Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Ký ức của các dân tộc về Hùng vương:

 

KÝ ỨC CỦA CÁC DÂN TỘC VỀ HÙNG VƯƠNG:

 

Trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, cũng có nhiều dân tộc hiện vẫn lưu giữ ký ức về các vị vua Hùng, tôn thờ Hùng Vương như Tổ của dân tộc mình.

.

Đầu tiên là người Việt, các vị vua Hùng đóng đô tại vùng miền Bắc Việt Nam, trung tâm của nước Văn Lang và nơi có đông người Việt sinh sống nhất cũng là miền Bắc Việt Nam. Người Việt là hậu duệ trực tiếp của các vị vua Hùng cũng như văn hóa Đông Sơn, nên các di tích thờ tự và ký ức, truyền thuyết của người Việt thời Hùng Vương là rất phong phú.

Theo thống kê, thì trên cả nước hiện có khoảng 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời vua Hùng, riêng Phú Thọ, là kinh đô Phong Châu thời các vua Hùng có gần 330 di tích. Hằng năm người Việt vẫn tổ chức ngày lễ Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, đây là quốc lễ và là một tín ngưỡng tâm linh rất quan trọng đối với dân tộc Việt.

.

Người Mường, anh em gần nhất với người Việt cũng có ký ức về các vị vua Hùng. Trong “Hòa Bình quan lang sử lược”, với những thông tin về vua Dịt Dàng đã cho thấy, Vua Hùng cũng là tổ của người Mường và đã được phản ánh trong diễn ca Mường.

.

“Hùng Vương là tổ nước mình
Phong Châu là chốn kinh thành triều đô
Lang từ khởi tổ ngày xưa
Cuối Văn Lang quốc bây giờ đã qua
Mỗi cành con cháu phong ra
Họ chia Đinh, Quách, Bạch, Hà, Xa, Cao”

.

Người Dao cũng tôn thờ các vị vua Hùng như Tổ của dân tộc mình. Trong các bài hát cúng họ đều thành kính nhắc tới Vua Hùng, vua Tổ và tự nhận mình là con dân đất Việt. Người Dao thuộc hệ ngữ Hmong-Mien vốn từ vùng nam Đông Á di cư về miền Bắc Việt Nam muộn trong lịch sử, do đó đây có thể là ký ức từ xa xưa của họ khi còn trong vùng nam Đông Á. Cách họ ghi lại về Tổ Hùng Vương cũng thể hiện rõ không phải họ học của người Việt khi tới miền Bắc Việt Nam, mà là một ký ức trong tâm thức của dân tộc họ.

.

Gặp được vua Tổ tốt lòng
Hướng dẫn người Dao biết làm đồng làm nương
Hai tay con lạy vua Tổ Hùng Vương
Cho con bông lúa chín đỏ đầy nương
Ngô bắp đầy vườn, gia súc đầy sân
Người người sinh sôi, bản làng đông vui
Kính lạy vua Tổ tối linh!

Người Choang tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng thờ tự các vị vua Hùng, cũng tổ chức lễ hội Lạc Việt Vương để tưởng nhớ các vị vua Hùng. Bên cạnh đó còn người Bố Y cũng tự nhận mình là người Lạc Việt, cũng thờ tự Lạc Việt Vương.

Như vậy, không chỉ người Việt mà còn nhiều dân tộc khác trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, lãnh thổ của nước Văn Lang cũ vẫn có ký ức và thờ tự các vị vua Hùng.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Âm nhạc có thể chữa được bệnh

 

ÂM NHẠC CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH

.

Âm nhạc tốt đẹp là một trong những ‘tâm dược’ tốt nhất cho con người. Quan điểm của y học truyền thống cho rằng “bách bệnh sinh tại khí và dừng tại âm”. Âm nhạc tốt phát ra đều là tin tức tinh khiết, bình thản, có thể khiến con người giải tỏa căng thẳng, bình phục tâm tình, dưỡng sinh chữa bệnh.

.

- Danh y đời nhà Nguyên Chu Chấn Hanh từng chỉ rõ rằng: “Âm nhạc cũng là thuốc”.

- “Lã Thị Xuân Thu – Đại nhạc” ghi chép: “Âm nhạc có nguồn gốc từ xa xưa. Sinh ra từ đo lường, gốc ở Thái Nhất (Đạo). Thái Nhất sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh âm dương… Phàm là âm nhạc, đều giao hòa với Trời đất, âm dương”.

- Trong “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” có viết rằng: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng”.

Cổ nhân căn cứ ngũ âm đối ứng với ngũ tạng: can – giốc, tâm – chủy, tỳ – cung, phế – thương, thận – vũ, giữa ngũ âm này ảnh hưởng lẫn nhau, có thể điều tiết tinh khí thịnh suy của ngũ tạng con người.

.

“Cung – thương – giốc – chủy – vũ” tức là Do, re, mi, sol, la trong Tây nhạc.

Nhịp Cung âm nhạc bình ổn nhu hòa, đối ứng với tạng tỳ của con người;

Nhịp Thương âm nhạc gấp rút trong giòn, đối ứng với tạng phế của con người;

Nhịp Giốc âm nhạc cao du dương, đối ứng với tạng can của con người;

Nhịp Chủy âm nhạc nhiệt tình cao vút, đối ứng với tạng tâm của người ta;

.

Nhịp Vũ âm nhạc khoan hòa, thanh thoát, xa xôi, đối ứng với tạng thận của con người. Trong quá trình lắng nghe, giữa cảm xúc của con người, tần số tiết tấu của giai điệu, và ngũ tạng có quy luật rung động, liền có thể đạt tới tác dụng điều hòa tinh thần của con người và thông suốt kinh mạch.

.

- Tạng tỳ là nơi phát ra năng lượng trọng yếu của cơ thể con người. Rượu chè ăn uống quá độ, suy nghĩ quá độ… sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tỳ vị. “Tỳ thuộc Thổ, tại âm là Cung, tại chí là Tư”. Lựa chọn sử dụng điệu Cung với phong cách âm nhạc bình thản đôn hậu, trầm ổn trang trọng, có thể trợ tỳ sinh khí, tăng cảm giác muốn ăn.

 

- Phế chủ khí, khí trong toàn thân đều được điều hành từ phế. “Phế thuộc Kim, tại âm là Thương, tại chí là Ưu”. Nhạc khúc trong điệu Thương cao vút bi tráng, réo rắt hùng vĩ, giống như Kim thanh lạnh, chữa trị nóng nảy cáu giận, khiến con người trở nên an bình. Người có phế khí hư, nên nghe loại nhạc này nhiều hơn để cải thiện tình trạng thiếu khí ở phế.

 

- Can chủ khai thông, bài tiết, có chức năng bảo trì khí trong thân thể được vận chuyển thông thuận. “Can thuộc Mộc, tại âm là Giốc, tại chí là Nộ”. Người bị bệnh can khí thịnh dễ nóng vội, dễ nổi giận. Người mà can khí uất kết thường tức giận, thở than. Chọn nghe nhạc khúc điệu Giốc với âm nhạc êm dịu nhẹ nhàng, thân thiết nhu hòa, có thể có tác dụng làm dịu can giải trừ phiền muộn, điều hòa bệnh can khí.

 

- Tâm tàng thần, là trung tâm của mọi hoạt động của sinh mệnh con người. “Tâm thuộc Hỏa, tại âm là Chủy, tại chí là Hỉ”. Trường kỳ áp lực lớn, giấc ngủ ít… gây nên các triệu chứng như hồi hộp, lòng buồn bực, bực bội… Nên nghe nhiều nhạc khúc với điệu Chủy hoạt bát nhẹ nhõm, sôi nổi, để kích thích dương khí và cải thiện triệu chứng tâm dương hư.

 

- Thận thuộc Thủy, Trung y có câu rằng “thận chủ cốt, cốt là phần dư của thận”. Lựa chọn sử dụng nhạc khúc điệu Vũ với phong cách êm đềm trầm mặc, âm nhạc có đặc tính của nước, có thể làm dịu cảm xúc u buồn, nghe nhiều loại âm nhạc này có thể khử hỏa, dưỡng thận âm.

.

THEO NTDVN

Osho nói về giáo dục

 

OSHO NÓI VỀ GIÁO DỤC

Điều đang được dạy trong các trường học bình thường và các trường cao đẳng và đại học không là giáo dục. Nó chỉ chuẩn bị cho bạn có một công việc tốt, một việc kiếm sống tốt; nó không là giáo dục thực. Nó không cho bạn cuộc sống. Có lẽ nó có thể cho bạn một mức sống tốt hơn, nhưng mức sống tốt hơn không phải là mức tốt hơn của cuộc sống; chúng là không đồng nghĩa.

Cái gọi là giáo dục này diễn ra trên thế giới chuẩn bị cho bạn chỉ để kiếm bánh mỳ. Và Jesus nói: “Con người không thể sống bằng mỗi bánh mỳ.” Và đó là điều các đại học của bạn đã và đang làm – họ chuẩn bị cho bạn kiếm bánh mỳ theo một cách thức tốt hơn, theo một cách thức dễ dàng hơn, theo một cách thức thoải mái hơn, với ít nỗ lực hơn, với ít sự gian khổ hơn. Nhưng tất cả điều đó họ làm là để chuẩn bị cho bạn kiếm bánh mỳ và bơ của bạn. Đó là một loại giáo dục rất, rất nguyên thủy: nó không chuẩn bị bạn cho cuộc sống.

Nền giáo dục này đã thịnh hành trong quá khứ là rất không đầy đủ, không hoàn thiện, hời hợt. Nó chỉ tạo ra những người có thể kiếm sống, nhưng nó không mang lại bất cứ cái nhìn sâu sắc vào chính bản thân cuộc sống.

Giáo dục nguyên thủy nó được bắt rễ từ nỗi sợ, được bắt rễ trong cái mà “Nếu tôi không được giáo dục tốt, tôi sẽ không có khả năng sống sót.” Nó là nguyên thủy bởi vì sâu xuống dưới nó là rất bạo lực: nó dạy bạn cạnh tranh, nó làm cho bạn tham vọng. Thế giới cạnh tranh nơi mọi người đều là kẻ thù của mọi người khác.

Nền giáo dục thực sự sẽ không dạy bạn cạnh tranh; nó sẽ dạy bạn hợp tác. Nó sẽ dạy bạn sáng tạo, đáng yêu, phúc lạc, không có bất kì so sánh nào với người khác. Nó sẽ không dạy bạn rằng bạn chỉ có thể hạnh phúc khi bạn là người thứ nhất (ý nói đoạt hạng trên). Điều đó cực kì vô nghĩa.

Trích quyển "Cách mạng trong Giáo dục” cuả Osho

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Nguyên do khốn khổ trong đời sống con người.


 NGUYÊN DO KHỐN KHỔ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.

Người xưa đã tổng kết ra những câu nói trí tuệ, đem lại hiệu quả cho hành động, có tính gợi mở và cảnh báo đối với người đời sau, thế nên được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời. Bộ sách Ngũ Chủng Di Quy của Đông các Đại học sĩ Trần Hoằng Mưu đời Thanh chính là bộ sách như vậy, trong đó có những câu như sau:

.

Tài năng không đủ thì mưu toan lắm,

Hiểu biết không đủ thì lo nghĩ nhiều.

Uy thế không đủ thì giận dữ lắm,

Chữ tín không đủ thì nói năng nhiều.

Dũng cảm không đủ thì nhọc sức lắm,

Sáng suốt không đủ thì xem xét nhiều.

Lý lẽ không đủ thì biện giải lắm,

Tình cảm không đủ thì nghi thức nhiều.

 

“Tám điều không đủ” này dường như bao quát các loại nguyên do khốn khổ cầu mà không được trong đời sống của con người.

Làm thế nào mới có thể chân chính giúp đỡ người khác


 LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ CHÂN CHÍNH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Một người ăn xin cụt tay tới một ngôi chùa, cầu xin sư trụ trì giúp đỡ. Vị sư trụ trì không khách khí chỉ vào đống đá trước cửa chùa nói: “Anh giúp ta chuyển đống đá này ra sau chùa đi!”
Người ăn xin tức giận trả lời: “Tôi chỉ có một bàn tay, làm sao chuyển đá được? Ông không muốn cho thì thôi, hà cớ gì phải chế giễu người khác như thế?”

Sư trụ trì nhìn anh ta một cái, sau đó bước đến dùng một bàn tay cầm một cục đá lên, nói rằng: “Việc như thế này, một bàn tay cũng làm được!”

Người ăn xin thấy vậy, đứng ngẫm nghĩ rồi không còn cách nào khác, đành phải chuyển đống đá đi. Làm chật vật từ sáng tới chiều, anh ta mới chuyển hết đống đá. Sư trụ trì thấy công việc được hoàn thành, liền gọi anh ta vào phòng rồi đưa cho anh ta một số bạc.

Người ăn xin bất ngờ, vô cùng cảm kích nói: “Cảm ơn ông!”

Sư trụ trì trả lời: “Không cần cảm ơn tôi. Đây chính là tiền mà anh tự lao động kiếm được đấy thôi.”

Người ăn xin cúi xuống lạy một lạy, nói: “Tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ ân tình của ngài.”

Rồi anh ta cất bước lên đường.

Vài ngày sau đó, có một người ăn xin lành lặn khác tới chùa. Vị sư trụ trì lại dẫn anh ta tới sau chùa, chỉ vào đống đá kia, nói với anh ta: “Đem đống đá này chuyển tới trước phòng thì tôi sẽ cho anh tiền.”

Nhưng người ăn xin có hai bàn tay còn khỏe này lại phẩy tay và bỏ đi.

Các đệ tử trong chùa không hiểu được vị sư trụ trì, bèn hỏi: “Lần trước thầy bảo người ăn xin chuyển đá từ trước chùa ra sau chùa, lần này lại bảo người ăn xin chuyển đá từ sau chùa ra trước chùa, thầy rốt cuộc là muốn đặt ở sau chùa hay trước chùa?”

Sư trụ trì nói với đệ tử: “Đá đặt ở trước hay sau chùa thì đều như nhau, nhưng làm hay không làm đối với người ăn xin mà nói thì lại không như nhau.”

Mấy năm sau, một người tướng mạo phi phàm đến ngôi chùa ấy.  Đó chính là người ăn xin đã dùng một tay để chuyển đá. Từ sau khi sư trụ trì cho anh chuyển đá tới sau núi, anh ta đã ngộ ra và bắt đầu làm những công việc trong khả năng của mình. Nhờ sự nỗ lực cố gắng của bản thân mà cuối cùng anh ta đã gặt hái được thành công to lớn, trở thành một người khá giả.

Còn người ăn xin có hai bàn tay khỏe mạnh kia, bấy giờ vẫn còn đang ăn xin ở ngoài đường.

Cổ ngữ nói đại ý: Người lang bạt hư đốn đến tầm cỡ nào, nếu biết hồi tâm thức tỉnh, ăn năn hối cải thì phẩm chất đạo đức của người đó vẫn có thể trở lại nguyên thể trong sáng, cao thượng. Người ăn xin chỉ có một tay, nhưng nhờ hiểu ra được đạo lý làm người mà cuối cùng thoát khỏi kiếp khổ sở.

Ngược lại, người xin ăn có hai bàn tay khỏe mạnh kia cuối cùng vẫn không thể hiểu ra được đạo lý rằng chăm chỉ cố gắng thì mới xứng đáng có được thành quả, có cay đắng rồi mới có ngọt bùi, có mất rồi mới có được.

Quả đúng là ngăn cản một người làm việc xấu thì rất dễ, nhưng muốn cải biến tâm làm việc xấu của một người thì rất khó. Một người nếu như không thể thật sự từ nội tâm mà bỏ ác theo thiện, thì ở nơi không ai nhìn thấy, họ vẫn sẽ làm điều xấu.

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, muốn giúp đỡ người khác ắt phải giúp họ hiểu ra, độ nhân ắt phải độ tâm. mỗi người đều có một mặt Phật tính và thiện lương. Lấy chân thành và thiện lương để thức tỉnh lương tri của một người mới có thể chân chính giúp đỡ người khác.

Theo Trithucvn.org

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Loại trí tuệ lớn nhất cuộc đời

LOẠI TRÍ TUỆ LỚN NHẤT CUỘC ĐỜI

 

* HOÀ

.

Thiên nhiên "hòa mà vẫn giữ bản sắc" chính là sức mạnh thần kỳ, nó đem lại cho con người không chỉ vật chất mà còn rất nhiều gợi mở chỉ dẫn về tinh thần.

.

Cá kia bơi lượn nông sâu, chim ưng bay liệng cao xa, vạn vật tự nhiên đều không trái tự nhiên, đều rành mạch có trật tự, cùng chung sống hài hòa. Chúng ta bỗng phát hiện ra, có một sức mạnh đang vỗ về con tim. Hãy tĩnh tâm lại, hòa cùng vạn vật.

.

Cõi nhân gian hòa vi quý, gia đình hòa ái vạn sự hưng.

Hòa với mình, coi nhẹ danh lợi, tâm yên định. Hòa với người, thật lòng đối đãi nhau, tình cảm thắm thiết. Vợ chồng hòa thuận, thấu hiểu giữ gìn, tình nồng ấm.

.

Gia đình hòa thuận, sự nghiệp hưng thịnh, phúc bất tận, khiến thiên hạ hòa thuận. May mắn phúc lành khắp càn khôn. Cõi nhân gian, hòa vi quý, đất đá hóa bạc vàng. Trong tâm một chữ Hòa, đi khắp thiên hạ đều là người thân.