Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Phật dạy cách đối phó với kẻ tiểu nhân

PHẬT DẠY CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI KẺ TIỂU NHÂN

 

Lời Phật dạy cách đối phó với kẻ tiểu nhân rằng, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó cũng là một cách bảo vệ và buông tha cho chính bản thân mình. Đừng dây dưa cố chấp với bất cứ việc gì, học cách buông bỏ, không dằn vặt chính mình. Có như vậy, cuộc đời mới có thể cát tường.

.

Nghịch cảnh cũng là một cơ hội vận mệnh mang đến. "nếu không nợ nhau, sao có thể gặp gỡ". Có duyên thì sẽ ở lại, vô duyên sẽ đi mất. Khi đã gặp được nhau rồi, phải biết quý trọng lẫn nhau, đối xử tử tế, học cách biến nghịch duyên thành thiện duyên. Mọi việc ta làm đều không nằm ngoài nhân quả, bạn gieo nhân lành thì có quả ngọt và ngược lại. 

.

Trên đời này, chẳng có ai là hoàn mỹ không chút sứt mẻ, chúng ta cũng chẳng thể được tất cả mọi người yêu quý. Có người thích, sẽ có người ghét; có người mến. Ai cũng đều mong cả đời sẽ trôi qua suôn sẻ, nhưng đó chẳng qua chỉ là một hy vọng xa vời mà thôi. Phật dạy, người sống trong thuận cảnh sẽ chẳng bao giờ thành Phật. Đời người nếu như luôn xuôi gió xuôi nước, không gặp phải bất kỳ gợn sóng lận đận nào, vậy thì không thể gọi là cuộc sống.

.

Theo phatgiao.org.vn

Nhận diện kẻ gian trá


NHẬN DIỆN KẺ GIAN TRÁ

 

Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Kẻ gian trá (tiểu nhân) có 3 biểu hiện", nếu gặp phải nên tránh xa. Vậy 3 biểu hiện thường gặp ở kẻ tiểu nhân là gì?

.

1. Vong ân bội nghĩa

Bội tín bội nghĩa, vong ân phụ nghĩa đều là đặc trưng nổi bật của kẻ gian trá. Tin rằng ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đều luôn được bố mẹ, thầy cô dạy rằng nhất định phải trở thành người tốt, có lòng biết ơn.

Song không phải ai trên đời này cũng là người tốt, còn có rất nhiều kẻ tiểu nhân ngang ngược.

Họ luôn thoải mái tận hưởng những điều tốt đẹp của người khác, thậm chí đến khi người giúp đỡ mình gặp hoạn nạn, họ thậm chí còn kẻ giậu đổ bìm leo, hãm hại khiến ân nhân của mình càng khổ sở hơn. Những kẻ vô ơn là những kẻ đáng khinh nhất, không thể kết giao.

.

2. Đặt điều bịa chuyện, nói xấu hãm hại người khác

Trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người chán ghét những "kẻ ngồi lê đôi mách", bởi vì những người này luôn lấy chuyện thị phi đúng sai của người khác ra để bàn tán, thậm chí còn nói không thành có, thêm dầu vào lửa, xúi bẩy gây chuyện.

Người thích bàn tán người khác chính là vì đố kỵ ghen ghét người khác sống tốt hơn mình. Lòng đố kỵ, ghen ghét là một thứ vô cùng đáng sợ, nó có thể khiến con người ta đánh mất nhân tính. Khi nhìn thấy ai đó sống tốt hơn mình, những kẻ này sẽ ở sau lưng người đó đặt điều thị phi, bịa đặt nói xấu, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ đi hủy hoại hạnh phúc của người khác. Trong cuộc sống, loại người này rất nhiều, tránh xa họ là cách làm đúng đắn nhất.

.

3. Trước sau bất nhất

Người lương thiện, thường có tấm lòng đồng cảm, hơn thế khi thấy người khác gặp khó khăn thì trong lòng cũng không vui, họ sẽ luôn sẵn sàng đưa tay giúp đỡ, những người như vậy luôn nhận được sự yêu quý của mọi người.

Ngược lại, có những kẻ tiểu nhân "giả người tốt" bề ngoài thì lịch sự, tươi cười vui vẻ với mọi người, nhưng sau lưng lại thường làm những việc lén lút xấu xa.

.

Những kẻ đạo đức giả thường rất khó bị nhận ra, bởi vì họ ngụy trang bản thân rất kỹ càng, tỉ mỉ. Họ sẽ không bao giờ để những suy nghĩ nội tâm của mình lộ ra bên ngoài, trong môi trường làm việc, những kẻ như thế này trong xã hội rất nhiều.

Họ sẽ vì muốn thăng chức, tăng lương... mà không từ thủ đoạn, nhưng bề ngoài vẫn giả vờ hòa hợp thân thiện với đồng nghiệp.

 

Trong cuộc sống, những kẻ tiểu nhân, đạo đức giả như thế này có mặt trong khắp mọi nơi. Vì thế, nếu như bản thân chúng ta không giỏi nhìn nhận phán đoán người khác, rất có thể các bạn sẽ bị họ làm cho bị tổn thương. Một khi trở thành bạn bè hay đối thủ của họ, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Hi vọng mọi người luôn đề cao cảnh giác.

.

Bản chất con người đều không thể hiện ra bên ngoài, người nào nên kết bạn, người nào không nên kết bạn luôn không phải là điều có thể dễ dàng nhận định, cũng không thể nhìn thấu trong chớp mắt.

Vì vậy, thông qua những tiếp xúc, giao lưu trong cuộc sống hàng ngày, hãy tinh tế quan sát biểu hiện của họ. Nếu nhận thấy đối phương là người có 3 đặc điểm trên, họ đích thị là những kẻ tiểu nhân, gặp phải nhớ tránh xa!

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Hai cách dạy trẻ bạn chọn cách nào?

HAI CÁCH DẠY TRẺ BẠN CHỌN CÁCH NÀO?

 

Những điểm nhấn của văn hóa giáo dục người Do Thái đó là trì hoãn thỏa mãn, trì hoãn sự hưởng thụ, có làm có hưởng để các em biết được thành quả là kết quả của sự nỗ lực không ngừng, từ đó luôn trau dồi và làm giàu ý chí, nghị lực. Mình muốn có thì mình phải nỗ lực, cố gắng, biết làm chủ cảm xúc trước những cám dỗ nhất thời để hướng đến đại cuộc, sự thành công trong tương lai.

.

Trái ngược lại với sự trì hoãn thỏa mãn, có làm có hưởng của người Do Thái thì các bố mẹ, đặc biệt bố mẹ Việt Nam và Trung Quốc luôn thỏa mãn con, cho con hưởng thụ ngay, chiều chuộng con quá mức, muốn gì được nấy. Bạn có bao giờ tự nhủ, những đứa trẻ sẽ phát triển ra sao trong một môi trường như thế chưa?

.

Lúc nào cũng dễ dàng nhận được thứ mà mình muốn trong khi lại chưa bao giờ học cách chia sẻ, nên chúng sẽ nghĩ rằng mọi sự cho đi của bố mẹ như một điều hiển nhiên, đó là trách nhiệm là bổn phận của “họ”. Chúng sẽ dần trở nên tham lam, ích kỷ, còn sự biết ơn chỉ là một khái niệm xa vời, hiển nhiên chúng cũng không hề biết trân trọng những gì mình được nhận và mau chóng trở nên nhàm chán với những thứ đó.

.

Những đứa trẻ như vậy “nhân sinh quan” sống của chúng là “đòi và được” mà không cần có chút nỗ lực hay sự cố gắng nào, nên chúng hay rơi vào lối sống buông thả, thích hưởng thụ, dẫn đến lối tư duy ngắn hạn làm chúng trở nên lười nhác lao động, thiếu nhẫn nại, ý chí, nghị lực. Một hệ quả khác nữa là, vì lúc nhỏ chúng đã có quá nhiều sự lựa chọn, mong muốn mà chẳng biết để làm gì.

Khi lớn, những đứa trẻ này thường không có khả năng chọn lựa những điều thực sự mình cần trong cuộc sống, chúng bị rối, khó đưa ra chọn lựa và nhận biết đâu thực sự là chọn lựa đúng cho bản thân.

Trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, đòi hỏi nhiều nỗ lực, cố gắng, đầy rẫy các tệ nạn cám dỗ, sự cạnh tranh, thất nghiệp luôn hiện hữu thì làm sao các em đó có thể trở thành những con người tự chủ và thành công trong cuộc sống được chứ.

.

Hai tình huống trên cho thấy hai cách yêu thương con khác nhau để cho các bố mẹ thấy được hai con đường hình thành nên hai đứa trẻ khác nhau. Vậy nên thỏa mãn một đứa trẻ như thế nào là hợp lý? Trong thời đại mà sự cám dỗ cận kề hiện diện mọi lúc mọi nơi như hiện nay, thì bất kì một đứa trẻ nào cũng dư thừa cơ hội để rơi vào những vùng xấu ấy trong khi chưa có chút bản lĩnh.

.

Giáo dục trẻ theo cách trì hoãn thỏa mãn, trì hoãn sự hưởng thụ, có làm có hưởng để các em biết được thành quả là kết quả của sự nỗ lực không ngừng, từ đó luôn trau dồi và làm giàu ý chí, nghị lực. Mình muốn có thì mình phải nỗ lực, cố gắng, biết làm chủ cảm xúc trước những cám dỗ. Những đứa trẻ đó lớn lên dù đứng trước những cám dỗ, những cạm bẫy, vẫn tỉnh táo để đối đầu vượt qua.