Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Lương y Hoàng Văn Tuấn: Người làm hồi sinh nền đông y Việt

  

Lương y Tuấn ở giữa vùng nguyên liệu rộng lớn Hòa Bình

Lương y Hoàng Văn Tuấn: Người làm hồi sinh nền đông y Việt

Tính đến nay, nguồn dược liệu và các sản phẩm thuốc Nam của lương y Hoàng Văn Tuấn đã có mặt trên khắp các thị trường khó tính trong và ngoài nước, đánh dấu sự  phát triển vượt bậc của nền y học dân tộc Việt Nam.  

Việt Nam có 54 dân tộc thì có 54 nền y học, cũng như người Tày hay người Thái, người Nùng….người Mường cũng có truyền thống cha truyền con nối làm thuốc Nam chữa bệnh cứu người và có những bài thuốc tinh hoa của riêng mình. Theo lương y Hoàng Văn Tuấn.

Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn kể rằng: Tôi là người dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có tới 10 đời làm nghề thuốc Nam ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Sinh ra làm bạn với cây cỏ, dược liệu, lại hàng ngày nghe cha dạy bảo, tôi sớm biết được công dụng của từng loại cây lá, biết được cây nào chữa bệnh gì. Vốn là một thầy lang nổi tiếng trong vùng, được bà con trong bản yêu mến, cha tôi luôn ý thức truyền lại cho đời sau các kiến thức mình có để nền y học của dân tộc chúng tôi không bị mai một.

 Lương y Hoàng Văn Tuấn đang khám cho các bệnh nhân tại chi nhánh Lương Sơn Hòa Bình

 

Nhiều vị lang già vùng dân tộc ít người đã lựa chọn lương y Tuấn là người kế tục tinh hoa của họ bằng cách truyền lại bài thuốc quý cho ông. Do vậy ngay khi tuổi đời còn rất trẻ, lương y Hoàng Văn Tuấn đã sở hữu một kho tàng các bài thuốc đông y quý chữa tất cả các loại bệnh. Ông được mệnh danh là “kho thuốc sống của người dân tộc Mường ở Hòa Bình”.

.

Không bằng lòng với kiến thức mình có, từ bản làng xa xôi, lương y Hoàng Văn Tuấn đã làm phong phú “kho thuốc sống của người dân tộc Mường ở Hòa Bình” bằng cách học tập các kiến thức mới mẻ, hiện đại của nền y học dân tộc để phát triển các bài thuốc mình có. Ông đã theo học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và trường Đại học Lâm Nghiệp. luận văn Thạc sĩ của ông với đề tài nghiên cứu “Cây thuốc dưới tán rừng Vùng Tây Bắc”. Ra trường, ông về công tác và trở thành Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Dược liệu thuốc Nam, Giám đốc nhà thuốc Mộc Nhân Đường.

 


Trong năm 2018, các dòng sản phẩm nổi tiếng nhất của Mộc Nhân Đường đã chính thức chinh phục thế giới với những bước chân đầu tiên tại Nga và Mỹ. Khi nói về bước tiến vượt bậc của thuốc Nam Việt trong hành trình chinh phục thế giới, lương y Hoàng Văn Tuấn cho biết: Các hãng dược phẩm nước ngoài ở Nga hay Mỹ và nhiều nước khác luôn luôn theo dõi các thông tin về việc sáng chế và tạo ra những sản phẩm thuốc Nam mới tại Việt Nam.

Theo nguoiduatin.vn

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

Rèn luyện nhân cách sống

 

Rèn luyện nhân cách sống

Có hai người cùng trồng cây dương trên vùng đất cát, khô cằn. Một người siêng năng tưới cây mỗi ngày dù cho trời mới vừa trổ mưa. Người kia thì cứ tà tà, ban đầu chăm sóc rất kỹ, càng về sau thì hạn chế dần sự tưới tẩm cho cây, nếu thấy cây nào bị ngã thì tiện tay anh mới đỡ lên.

Trong hai người này, một người thì quá siêng năng tưới tẩm, một người thì chỉ tưới lúc ban đầu cho cây đủ sức, sau lại hạn chế chăm sóc, dưỡng trồng. Thời gian trôi qua gần ba năm, những cây dương đều đã lớn bằng bắp chân con người. Mọi người nhìn thấy rừng cây của anh chăm tưới thường xuyên xanh tươi, đều đặn hơn.


Như chứng minh sự vững vàng giữa hai cách trồng, bỗng dưng giông tố đêm đó kéo đến, rồi mưa to gió lớn liên hồi cả đêm.

Sáng hôm sau, hai người ra xem cây trồng của mình ra sao? Phía rừng cây của người siêng tưới bị gãy cành, tróc gốc, ngã đổ, nằm nghiêng, sóng soài trên đất. Ngược lại, rừng cây của anh chăm sóc lơ là chỉ bị gãy cành, rụng lá, chẳng có cây nào bị mưa quật ngã.

 

Ai cũng ngạc nhiên lấy làm khó chịu vì có chuyện lạ đời như vậy. Sở dĩ cây của anh bị ngã đổ nhiều là do anh siêng năng tưới và bón phân nhiều quá. Thật ra, trồng cây cũng như giáo dục con người. Nếu cha mẹ lo cho con cái quá đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết sẽ tập cho con quen tính lười biếng và sống ỷ lại vào gia đình nhiều hơn. Cho nên, những đứa con như vậy không bao giờ thành đạt trong đời, vì căn bệnh biếng nhác ỷ lại.

Đây là sự thật dẫn đến một số người có quyền cao chức trọng, mà không có khả năng thật sự để đảm đương công việc. Vì sao? Vì họ chỉ mua bằng cấp, hoặc nhờ vào thế lực của người thân. Cha mẹ nào lại chẳng thương con, nếu để cho chúng muốn gì được nấy mà các bậc cha mẹ không cần tìm hiểu nguyên nhân thì e rằng đứa con đó sau này lớn lên chẳng làm nên tích sự gì. Nếu có thì cũng chỉ làm khổ mọi người mà thôi. 


Việc nuôi dạy con cái không đúng cách sẽ làm hư hỏng cuộc đời của chúng. Nếu ta quá cưng yêu, chiều chuộng, thì đứa con đó sau này lớn lên chẳng làm nên tích sự gì, bởi tính lười biếng, ỷ lại gia đình, người thân. Giáo dục là nền tảng cơ bản giúp con người tự hoàn thiện chính mình, làm tròn bổn phận đối với gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.