha mẹ thời đại này có khả năng tài chính hơn, nên thường che chắn cho con cái khỏi thực tế hàng ngày, với mục đích cho con mình một cuộc sống đầy đủ hơn. Họ không nhìn thấy sự cần thiết cho con họ trải nghiệm với thực tế, lý lẽ rằng các cháu còn tuổi đi học và không cần thiết để hiểu hơn.
Trẻ em tập dần thói quen, tin rằng những gì chúng có, đến một cách tự nhiên và là quyền của chúng để có, mà không cần phải làm gì. Điều này tạo ra những hoàng tử và công chúa trẻ con, với tính chất đòi hỏi, nhưng lại thụ động với thế giới bên ngoài, vì nó dễ dàng hơn sống trong thế giới của mình. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn cho việc dạy dỗ con cái sau này, khi cha mẹ đưa chúng vào đời.
.
Bắt đầu dạy lòng biết ơn từ nhỏ sẽ dễ dàng cho các cháu thấm nhuần cảm nhận, qua việc dạy chúng những giá trị của những thứ mà chúng nhận được từ chung quanh, từ cha mẹ và những người khác. Dạy các cháu diễn tả lòng biết ơn bằng một cái ôm, một lời cảm ơn, một phô ảnh thân thiết với người ơn.
Khi các cháu lớn hơn, giúp các cháu trải nghiệm và đụng chạm những sự việc ngoài đời. Giúp các cháu hiểu bức hình lớn. Ví dụ, mọi người phải làm những gì để tạo ra một sư kiện cho các cháu. Cho các cháu góp một bàn tay.
.
Đối với những cháu lớn, dạy lòng biết ơn sẽ khó hơn nhưng có thể thực hiện được dựa trên tính tình và độ dầy dạy dỗ từ trước của cha mẹ. Vì các cháu thiếu kiến thức đời, cha mẹ nên cố gắng cho các cháu đụng chạm xã hội. Dựa theo trải nghiệm, các cháu sẽ dần dần tiếp thu và thực hành tính chất biết ơn. Ví dụ, cha mẹ có thể tạo ra một tình huống, trong đó họ có thể mất việc. Bây giờ gia đình phải tiết kiệm hơn trong chi tiêu. Nên phần các con phải làm gì. Bản thân tự nhiên của con người là muốn giúp, và các cháu, khi hiểu, sẽ tham gia phụ giúp. Cha mẹ nên tiếp tục dòng chuyện này.
.
Bản thân tôi thực hành lòng biết ơn mỗi ngày và từng lúc. Mỗi khi uống một ngụm nước lã, cảm thấy biết ơn ngụm nước đó, và cảm thấy vị ngọt của nước. Bạn bè cho gì thì rất quí vì họ nghĩ đến mình. Lâu lâu, tôi lại cảm ơn mẹ vợ sống chung, đã sinh ra người bạn trăm năm.
.
Ngày xưa, khi tôi đi công tác bên Nhật, họ đưa tôi những dĩa nhỏ. Trong mỗi dĩa, chỉ có một miếng cá với trang trí đẹp mắt. Người Nhật trân trọng món ăn của họ. Tôi ăn từng miếng mà thấy rất ngon miệng với thái độ trân trọng. Tại Mỹ thì dĩa cá hồi vun đầy, nhưng vị giác lại không được ngon bằng. Từ đó, khi ăn ở nhà, tôi rất trân trọng từng miếng ăn mà vợ mình hay ai đó nấu ra. Làm vui người cho và giầu cho người nhận.
.
Khi đi đâu với gia đình, tôi có lúc đi sau. Uống từng phút chốc sinh hoạt của mấy mẹ con như coi lại cuộn phim này mười năm sau.
Thực hành lòng biết ơn tạo ra một vòng tròn sống tích cực, tiếp nhận, tri ân, lạc quan, chia sẻ, và hạnh phúc, giúp cho cuộc sống mỗi ngày đầy thêm.