Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

Giáo viên hướng dẫn đọc siêu nhanh

 

Giáo viên hướng dẫn đọc siêu nhanh

.

Giáo viên hướng dẫn đọc Steve Snyder từng đọc 14 cuốn sách trong chuyến bay từ Los Angeles đến Sydney, Australia. Bằng kỹ thuật của chính mình, ông đã đọc được 3 – 4 cuốn trong một đêm, cả sách tiểu thuyết và phi tiểu thuyết. Ông đọc với tốc độ khoảng 5.000 từ/phút. Tuy có vẻ rất nhanh nhưng đối với ông đó chỉ là tốc độ chạy bộ, còn tốc độ chạy nhanh là 10.000 từ/phút.

.

Một số người không tin là ông có thể hiểu hết nội dung khi đọc với tốc độ đó, nhưng Steve đã so sánh tốc độ đọc đó với tốc độ trượt tuyết. “Nếu trượt tuyết chậm rãi, nhẩn nha, bạn thật sự không cần chú ý đến việc mình đang làm. Tâm trí bạn sẽ suy nghĩ lan man. Nhưng nếu bạn trượt nhanh xuống một mỏm núi, bạn phải rất tập trung. Đó là lý do tại sao thực ra bạn nhớ được nội dung tốt hơn khi đọc nhanh” ông khẳng định.

.

“Bạn phải buộc mình đọc ngày một nhanh hơn - việc này ai cũng có thể làm được. Nhưng có những lúc bạn mất tập trung và phải đọc lại” ông nói.

Theo quan điểm của ông, có những loại tư liệu thường được đọc rất chậm, như thơ ca, kịch và những sáng tác được thể hiện qua biểu diễn, chứ không thuần túy để đọc.

.

Ông bắt đầu đọc nhanh từ khi hai tuổi, chính mẹ ông một người rất ham đọc sách, đã dạy cho ông. Khi học lớp một ông đã đọc được 14 cuốn, trong đó có cả các tiểu thuyết của Mark Twain, Jules Verne và những cuốn của sinh viên lớp trên.

.

Năm 12 tuổi bà mẹ cho ông tham gia một khóa học đọc nhanh, nhưng ông rất thất vọng với phương pháp dạy ở đây. “Đó là một công việc cứng nhắc và buồn tẻ”, Steve nhớ lại. Chính vì vậy ông muốn phát triển những phương pháp riêng của mình. Những kỹ thuật đọc đó nay vẫn được áp dụng ở các trại SuperCamp.

.

Năm 15 tuổi, ông bắt đầu dạy kỹ thuật đọc nhanh cho sinh viên và ông nhận thấy họ có thể rút ngắn thời gian làm bài tập ở nhà từ một tiếng xuống còn 20 phút! Giờ đây ông tổ chức rất nhiều buổi seminar trên thế giới sử dụng chính những phương pháp ông phát triển từ khi còn là một cậu bé.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Câu chuyện Việt Cộng vô hiệu hoá công nghệ hiện đại của Mỹ

  

Một người lính Mỹ mệt mỏi trong chiến tranh. Ảnh: The Reddit.

Câu chuyện Việt Cộng vô hiệu hoá công nghệ hiện đại của Mỹ

Khi tôi mới được thăng cấp thiếu tá và được chỉ định làm bác sĩ phẫu thuật của trung đoàn thiết giáp số 11 (trung đoàn ngựa đen), một đơn vị với 500 lính đóng tại phía Tây Bắc Sài gòn. Sĩ quan chỉ huy là George S. Patton III. Bạn có thể đã nghe thấy tên của cha anh ta ở đâu đó. trên trực thăng nhiều lần, vài lần bị bắn, nhận một ngôi sao đồng vì đã kéo một vài chiến binh Việt Cộng ra khỏi nơi nguy hiểm.

Nhưng càng tham gia vào cuộc chiến tranh, tôi càng cảm thấy ít tự hào vào công việc của mình. Cái mà chúng ta đang làm là huỷ hoại đất nước và con người ở đó một cách quá tệ hại đến nỗi thật là phi lý khi cứ giả vờ là chúng ta chiến đấu nhân danh người Việt Nam. Chúng ta cũng không tỏ ra tôn trọng họ. Đối với chúng ta, họ là «quê mùa», «ngu ngốc», «kì dị». Tôi phát mệt mỏi. Con số lính Mỹ bị chết trong thực tế đã lên tới 58000 người. Bạn có thể đọc tên họ trên một bức tường bằng đá granito đen ở Washington.
.
Tôi nhớ lúc tôi biết là chúng ta sắp thua trong cuộc chiến tranh. Quá tức giận về sự thiếu năng lực để tìm diệt Việt Cộng, chúng ta đã phát triển một chương trình tối mật để truy tìm những nơi tập trung của Việt Cộng. Nó được gọi là «tiếng khụt khịt », một thiết bị rất nhạy để tìm sự hiện diện của amoniắc vốn có mặt trong nước tiểu và được treo trên một chiếc trực thăng bay là là phía trên rừng.

Khi tín hiệu có mật độ cao tìm thấy (mùi khai của nước tiểu), người ta bèn rót pháo trực tiếp tới đó.

Một đêm năm 1968, tôi tham gia vào một cuộc huấn luyện ngắn cuối ngày của trung đoàn, một đại uý đã mô tả cuộc càn quét vào một khu rừng. Ông ta và người của mình đã tìm thấy một khung cảnh mà không ai có thể giải thích nổi: Những gáo nước tiểu được treo trên những cái cây. Patton và những sĩ quan tình báo của ông ta trao đổi với nhau những cái nhìn thất vọng khi họ lặng người nhận ra sự thật rằng chúng ta đang nã pháo với giá 250$ một quả đạn vào những gáo nước tiểu ở khắp Việt Nam !!!

 

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Khi sống ảo quá đà trên mạng xã hội

 

Hậu quả tan nát khi 'sống ảo' quá đà trên mạng xã hội

Dưới đây là câu chuyện của một shopaholic - kẻ nghiện mua sắm, mải mê đu trend mà nợ tới hàng tỷ đồng và một cô gái vì muốn bạn bè ghen tị mà chi tới 500 triệu đồng chỉ để câu like.

Mạng xã hội đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Giờ đây, nó không đơn giản chỉ là phương tiện kết nối mọi người, mà còn là nơi ta thể hiện bản thân, đồng thời cũng là cánh tay đắc lực của những nhà quảng cáo.

Bà cô già nợ 1,4 tỷ đồng vì đua đòi đu trend Instagram

Mới đây, một bà mẹ hai con có tên Angela Jeans, cho biết, mình đã "phát cuồng" với những trend thời trang trên Instagram. Bà đã ngốn sạch tiền của mình và giờ đang chìm ngập trong khoản nợ 60.000 USD khổng lồ vì quá đam mê mua sắm online.

Theo tờ NSW cho biết, Jeans thú nhận mình đã rơi vào "cái bẫy" của những trang quảng cáo cũng như những fashion influencer trên mạng xã hội và tự mình mở hầu bao chi hàng đống tiền cho những món đồ xa xỉ như quần áo, túi xách, mỹ phẩm và nước hoa.

Với việc Instagram và các nền tảng khác đều tích hợp tính năng mua sắm ngay trên ứng dụng của mình, con dao hai lưỡi ấy đã khiến Jeans lao vào cơn mua sắm "điên cuồng". Bà phân trần: "Tôi thích đồ xịn lắm, và lúc nào tôi cũng muốn tậu đồ xịn thôi."

Shopaholic lão làng này cho biết, mỗi khi mua xong một món là bà cảm thấy vô cùng phấn khích. Và hành động này không chỉ mang đến sự thoả mãn tột độ cho bà, mà kèm theo đó là khoản nợ khổng lồ.

"Tôi luôn sợ mình bị tụt hậu, không đu kịp theo trend. Nhưng cái giá mà tôi phải trả là nợ nần chồng chất, và tôi đang bị stress nặng vì chẳng còn gì trong tay." Jeans nói.


Chân dung Fiona Melbul - cô gái nợ nần chồng chất chỉ để đi Disneyland "sống ảo"

Fiona Melbul, cô gái 27 tuổi hiện đang sinh sống tại Úc, chia sẻ với tờ A Current Affair rằng mình đã vung tay quá trán, chi tới hàng nghìn USD cho chuyến du lịch. Nguyên nhân là do cô cảm thấy việc bạn bè tỏ ra ghen tị khi thấy mấy pô hình mãn nhãn, hoành tráng của mình trên Instagram là "rất sung sướng".

Melbul nói tiếp: "Tôi chụp 1 chục, 2 chục kiểu ảnh để tìm ra một tấm hoàn hảo để đăng lên mạng xã hội. Tiếp theo là chỉ chờ đợi bạn bè vào xem rồi bình luận rằng họ cũng muốn được như tôi, rằng họ mong ước mình cũng được xách ba lô lên và đi đến những điểm đến đó. Cảm giác mà tôi được làm những điều này khiến tôi rất thoả mãn."

Vậy là, khi anh của Fiona kể với cô về việc sẽ đi Mỹ chơi, cô quyết định sẽ theo chân anh trai mình trong chuyến đi dài tới 6 tuần - mặc dù không có một xu dính túi. Cô thuật lại: "Anh tôi nói rằng sắp đi Disneyland, tôi liền đòi đi cùng. Vậy là tôi đã đi vay mọi nơi để trang trải tiền vé máy bay. Chuyến đi tốn hết khoảng 8.000 USD. Toàn bộ đều được tính vào thẻ tín dụng."

Và thế là đam mê sống ảo của Melbul đã khiến số nợ tín dụng của cô chạm ngưỡng 20.000 USD. Cô buộc phải quay về sống với bố mẹ để có đủ tiền "mua" like, mua comment và mua sự ghen tị của bạn bè mình.

Nguyên nhân là do đâu?

Nhà tâm lý học Christine Bagley-Jones cho biết, giới trẻ Úc hiện nay thường nghĩ rằng, chỉ vì người thân hoặc những KOL nổi tiếng sống xa hoa và đăng ảnh trên mạng xã hội, họ cũng có thể được hạnh phúc như vậy bằng cách chi nhiều tiền hơn.

"Việc đó cũng tương tự như đồ ăn nhanh vậy, chẳng cần thiết và cũng không hề bổ béo, thế nhưng ta cứ tự đâm đầu vào nó như có gì lôi kéo," tiến sĩ Bagley-Jones nói. "Chúng ta thường xuyên online và luôn thấy những người khác đang làm gì, chính điều đó đã khiến chúng ta khao khát được sống những cuộc sống không phải của mình."

Bà cũng giải thích về lý do có những con nghiện shopping và sự thoả mãn, sung sướng sau khi sắm được một món hàng ưng ý. Khi ấy, não bộ sẽ tiết ra dopamine và serotonin khiến chúng ta cảm thấy phấn khích. "Tuy nhiên, cảm giác này không kéo lâu, nhưng hệ quả mà nó để lại thì vô cùng nghiêm trọng."

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định vung tiền chỉ để … sống ảo các bạn ơi!