Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Đừng nghĩ “lời nói gió bay”

 

Đừng nghĩ “lời nói gió bay”, vì hiện nay, khoa học đã chứng thực được lời nói có ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí vừa mới hình thành trong tâm trí và chưa được nói ra.


Nói dối, đặc biệt là những lời nói dối ác ý, có thể gây tổn hại cho sức khỏe. Nó thực sự gây ra những thay đổi trong não và cơ thể, không chỉ làm tăng huyết áp và hormone căng thẳng mà còn mang lại những hậu quả khôn lường. 



Những thay đổi của não bộ khi nói dối

Năm 2015, các chuyên gia từ Đại học California, Berkeley và Đại học Harvard đã công bố trên tạp chí Current Opinion in Psychology một nghiên cứu cho biết: “Công nghệ hiện tại đã cho phép chúng ta quan sát não bộ đang trong quá trình nói dối”.

Bằng công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI, những thay đổi của bộ não trước, trong và sau khi nói dối đã được ghi lại rất rõ ràng:

.

    • Khi một lời nói dối vừa mới hình thành trong tâm trí và chưa được nói ra, vỏ não trước của não sẽ hoạt động. 
    • Trong quá trình nói dối hoặc thực hiện các hành vi không trung thực, các vùng não chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát sẽ hoạt động. Còn vỏ não bên trước trán và vỏ não sau có nhiệm vụ ngăn cơ thể đưa ra phản ứng trung thực. 
    • Các kiểu nói dối khác nhau có các vùng thần kinh khác nhau hoạt động. Sau khi nói dối, những kích thích liên quan đến lời nói dối sẽ lưu lại trong não.


Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên dành khả năng nhận thức quý giá của mình cho việc nói dối, thì bạn sẽ làm suy yếu dần khả năng giảm căng thẳng và cải thiện thần kinh phó giao cảm của não bộ.


6 hệ lụy mà nói dối gây ra cho cơ thể

Nói dối sẽ có những ảnh hưởng sau đây đối với cơ thể chỉ trong ngắn hạn:

 

1.     Suy giảm khả năng điều chỉnh cảm xúc và hệ thần kinh tự chủ của não

2.     Tăng huyết áp

3.     Tăng nhịp tim

4.     Co mạch

5.     Tăng " hormone căng thẳng " trong cơ thể

6.     Cơ thể căng cứng, cứng, đau

 

Các nhà nghiên cứu cho biết: việc tăng huyết áp và nhịp tim trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng chỉ số viêm và gây ra bệnh tuyến giáp, tiểu đường và các hội chứng chuyển hóa khác. Vì thế, những người “nói dối mãn tính” có nguy cơ bị tiểu đường và viêm sẽ cao hơn bình thường.

Những người nói dối cũng sẽ có nhiều cortisol (hormone căng thẳng) hơn trong cơ thể. Khi nó quá nhiều thì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mất ngủ, lo lắng và trầm cảm. Sự gia tăng căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể gây ra các vấn đề như giảm khả năng miễn dịch, đau thắt lưng, đau đầu do căng thẳng và rối loạn kinh nguyệt.


Giáo sư Anita Kelly, giáo sư tâm lý học tại Đại học Notre Dame, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu. Sau 10 tuần, bà nhận thấy rằng đối tượng giảm nói dối thì ít bị đau đầu hơn và có triệu chứng căng thẳng, lo lắng cũng ít hơn. Giáo sư cũng đã tiến hành thí nghiệm tương tự với chính mình và cũng nhận được kết quả thí nghiệm tương tự.


Bà đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên blog cá nhân: 

Từ mùa thu năm này, tôi đã luôn tuân thủ theo nguyên tắc nói sự thật. Trước đây, tôi thường ngủ 8 tiếng mỗi ngày và mỗi khi mùa đông tới tôi thường bị cảm lạnh từ 5 đến 7 lần, thế nhưng bây giờ tôi chỉ cần ngủ 3 tiếng một ngày và vẫn khỏe khoắn”.


Linda Stro, Giáo sư danh dự về Hành vi tổ chức tại Đại học Loyola Chicago cho biết trong một cuộc phỏng vấn với U.S. News and World Report: "Bạn phải dành rất nhiều thời gian để lập kế hoạch, thực hiện và duy trì những lời nói dối".

Thật vậy, duy trì lời nói dối đòi hỏi rất nhiều năng lượng tiêu cực về tinh thần và thể chất. Bởi vì khi bạn nói dối, bạn phải dành nỗ lực để lên kế hoạch cho những gì bạn nói và làm, thay vì tự nhiên và xuất phát từ trái tim. Một khi lời nói dối lộ ra, bạn có thể phải tốn nhiều năng lượng hơn để giải quyết hậu quả để tránh bị người khác nhìn thấu.


Một số lời nói dối độc hại nghiêm trọng, chẳng hạn như lừa dối các nhà đầu tư, lừa dối công chúng hoặc che giấu tội phạm, có thể gây ra thiệt hại lớn hơn cho cơ thể. Vì nói dối nghiêm trọng khiến não luôn trong trạng thái phải tỉnh táo, căng thẳng càng tăng khi mức độ nói dối càng tăng.


Làm thế nào chúng ta có thể giảm nói dối? Hãy học theo lời khuyên của Giáo sư Linda Stro: 

Hãy kết bạn một cách chân thành hơn. Hãy để bản thân ở trong một nhóm khuyến khích bạn trở nên chân thật. Chứ không phải chơi với một nhóm nói với bạn rằng: "Không thành sự thật thì cũng không sao" khi nói dối. Nếu hành vi của anh ta không được hợp lý hóa, theo thời gian, anh ta sẽ mất sức ảnh hưởng đến mọi người”.

 

Cách nhận biết người nói dối

  

“Sự thật thường được biểu hiện bằng hành động hơn là lời nói“. (Ảnh: Shutterstock)

Cách nhận biết người nói dối


Cô Amy Cuddy, một nhà tâm lý học, giáo sư trường đại học kinh doanh Harvard, đã chia sẻ về cách nhận biết người nói dối.

Theo cô Cuddy, phương pháp dễ dàng nhất để nhận biết một người đang nói dối là phát hiện sự không nhất quán trong các kênh giao tiếp khác nhau, từ biểu cảm khuôn mặt, tư thế, đến giọng điệu và nội dung câu nói.


Nhà tâm lý học chia sẻ: “Nói dối không phải là một điều gì dễ dàng. Chúng ta đang dùng một câu chuyện này để che lấp một câu chuyện khác… Hầu hết mọi người đều sẽ mang tâm lý tội lỗi khi làm như vậy, và chúng ta cũng phải cố gắng để che giấu điều đó. Bởi thế, chúng ta đơn giản là không đủ khả năng để nói dối hoàn hảo – sẽ có một ‘chỗ rò rỉ’ nào đó“.

 

Cách tốt nhất để nắm bắt được “chỗ rò rỉ” là thông qua sự không nhất quán giữa điều một người đang nói và điều họ đang làm. Cảm xúc lẫn lộn, tiếng nói vui vẻ đi kèm với khuôn mặt gắng gượng, v.v… đều có thể là các yếu tố giúp bạn nhận ra rằng người đối diện đang nói dối.


Tuy nhiên theo Cuddy, bản thân mỗi người chúng ta đều rất kém trong việc nhận biết điều này. Kể cả khi để ý vào người đối diện thì kết quả của bạn cũng chỉ nhỉnh hơn người đoán bừa chút đỉnh. Nguyên nhân nằm ở chỗ người ta thường quá chú ý đến nội dung câu chuyện mà bỏ qua các cử chỉ của người đối diện.


Cô Cuddy lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu của nhà tâm lý học Nancy Etcoff, theo đó, những người bị khuyết tật về mặt ngôn ngữ lại thường có khả năng nhận biết nói dối tốt hơn hẳn so với người thường. Đó là vì người khuyết tật không bị ảnh hưởng bởi lời nói.

“Khi chúng ta tập trung chú ý tới việc người khác có nói dối hay không, chúng ta đã quá để tâm tới lời nói, mà quên mất ngôn ngữ cử chỉ. Sự thật thường được biểu hiện bằng hành động hơn là lời nói“, chuyên gia tâm lý chia sẻ.


Sự thật thường được biểu hiện bằng hành động hơn là lời nói

Một số biểu hiện về hành động dưới đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự nói dối:

  • Tránh tiếp xúc bằng ánh mắt
  • Nhìn xuống khi nói
  • Quay người sang hướng khác khi nói chuyện
  • Lược bỏ một số nội dung quan trọng
  • Tỏ ra bồn chồn khi bị hỏi về các chi tiết
  • Sờ mặt, gãi mũi

Trong cuốn sách “Bạn đang nói dối“, Lena Sisco, một cựu thẩm vấn viên đã chỉ ra rằng, đối với rất nhiều người, nói dối sẽ làm mũi của họ nóng lên. Ông gọi đây là hiệu ứng Pinocchio theo tên của câu chuyện về chú người gỗ nói dối lừng danh của nhà văn Carlo Collodi.


Tham khảo Business Insider, LA Times