Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Thời đại Khủng hoảng Niềm tin

 

THỜI ĐẠI KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN

Bạn không cần phải nhìn đâu xa cũng nhận ra rằng, trong xã hội toàn cầu hiện nay chúng ta đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng niềm tin. Hãy thử điểm lại những hàng tít lớn trên báo chí gần đây:

.

• "Khẩu hiệu mới của nhân viên: Đừng tin vào ai cả!"

• "Các công ty cấp bách xây dựng lại niềm tin."

• "Cả hai bên đều phản bội lòng tin của nhau."

• "20 nhân viên Sở Giao dịch Chứng khoán New York bị truy tố."

• "Tăng cường phẩm chất đạo đức để khôi phục lòng tin của người dân."

• "Quan hệ tan vỡ khi niềm tin giảm sút."

• "Bây giờ bạn tin ai?"

.

Những tựa đề đó cho thấy dấu hiệu của một sự thật đáng báo động: Niềm tin giảm sút khắp nơi. Nó lan nhanh vào xã hội toàn cầu, vào thương trường, các tổ chức, các mối quan hệ, vào cả cuộc sống riêng tư của chúng ta. Nó sản sinh sự ngờ vực, hoài nghi dai dẳng và dẫn đến một sự tốn kém chi phí và trì trệ đến suy sụp.


Hãy nhìn rộng ra xã hội chúng ta đang sống, niềm tin đã sút giảm đáng kể so với thế hệ trước, và trong nhiều trường hợp niềm tin đã xuống thấp đến mức kỷ lục.

.

Tại Mỹ, theo một điều tra dư luận của Harris năm 2005, chỉ có 22% số người được hỏi ý kiến còn tin tưởng vào giới truyền thông, 8% tin vào các đảng phái chính trị, 27% tin vào chính quyền và 12% tin vào các doanh nghiệp lớn.

.

Có lẽ tệ hơn nữa là sự mất niềm tin giữa con người với nhau. Theo cuộc điều tra gần đây của David Halpern, nhà xã hội học người Anh, chỉ có 34% người Mỹ tin vào người khác. Tại châu Mỹ La-tinh con số này là 23%, châu Phi 18%. Công trình của Halpern cũng cho thấy bốn thập kỷ trước tại nước Anh, 60% dân số có thể tin tưởng người khác; ngày nay con số này giảm xuống chỉ còn 29%.

.

Một tin vui của công trình nghiên cứu này - nói một cách tương đối - là 68% số dân ở Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy) và 60% dân số của Hà Lan có thể tin vào người khác. Đó là những tổ chức xã hội có mức độ niềm tin cao. Tại Mexico, mặc dù mức độ tin tưởng giữa con người tương đối thấp so với các nước Bắc Âu, chỉ 31%, nhưng so với con số 19% của năm 1983 thì mức độ niềm tin đã gia tăng đáng kể.

.

Thời đại khủng hoảng lòng tin đang bủa vây không chừa một ai, một cộng đồng, một quốc gia nào. Để tồn tại phải tự bào vệ mình là chính, khó trông chờ vào đâu được. Con số điều tra của Mỹ năm 2005 cách đây đã hơn 15 năm thật ấn tượng: 78% người dân không tin tưởng vào giới truyền thông, 92% không tin vào các đảng phái chính trị, 73% không tin vào chính quyền và 88% không tin vào các doanh nghiệp lớn! 

 

Kinh tế học Niềm tin

Kinh tế học Niềm tin

.

Người hoài nghi có thể hỏi rằng: "Thế thì sao nào? Có đúng là niềm tin còn quan trọng hơn cả một đức hạnh xã hội, cái được xem là yếu tố thuần khiết? Ai có thể chứng minh cụ thể rằng niềm tin là một động lực phát triển kinh tế hữu hiệu?". Tôi sẽ trả lời thỏa đáng các câu hỏi này qua dẫn chứng về những trường hợp kinh doanh thành công nhờ vào niềm tin.

.

Dưới đây là một công thức đơn giản cho phép chúng ta nhìn nhận niềm tin từ một phạm trù vô hình và không thể định lượng trở thành một yếu tố vừa hữu hình vừa có thể lượng hóa. Công thức này dựa vào nhận thức quan trọng: Niềm tin luôn tác động đến hai yếu tố - tốc độ (speed) và chi phí (cost).

.

- Khi niềm tin giảm, tốc độ sẽ giảm xuống và chi phí tăng lên.

- Khi niềm tin tăng, tốc độ tăng và chi phí giảm.

Điều này rất đơn giản, rất thực tế và vô cùng hiển nhiên. Tôi xin chia sẻ với các bạn một số ví dụ sau đây.

.

Ngay sau khi xảy ra những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, niềm tin của công chúng vào những chuyến bay trên khắp nước Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta nhận ra những nhóm khủng bố luôn tìm cách làm hại chúng ta trong khi hệ thống bảo đảm an toàn cho hành khách không đủ mạnh để bảo vệ mọi người.

.

Trước ngày 11 tháng 9, tôi thường đến sân bay khoảng 30 phút trước giờ cất cánh, và tôi có thể nhanh chóng hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh. Nhưng sau ngày 11 tháng 9, nhiều thủ tục và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt được áp dụng làm tôi phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Tôi phải đến sân bay 90 phút trước giờ cất cánh đối với những chuyến bay nội địa và đến trước từ hai đến ba giờ nếu tôi bay quốc tế. Khi mua vé, tôi còn phải trả thêm khoản phí an ninh sân bay. Vì thế, khi niềm tin sụt giảm thì tốc độ công việc cũng giảm và chi phí sẽ tăng lên.

.

Mới đây khi tôi bay khỏi một thành phố lớn thuộc Trung Đông, tôi phải đến sân bay bốn giờ trước khi máy bay cất cánh, đi qua nhiều thiết bị kiểm tra, mở tung hành lý nhiều lần cho nhiều người khám xét. Vì lý do địa chính trị, niềm tin ở khu vực này cực thấp.

Các biện pháp hỗ trợ an ninh rõ ràng là cần thiết, và trong trường hợp này tôi rất biết ơn những biện pháp đó, nhưng thực chất vấn đề vẫn không thay đổi: do niềm tin sụt giảm, tốc độ cũng giảm và chi phí gia tăng.

.

Cái giá phải trả cho sự mất niềm tin là rất đắt.

 


- RALPH WALDO EMERSON

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Sự lệch lạc của khuyến khích vật chất


Sự lệch lạc của khuyến khích vật chất

.

Anton Souvorov, một nhà kinh tế ở Đại học Toulouse, đã rút ra kết luận dựa vào một mô hình phân tích toán học phức tạp rằng phần thưởng có thể tạo cảm giác bị cuốn hút. Phản ứng của chúng ta trước một món tiền thưởng không những giống phản ứng với các chất kích thích như cocain, mà còn khiến chúng ta bị thôi thúc phải đạt được phần thưởng đó.

.

Trường Trung học Cộng đồng (Community High School) ở Thành phố Ann Arbor được thành lập vào năm 1972 với vai trò là trường kiểu mới đầu tiên của thành phố. Với khởi đầu như thế, trường có một số quy định nhất định. Một trong số đó là học sinh phải mang giày khi đi học. Trường cũng tạo nhiều cơ hội để các học viên cảm thấy tự do sáng tạo và học tập, học viên luôn được khuyến khích phát triển những thế mạnh đặc biệt của mình.


Khi tiếng tăm của trường lan rộng, một điều luật mới được ban hành cho phép các trường học được hoạt động độc lập nếu các trường thử nghiệm những chương trình đổi mới. Vì thế, để có được quyền tự chủ, trường Cộng đồng quyết định tiên phong thực hiện một chương trình cải cách. Tuy không dễ dàng xác định đâu là vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết trước, nhưng nhà trường cũng đã tiến hành một vài đề án mới. Chính vì vậy, đúng kiểu của trường Cộng đồng, tập thể giáo viên và ban quản trị đã cùng họp với nhau để tìm hướng giải quyết.

.

Trong khi xem xét vấn đề, các giáo viên nhận ra học viên trong trường về cơ bản phân thành hai nhóm: những học viên chăm chỉ, thường xuyên đến lớp và những học viên không hứng thú nhiều với chuyện học hành, luôn lợi dụng những kẽ hở trong quy định của nhà trường để trốn học.

Mục tiêu của chương trình thí điểm này là thay đổi tình trạng học viên bỏ lớp, tăng tỷ lệ đến lớp, đồng thời nâng cao ý thức của học viên (ý tưởng này chính là nếu bạn không đến trường, bạn sẽ không thể tích lũy được kiến thức). Nhằm khuyến khích nâng cao tỷ lệ học viên đến lớp, những giáo viên có số lượng học viên hiện diện trong lớp đạt 80% trở lên sẽ được nhận thưởng tương ứng với 12% tổng mức lương hàng năm của họ.

.

Cần lưu ý rằng trường Cộng đồng áp dụng động lực khuyến khích này chỉ như một cách nhằm hoàn thiện chương trình thử nghiệm của mình. Các giáo viên không hề đề nghị được thưởng tiền, và vấn đề tỷ lệ học viên tham gia lớp học của trường cũng không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau vài năm thực hiện chương trình, kết quả cho thấy tỷ lệ hoàn thành khóa học đã tăng từ 51% lên 72%. Chương trình thử nghiệm của trường dường như đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận.

.

Nhưng một cuộc điều tra kỹ hơn đã chỉ ra rằng chương trình này thật sự không hiệu quả như các kết quả khả quan ban đầu. Tuy tỷ lệ hoàn thành khóa học tăng, tỷ lệ tham gia lớp học của học viên không giảm, nhưng tỷ lệ không qua được các kỳ thi của học viên đã giảm từ 59% xuống mức 58,62%. Điều này có nghĩa là dù số học viên hiện diện ở các lớp học tăng lên nhưng thói quen đến lớp vẫn không thay đổi gì hơn so với trước khi thực hiện chương trình thử nghiệm. Tuy vậy, phát hiện gây ngạc nhiên nhất chính là không hiểu vì lý do gì, điểm tích lũy trung bình (GPA) của học viên đã giảm một cách đáng kể từ 2,71 xuống còn 2,18. Sự sụt giảm của điểm tích lũy trung bình đã đưa đến một kết luận đáng lo lắng: học viên không thật sự chăm lo học hành.

.

Khi các nhà nghiên cứu của Viện W.E. Upjohn xem xét những con số này và phỏng vấn ban quản lý cũng như tập thể giáo viên, họ đã phát hiện một điều khá thú vị. Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi mức độ tập trung của các giáo viên. Khi kế hoạch thử nghiệm được công bố, để nhận được số tiền thưởng hấp dẫn, các giáo viên đã bắt đầu tập trung mọi nỗ lực để làm sao lôi kéo được những học viên thường trốn học đến lớp. Thay vì cố gắng giúp sinh viên phát huy trọn vẹn năng lực thật sự của mình thì các giáo viên đã đi chệch hướng.

.

Thay vì tập trung vào chuyên môn giảng dạy, họ bắt đầu quan tâm đến một mục tiêu khác hấp dẫn hơn, đó là tiền thưởng. Và để lôi kéo các sinh viên đến lớp, họ tổ chức những “hoạt động ngoại khóa và hội hè trong lớp học”. Chắc hẳn đấy hoàn toàn không phải là điều họ từng nghĩ đến khi chọn theo nghề giáo.

Rõ ràng là các giáo viên trường Cộng đồng không hề từ bỏ nguyên tắc hay cố ý hạ thấp chuẩn mực của mình. Hành động của họ chẳng qua là do chịu sự điều khiển của trung tâm khuếch tán hưng phấn. Trước khi nhận ra mọi việc thì chúng ta đã đi quá xa con đường được vạch ra trong kế hoạch ban đầu.

.

Vậy bằng cách nào trung tâm khuếch tán hưng phấn nắm quyền điều khiển chúng ta? Anton Souvorov, một nhà kinh tế ở Đại học Toulouse, đã rút ra kết luận dựa vào một mô hình phân tích toán học phức tạp rằng phần thưởng có thể tạo cảm giác bị cuốn hút. Phản ứng của chúng ta trước một món tiền thưởng không những giống phản ứng với các chất kích thích như cocain, mà còn khiến chúng ta bị thôi thúc phải đạt được phần thưởng đó. Các giáo viên trường Cộng đồng đã có hành vi tương tự như những kẻ nghiện tìm cách đạt đến khoái cảm cao hơn, dĩ nhiên trong trường hợp này mức độ đã được giảm đi rất nhiều: họ bị món tiền thưởng thu hút và rồi họ thay đổi một cách vô thức những chuẩn mực, mục tiêu và tư cách của chính họ.

 

Các nhà tâm lý học thần kinh đã chỉ ra rằng những hoạt động bị các hóa chất gây nghiện chi phối và những hoạt động được đền bù bằng tiền bạc đều do trung tâm khuếch tán hưng phấn kiểm soát. Bởi vì những động lực khuyến khích ở phương diện tiền bạc tạo ra rất nhiều cảm hứng cho chúng ta nên chúng cũng dễ dàng xô lệch suy nghĩ của chúng ta. Ở trường Cộng đồng, động lực khuyến khích mang tính duy lý ban đầu đã kéo theo những hành xử sai lệch và tạo ra những kết quả phản tác dụng. Chậm nhưng chắc chắn, trung tâm khuếch tán hưng phấn đã chế ngự và giành quyền kiểm soát của trung tâm khuếch tán lòng vị tha.