Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Toàn cầu hóa gây nhiều bất ổn?

 

Toàn cầu hóa gây nhiều bất ổn?

 

Khảo sát quốc tế: toàn cầu hóa vẫn được coi là quá trình mang lại tác động tích cực trên thế giới

.

Gần đây quá trình toàn cầu hóa bị báo chí phương Tây chỉ trích mạnh mẽ do chính phủ các nước không thể ngăn chặn tình trạng người dân bị bỏ lại đằng sau. Đây được coi là nguồn gốc của nhiều bất ổn chính trị gần đây, đặc biệt là sự đắc cử của Donald Trump.
.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát mới do YouGov tổ chức với hơn 20.000 người tại 19 nước tham gia cho thấy ở hầu hết các quốc gia này người dân vẫn có xu hướng cho rằng toàn cầu hóa đã mang lại các tác động tích cực hơn là các tác động tiêu cực. Và sự chênh lệch giữa hai ý kiến này là rất lớn.
.
Người dân thuộc các nước Đông Nam Á là những đối tượng ủng hộ ý kiến này nhiệt tình nhất. Ở các nước này, ý kiến cho rằng toàn cầu hóa mang lại tác động tích cực là trên 70% và cao nhất là 91% tại Việt Nam.
.
Tại châu Âu ý kiến ủng hộ vẫn chiếm đa số trừ Pháp với khoảng từ 50% số người tại những nước tham gia khảo sát trở lên nói rằng toàn cầu hóa mang lại tác động tích cực.
.
Tuy nhiên, đa số thừa nhận rằng toàn cầu hóa chủ yếu mang lại lợi ích cho người giàu. Ở 16 trên 19 nước khảo sát, số người đồng ý rằng toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích cho người giàu hơn người dân thường cao hơn số người phản đối ý kiến này.
.

Trong số 19 nước tham gia khảo sát trên toàn thế giới, có 18 nước có số người cho rằng toàn cầu hóa mang lại tác động tích cực cao hơn số người nhìn nhận tác động tiêu cực của quá trình này trên thế giới. Riêng ở Pháp có đông đảo số người thể hiện những cảm xúc tiêu cực nhất đối với toàn cầu hóa.

.

Kết quả của một nghiên cứu mới ở quy mô lớn được YouGov thực hiện cho thấy 63% cử tri Pháp có quan điểm ủng hộ “chủ nghĩa dân túy độc đoán”.

Theo Fareed Zakaria: Nước Mỹ đang trải qua một cuộc chuyển biến quyền lực lớn. Tầng lớp người lao động da trắng không tự coi mình thuộc nhóm quý tộc, tinh hoa. Nhưng ở một góc độ nhất định, họ chắc chắn luôn bị so sánh với người da đen, La-tinh, người Mỹ bản địa và phần lớn dân nhập cư. Họ từng là trung tâm của nền kinh tế Mỹ, xã hội Mỹ, và thực chất cả bản sắc Mỹ. 

Nhưng giờ đây họ không còn ở vị trí ấy nữa. Donald Trump đã hứa hẹn rằng ông ta sẽ thay đổi cục diện này và sẽ giúp họ thắng thế một lần nữa.

Toàn cầu hóa và những mặt trái

 

“Toàn cầu hóa và những mặt trái”

.

“Toàn cầu hóa và những mặt trái” (Globalization and its Discontents) cuốn sách được xuất bản 15 năm trước đã bàn về sự phản đối ngày càng gay gắt đối với các cải cách theo hướng toàn cầu hóa ở những nước đang phát triển. Điều này có vẻ khó hiểu vì người dân ở các nước đang phát triển được giảng giải rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng chung. Vậy thì tại sao nhiều người lại chống đối quá trình này?

.

Nhiều khảo sát ý kiến, trong đó có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Stanley Greenberg và các cộng sự tại Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn cho phần lớn người Mỹ. Ở Châu Âu, người dân cũng có quan điểm tương tự.

.

Làm thế nào mà một điều được các nhà lãnh đạo – cũng như các nhà kinh tế – tuyên bố rằng sẽ khiến tất cả mọi người được sung túc hơn lại bị chỉ trích như thế?

.

Nhưng dữ liệu về thu nhập chỉ ra rằng phần đông dân số ở các nước tiên tiến có cuộc sống không được tốt lắm: tại Mỹ, 90% người dân phải trải qua giai đoạn trì trệ lương kéo dài 1/3 thế kỉ. Thu nhập trung bình của lao động nam toàn thời gian thực chất thấp hơn (do điều chỉnh theo lạm phát) 42 năm trước. Thu nhập thực của những người tầng lớp thấp dưới đáy chỉ bằng với thu nhập của 60 năm trước.


Các tác động của những tổn thương và những thay đổi trong kinh tế mà rất nhiều người Mỹ đang phải trải qua thậm chí còn có thể thấy trong các thống kê y tế. Ví dụ, hai nhà kinh tế Anne Case và Angus Deaton – người đoạt giải Nobel đã chỉ ra rằng tuổi thọ của nhiều nhóm người Mỹ da trắng đang suy giảm.

Tình hình ở Châu Âu có vẻ tốt hơn chút ít – nhưng vẫn chỉ là chút ít.

.

Cuốn sách mới của Branko Milanovic với nhan đề “Bất bình đẳng Toàn cầu: Cách tiếp cận Mới cho Thời đại Toàn cầu hóa” (Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization) mang lại một số cái nhìn sâu sắc về người thắng kẻ bại khi xét về thu nhập trong vòng hai thập niên từ 1988 đến 2008. Những người được lợi là những nhà tài phiệt chỉ chiếm 1% dân số thế giới và tầng lớp trung lưu ở những nền kinh tế mới nổi. Những người thua thiệt nhất – chỉ được lợi một ít hoặc không được gì – là những người dưới đáy xã hội cũng như tầng lớp trung lưu và dân lao động tại các nước phát triển. Toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là một trong nhiều nguyên nhân.

.

Việc nhập hàng hóa từ Trung Quốc – những mặt hàng đòi hỏi rất nhiều lao động kỹ năng thấp – sẽ làm giảm nhu cầu đối với lao động kỹ năng thấp ở Châu Âu và Mỹ.

Nếu muốn toàn cầu hóa mang lợi ích đến cho hầu hết các thành viên trong xã hội thì nó phải đi kèm các biện pháp bảo vệ xã hội (cho người bị thua thiệt vì toàn cầu hóa).

.

Người Scandinavia đã nhận ra điều đó từ lâu; đó là một phần của khế ước xã hội nhằm duy trì một xã hội mở – mở với toàn cầu hóa và những thay đổi công nghệ. Những nhà tân tự do ở những nơi khác vẫn chưa nhận ra điều đó – và hiện nay, trong các cuộc bầu cử tại Mỹ và Châu Âu, họ đang phải chịu sự trừng phạt.

.

Thay vào đó, họ thúc đẩy các chính sách tái cấu trúc thị trường theo cách làm tăng thêm bất bình đẳng thu nhập và làm mai một nền kinh tế nói chung, ở Mỹ các luật cạnh tranh đã không theo kịp thời đại; còn những luật hiện hành không được thực thi đầy đủ. Tài chính hóa vẫn diễn ra nhanh còn quản trị tập đoàn ngày càng tệ.

.

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel Kinh tế và giáo sư tại Đại học Columbia

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

 

Bốn điều Đức Phật không thể làm được

Có một đệ tử hỏi Phật rằng : “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy? Phật rằng : “Ta tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:

* Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.

* Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.

* Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.

* Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.

Hạo Nhiên / Phật học đời sống