Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác…

Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo THÔNG QUA LAO ĐỘNG, TỨC PHẢI MỞ RA CÁI GÌ ĐÓ SẢN XUẤT VÀ NHẬN NGƯỜI NGHÈO VÀO LÀM, TRẢ LƯƠNG CHO HỌ. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện BẮT BUỘC. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình.

Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị làm khó nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách để làm giàu.


Kinh Talmud viết: ai nói

- Ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average);

- Ai nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly);

- Ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil).

Văn hoá Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Ai lấy tài sản chung vào túi riêng thì sẽ mang trọng tội với trời đất. Ai mà lấy vào, không cho đi thì sẽ mất hết vào một lúc nào đó.

Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh, ví dụ như:

  • – Vay một quả trứng, hãy biến thành một trại ấp gà;
  • – Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả;
  • – Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
  • – Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
  • – Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
  • – Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…”


Năm 1948, Israel lập quốc. Bất cứ một người Israel tài giỏi nào lúc đó đều được khuyến khích “về thị trấn nhỏ, mở xưởng sản xuất. Đi tới nơi hoang vắng, mở nông trại. Trí tuệ này luôn nghĩ ra sản phẩm mới. Không có người Do Thái nào phải thất nghiệp, nếu có là do lỗi của người giỏi không nghĩ ra việc cho họ.

Học giỏi mà không làm ra của cải gì là vô nghĩa, đáng khinh. Không có bằng sáng chế, không có công trình ứng dụng thì không được gọi là giáo sư. Người không làm ra tiền thì không được phép có ý kiến. Không nghe, không đọc, không quan tâm người không có thành tựu nói gì, nghe theo là mình sẽ hỏng như họ….” là những quan điểm của người Israel trong giai đoạn lập quốc.

Liệu người giới trẻ Việt chúng ta trong giai đoạn kiến quốc trí tuệ thông minh ham thích cái hay mới lạ có học hỏi được chút ít văn hoá của người Do Thái chăng?

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Sữa động vật - Sữa thực vật

Phần lớn sữa chúng ta uống, phô mai chúng ta ăn và những ly kem chúng ta nhấm nháp ngày nay đến từ những con bò sữa giống Holstein hiện đại. Năng suất cho sữa của loài bò này đã được con người để ý đến từ ít nhất 100 năm trước.

.

Nhưng chọn được giống bò năng suất nhất vẫn chưa hề khiến chúng ta hài lòng. Suốt 7 thập kỷ, con người đã liên tục nghĩ ra những phương pháp để thúc đẩy sản lượng sữa của Holstein.

.

Vào năm 1950, một con bò chỉ sản xuất được khoảng 2.332 lít sữa mỗi năm. Ngày nay, một con Holstein trung bình đã đạt năng suất gấp 4 lần, 10.120 lít. Năm 2017, một con bò có tên Selz-Pralle Aftershock 3918 đã đạt kỷ lục cho sữa, với 34.395 lít/năm tương đương 94 lít mỗi ngày.


Có một điều gì đó đang diễn ra khiến vài năm trở lại đây, tin tức đang đi theo chiều hướng ngược lại: nói rằng con người đang dần từ bỏ sữa. 

Tháng 11 năm 2018, tờ The Guardian đã đăng tải một câu chuyện có tiêu đề “Làm thế nào tình yêu đối với sữa của chúng ta phai nhạt”. Họ mô tả sự gia tăng nhanh chóng của các công ty bán sữa yến mạch và sữa hạt, và cho rằng sữa động vật truyền thống đang phải đối mặt với một trận chiến lớn.

 

----

8 tác hại của Sữa bò

Sữa tốt hay không? Phải nói ngay đây là 1 vấn đề gây tranh cãi trên thế giới, vì đơn giản sữa có cả 2 mặt và bạn phải tự quyết dùng hay không, và nếu chọn dùng thì thứ tự thế nào (nếu thích sữa thì chỉ có sữa chua không đường dùng vừa phải là còn có lợi). Mặt tốt của sữa (phần lớn chỉ đúng với sữa sổng raw milk chưa bị thanh tiệt trùng làm thay đổi cấu trúc phân tử) thì các nhà sản xuất và quảng cáo đã nói đầy trên TV làm bà con ta ngày càng thâm thủng túi tiền, còn mặt trái thì đáng tiếc chẳng có ai trả tiền cho các nhà khoa học quảng cáo vào giờ vàng TV.

Để rộng đường cân nhắc, bà con ta tham khảo tài liệu dưới đây của Ủy ban Trách nhiệm Y khoa Hoa Kỳ về mặt trái của sữa, để chí ít đừng tin sữa là 1 thức ăn hoàn hảo như được quảng cáo mà cho con uống sữa thay nước hay nhịn rau trái tươi để uống sữa mà rước bệnh vào thân.

1. LOÃNG XƯƠNG

Sữa được chào bán để ngăn ngừa loãng xương, nhưng các nghiên cứu lâm sàng lại cho thấy khác. Công trình nghiên cứu Sức khỏe trên các Y tá của ĐH Havard (1)(the Harvard Nurses' Health Study) theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong suốt 12 năm cho thấy việc tăng tiêu thụ sữa không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gẫy xương. Trên thực tế, việc tăng nạp canxi từ các sản phẩm sữa liên quan đến nguy cơ gẫy xương cao hơn. Một nghiên cứu của Australia(2) cũng cho kết quả như vậy. Thêm vào đó, các nghiên cứu khác(3,4) cũng không tìm thấy tác dụng bảo vệ xương từ canxi trong sữa. Bạn có thể tự giảm nguy cơ loãng xương cho mình bằng cách giảm ăn muối và đạm động vật(5-7), tăng ăn rau và trái cây(8), tập thể dục(9), và đảm bảo nạp đủ canxi từ các thức ăn thực vật như các lọai rau lá màu xanh và đậu hạt, cũng như các sản phẩm tăng cường canxi như ngũ cỗc ăn sáng và nước trái cây.

2. BỆNH TIM MẠCH

Các sản phẩm từ sữa - bao gồm phomai, kem, sữa, bơ và sữa chua - cung cấp một lượng đáng kể cholesterol và chất béo trong bữa ăn của bạn(10). Một chế độ ăn nhiều chất béo và chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ gây ra một số bệnh mãn tính trong đó có bệnh tim mạch. Một chế độ ăn chay ít chất béo loại bỏ các thực phẩm từ sữa, kết hợp với tập thể dục, bỏ thuốc lá, và kiểm sóat sự căng thẳng stress, không những có thể ngăn ngừa bệnh tim mà thậm chí còn có thể đảo ngược nó(11). Các sản phẩm sữa không béo cũng có trên thị trường nhưng chúng lại gây ra những nguy cơ sức khỏe khác được lưu ý dưới đây.

3. UNG THƯ

Một số lọai ung thư, như ung thư buồng trứng, có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Đường lactose trong sữa khi đi vào cơ thể được phân tách thành một lọai đường khác là galactose. Đến lượt mình, đường galactose lại được các men enzyme phân tách tiếp. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Daniel Cramer và các đồng nghiệp tại ĐH Y Havard(12), khi ta tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa vượt quá khả năng phân tách galactose của các enzyme, nó có thể tích lũy lại trong máu và ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ. Một số phụ nữ có lượng enzyme này đặc biệt thấp, và khi họ tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm từ sữa, nguy cơ bị ung thư buồng trứng của họ có thể cao gấp (3) lần so với các phụ nữ khác.

Ung thư vú và tuyến tiền liệt cũng có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, được cho là ít nhất có liên quan một phần đến việc làm tăng một hợp chất có tên là IGF-I13-15. Chất IGF-I được tìm thấy trong sữa bò và đã được phát hiện với liều lượng tăng lên trong máu của những người thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Trong sữa bò còn có các dưỡng chất làm tăng lượng IGF-I. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những nam giới có lượng IGF-I cao nhất có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn gấp 4 lần so với những người có lượng IGF-I thấp nhất(14).

4. TIỂU ĐƯỜNG

Các chứng bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường típ 1 hay tiểu đường ở người trẻ) có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Các nghiên cứu bệnh dịch học ở nhiều nước cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa với các trường hợp mắc tiểu đường phụ thuộc insulin(17,18). Năm 199218 các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một lọai protein trong sữa kích họat một phản ứng tự miễn trong cơ thể, điều được cho là tác nhân phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy.

5. KHÔNG DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE

Chứng không dung nạp Lactose phổ biến ở một số chủng tộc và ảnh hưởng đến khoảng 95% người Mỹ gốc châu Á, 74% người Mỹ bản xứ, 70% người Mỹ gốc Phi, 53% người Mỹ gốc Mêhicô và 15% người da trắng Caucasian(19). Các triệu chứng bao gồm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và đầy bụng là do những người này không có các loại enzyme tiêu hóa đường lactose trong sữa. Hơn nữa, bên cạnh các triệu chứng không mong muốn này, những người uống sữa cũng tự đặt mình trước nguy cơ mắc các bệnh tật mãn tính khác.

6. NGỘ ĐỘC VITAMIN D

Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể không cung cấp một nguồn vitamin D ổn định và đáng tin cậy trong chế độ ăn. Nghiên cứu các mẫu sữa được chọn mẫu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về lượng vitamin D, một số mẫu sữa chứa đến 500 lần lượng ghi trên nhãn trong khi một số mẫu khác lại có rất ít hoặc không hề có vitamin D(20,21). Quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc và có thể dẫn đến có quá nhiều canxi trong máu và nước tiểu, làm tăng hấp thụ nhôm trong cơ thể và gây lắng đọng canxi trong các mô mềm.

7. NHIỄM HÓA CHẤT

Các hócmôn tổng hợp như hócmôn tăng trưởng trên bò (rBGH) được sử dụng phổ biến trên bò sữa để tăng sản lượng sữa(13). Do phải tiết ra một lượng sữa lớn trái với tự nhiên, kết quả cuối cùng là bò bị bệnh viêm tuyến vú. Việc chữa bệnh này cần dùng thuốc kháng sinh, và dư lượng kháng sinh và hócmôn này đã được tìm thấy trong mẫu sữa và các sản phẩm từ sữa bò. Các thuốc trừ sâu và dược phẩm khác cũng là những chất hay nhiễm trong các sản phẩm từ sữa.

8. CÁC LO NGẠI VỀ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

Các chất đạm của sữa, chất đường của sữa, chất béo và chất béo bão hòa trong các sản phẩm từ sữa có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe cho trẻ em và gây ra các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, và hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch có thể dẫn đến bệnh tim. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò nguyên chất vì trẻ dùng nhiều sữa bò dễ bị thiếu sắt(10). Các sản phẩm từ sữa bò có lượng sắt rất thấp. Nếu sữa bò trở thành một phần chính trong chế độ ăn của ai, người đó rất dễ bị thiếu sắt. Đau bụng cũng là một lo ngại khi dùng sữa bò. Cứ 5 em bé thì có 1 bé bị chứng đau bụng. Các bác sĩ nhi khoa đã biết từ lâu rằng nguyên nhân phổ biến là do sữa bò. Bây giờ chúng ta cũng đã biết, các bà mẹ đang cho con bú cũng dễ gây đau bụng cho con nếu các bà mẹ này dùng sữa bò. Các kháng thể của bò có thể truyền qua máu của mẹ đi vào sữa mẹ và truyền sang con(22).

Thêm vào đó, các bệnh dị ứng thức ăn cũng thường là do sử dụng sữa, đặc biệt là ở trẻ em. Một nghiên cứu gần đây(23) cũng cho thấy sự liên quan giữa tiêu thụ sữa bò với bệnh táo bón mãn tính ở trẻ. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng tiêu thụ sữa làm đau vùng quanh hậu môn và đau dữ dội khi đi cầu dẫn đến bệnh táo bón.

Sữa và các sản phẩm từ sữa là không cần thiết trong chế độ ăn uống, và trên thực tế, có thể có hại cho sức khỏe trẻ em. Hãy theo một chế độ ăn lành mạnh bao gồm hạt ngũ cốc, trái cây, rau, đậu hạt và các thực phẩm ngũ cốc ăn sáng và nước trái cây được tăng cường dưỡng chất. Những thức ăn giàu dinh dưỡng này có thể dễ dàng giúp bạn đáp ứng đủ lượng canxi, kali, riboflavin và vitamin D cần thiết mà lại không có nguy cơ hại sức khỏe.

ỦY BAN TRÁCH NHIỆM Y KHOA HOA KỲ

PHYSICIANS COMMITTEE FOR RESPONSIBLE MEDICINE

Người dịch: Trần Lan Hương, AADP Certified Health Coach

---Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Feskanich D, Willet WC, Stampfer MJ, Colditz GA. Milk, dietarycalcium, and bone fractures in women: a 12-year prospectivestudy. Am J Public Health 1997;87:992-7.

2. Cumming RG, Klineberg RJ. Case-control study of risk factors forhip fractures in the elderly. Am J Epidemiol 1994;139:493-505.

3. Huang Z, Himes JH, McGovern PG. Nutrition and subsequent hip fracture risk among a national cohort of white women. Am J Epidemiol 1996;144:124-34.

4. Cummings SR, Nevitt MC, Browner WS, et al. Risk factors for hip fracture in white women. N Engl J Med 1995;332:767-73.

5. Finn SC. The skeleton crew: is calcium enough? J Women’s Health 1998;7(1):31-6.

6. Nordin CBE. Calcium and osteoporosis. Nutrition 1997;3(7/8):664-86.

7. Reid DM, New SA. Nutritional influences on bone mass. Proceed Nutr Soc 1997;56:977-87.

8. Tucker KL, Hannan MR, Chen H, Cupples LA, Wilson PWF, Kiel DP. Potassium, magnesium, and fruit and vegetable intakes are associated with greater bone mineral density in elderly men and women. Am J Clin Nutr 1999;69:727-36.

9. Prince R, Devine A, Dick I, et al. The effects of calcium supplementation (milk powder or tablets) and exercise on bone mineral density in postmenopausal women. J Bone Miner Res 1995;10:1068-75.

10. Pennington JAT. Bowes and Churches Food Values of Portions Commonly Used, 17th ed. New York: Lippincott, 1998.

11. Ornish D, Brown SE, Scherwitz LW, Billings JH, Armstrong WT, Ports TA. Can lifestyle changes reverse coronary heart disease? Lancet 1990;336:129-33.

12. Cramer DW, Harlow BL, Willet WC. Galactose consumption and metabolism in relation to the risk of ovarian cancer. Lancet 1989;2:66-71.

13. Outwater JL, Nicholson A, Barnard N. Dairy products and breast cancer: the IGF-1, estrogen, and bGH hypothesis. Medical Hypothesis 1997;48:453-61.

14. Chan JM, Stampfer MJ, Giovannucci E, et al. Plasma insulin-like growth factor-1 and prostate cancer risk: a prospective study. Science 1998;279:563-5.

15. World Cancer Research Fund. Food, Nutrition, and the Prevention of Cancer: A Global Perspective. American Institute of Cancer Research. Washington, D.C.: 1997.

16. Cadogan J, Eastell R, Jones N, Barker ME. Milk intake and bone mineral acquisition in adolescent girls: randomised, controlled intervention trial. BMJ 1997;315:1255-60

17. Scott FW. Cow milk and insulin-dependent diabetes mellitus: is there a relationship? Am J Clin Nutr 1990;51:489-91.

18. Karjalainen J, Martin JM, Knip M, et al. A bovine albumin peptide as a possible trigger of insulin-dependent diabetes mellitus. N Engl J Med 1992;327:302-7.

19. Bertron P, Barnard ND, Mills M. Racial bias in federal nutrition policy, part I: the public health implications of variations in lactase persistence. J Natl Med Assoc 1999;91:151-7.

20. Jacobus CH, Holick MF, Shao Q, et al. Hypervitaminosis D associated with drinking milk. N Engl J Med 1992;326(18):1173-7.

21. Holick MF. Vitamin D and bone health. J Nutr 1996;126(4suppl):1159S-64S.

22. Clyne PS, Kulczycki A. Human breast milk contains bovine IgG. Relationship to infant colic? Pediatrics 1991;87(4):439-44.

23. Iacono G, Cavataio F, Montalto G, et al. Intolerance of cow’s milk and chronic constipation in children. N Engl J Med 1998;339(16):1100-4.