Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Sodom Thành phố tội lỗi trong truyền thuyết

Bức tranh “Sodom và Gomorrah bừng cháy” của Jacob de Wet II (ảnh: Wikipedia). 

Giới khảo cổ phát hiện “Thành phố tội lỗi” trong truyền thuyết

Có lượng lớn tài liệu tôn giáo miêu tả việc Thiên Chúa giáng lửa trời hủy đi hai thành phố cổ dâm loạn, Sodom và Gomorrah, nhưng nhiều người vẫn cho rằng đây chẳng qua chỉ là truyền thuyết thần thoại mà thôi.

.

Tháng 10/2015, các nhà nghiên cứu khảo cổ tin rằng họ cuối cùng cũng tìm thấy thành phố dâm loạn Sodom được nhắc đến trong Kinh Thánh.

.

Tại khu vực Tahaman của Jordan, người ta phát hiện một di chỉ khảo cổ. So sánh về vị trí địa lý, những đồ dùng còn sót lại, thời gian… đều ăn khớp với mô tả về Sodom trong Kinh thánh.

Các nhà khoa học cho rằng có thể một thiên thạch đã rơi xuống thành phố, tạo ra nhiệt độ cực cao và phá hủy nơi này. Dù thế nào đi nữa, cách đây 3700 năm, hai thành phố đã bị phá hủy bởi một thế lực siêu nhiên, và điều này tương hợp với việc giáng lửa trời đốt thành được ghi chép trong Kinh Thánh.

Kinh Thánh ghi lại tội lỗi của Sodom và Gomorrah là vô cùng nghiêm trọng. Khi biết tin Thiên Chúa muốn hủy diệt thành phố, Abraham (tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập) đã khẩn cầu Ngài 6 lần. Ông cầu xin nếu trong thành có 50 người công chính, xin Chúa thương tình tha cho nơi này. Chúa đã từ bi chấp thuận. Sau đó con số giảm xuống 45 người, 40 người, 30 người, 20 người, thậm chí nếu thành phố chỉ có 10 người công chính, Chúa vẫn đồng ý sẽ không phá hủy nơi đây.

Vậy là vào chiều tối, Thiên Chúa cử hai thiên thần đến để tận mắt chứng kiến những con người trong thành Sodom.

Vậy là vào chiều tối, Thiên Chúa cử hai thiên thần đến để tận mắt chứng kiến những con người trong thành Sodom.

.

Vào buổi tối, Lot (cháu trai Abraham, sống tại Sodom) đang ngồi ở cổng thành thì hai thiên thần xuất hiện trong hình hài con người. Lot hiểu cách dân thành Sodom thường đối xử với người lạ: Họ sẽ trêu cợt, tỏ vẻ dữ dằn và làm hại một cách tàn bạo. Vậy là ông cúi rạp mình xuống đất mời những vị khách về nhà nghỉ ngơi.

.

Lot rất lịch sự và hiếu khách, ông chuẩn bị đồ ăn chu đáo cho khách. Nhưng tin đồn về hai vị khách của Lot đã lan khắp thành. Dân chúng Sodom muốn tìm thú vui bằng cách hành hạ hai người lạ đó, họ đến nhà Lot và đập cửa: “Những người tới nhà ông đêm nay đâu rồi? Hãy mang họ ra đây cho chúng ta!”.

.

Lot đi ra và cầu xin: “Các anh em, xin đừng làm điều ác. Cầu xin mọi người đừng làm hại họ. Ta có hai cô con gái còn trinh tiết, để ta dẫn ra cho các người?”.

Người Sodom nguyền rủa “Mau tránh ra một bên! Ngươi cũng là dân lạ ở đây, vậy mà ngươi khoa chân múa tay với chúng ta! Chẳng lẽ muốn xét xử làm quan sao? Nếu ngươi không tránh qua một bên, chúng ta sẽ đối xử với ngươi còn tệ hại hơn với những người kia!”.

.

Đúng lúc người Sodom đập cửa xông vào, hai thiên thần kéo Lot vào nhà. Đồng thời Họ thi triển thần thông, khiến những người bên ngoài bị quáng gà, hoa mắt, sờ tới sờ lui cũng không thấy cánh cửa nhà Lot, cuối cùng đành tản đi.

.

Hai đặc sứ từ trời đã tận mắt thấy Lot là người ngay chính và cũng rõ ràng là chẳng thể tìm được 9 người công chính nữa trong cái thành này.

Họ hiện nguyên hình, nói với Lot: “Ngươi còn ai khác trong gia đình ở thành này không? Các con trai, con gái, con rể hoặc bất cứ ai khác? Nếu có, ngươi hãy mang họ đi khỏi Sodom vì nơi này sắp bị hủy diệt. Ở thành này mọi người đều độc dữ, và chính Chúa sai chúng ta tới đây hủy diệt nó”.

.

Lot vội vàng gọi các con rể, nói với chúng: “Dậy! Đi khỏi chỗ này! Hãy nghe lời ta mà đi, vì Chúa sắp hủy diệt thành này”. Hai con rể không tin, cho rằng ông nói chuyện giật gân. Họ cười nhạo, cũng chẳng buồn nhúc nhích người.

Thiên thần thúc giục Lot nhanh chóng đưa gia đình rời đi. Các thiên thần kéo Lot, vợ ông và hai con gái chạy khỏi Sodom. Trên đường đi, thiên thần dặn họ: Hãy từ bỏ mọi thứ, đừng lưu luyến. Hãy chạy tới chỗ đất cao, đừng nhìn lại!

 


Bức tranh các thiên thần đã dẫn gia đình Lot rời đi, nhưng vợ ông đã ngoái nhìn quá lâu và biến thành một cột muối (ảnh: Wikipedia).

Trong lúc chạy, vợ Lot dừng lại quay đầu ngoái nhìn Sodom một lúc quá lâu. Chỗ bà dừng ở ngay thung lũng của Biển Muối. Bà bị nhấn chìm dưới nước đang sôi và ngập người trong gầm trời bốc lửa. Và bản thân bà hóa thành một cột muối.

Sau khi họ trốn thoát, Sodom và Gomorrah đã bốc cháy. Toàn bộ đồng bằng cùng tất cả con người, gia súc và thảm thực vật trong nháy mắt bị lửa trời thiêu đốt. Ngày nay, hai thành phố đã trở thành tro bụi và được tìm thấy gần Biển Chết, những cột muối kiên cố vẫn còn tồn tại.


Bức tranh “The Destruction of Sodom and Gomorrah” (Sự hủy diệt của Sodom và Gomorrah) của John Martin (ảnh: Wikipedia).

Vậy điều gì đã khiến thành phố bị hủy diệt?

Người Sodom sống trên đồng bằng màu mỡ, kinh tế phát triển. Họ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây dựng tấp nập. Cơm áo đầy đủ sung túc khiến họ đắm chìm trong sắc dục và những mong muốn vô độ.

Thiên Chúa đã nhìn thấy tâm hồn tội lỗi của họ. Chứa đầy trong đầu họ là những tư niệm tà ác, bạo ngược xấu xa, phóng túng hành vi dâm đãng không tự kiềm chế bản thân. Tội lỗi chồng chất của người dân nơi đây khiến Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ, giáng xuống tai ương trừng phạt.

Thiên Chúa từ bi đã đồng ý với khẩn cầu của Abraham: Nếu trong thành Sodom có 10 người công chính, Ngài sẽ không hủy diệt nơi này. Nhưng ngoại trừ Lot ra, thành Sodom không còn người công chính nữa. Cho dù là sứ giả của Thần cũng trở thành đối tượng người Sodom muốn hãm hại. Lot từng là người khôn ngoan trong thành, ông dùng lời khuyên bảo để hòa giải những tranh chấp của người dân. Nhưng dân thành Sodom không biết ơn mà còn không kiêng nể gì mà xâm phạm ông.

Cuối cùng Chúa đã giáng tội xuống thành phố bại hoại này. Từ “Sodom” sau đó trở thành một phép ẩn dụ cho tội ác và đồng tính luyến ái ở phương Tây.

Rời xa Thần, con người đánh mất tiêu chuẩn phán đoán tốt xấu thị phi

Nhiều người hiện đại cho rằng đồng tính luyến ái là không sai, sai là do nhận thức. Kỳ thực trong Kinh Thánh viết rõ ràng, đồng tính luyến ái là vi phạm tiêu chuẩn hôn nhân mà Thần thiết lập cho con người. Nếu như chỉ vì thỏa mãn lòng dục mà phóng túng bản thân, không kiêng nể hết thảy thì trong mắt chư Thần chính là tà ác, là tội lỗi mà kết quả nhận được đương nhiên là sự trừng phạt.

Một số người cho rằng dù Sodom tội lỗi thế nào, thì ít ra cũng phải có người tốt, nên chăng không phải tất cả đều bị hủy diệt chứ? Khi mọi người hỏi câu này, trên thực tế cũng là đang bao biện cho bản thân. Họ đều cho rằng mình tốt hơn những người khác “Tôi không trộm cắp cướp giật, làm tổn thương người khác. Tôi chẳng qua dựa vào nỗ lực của mình làm giàu, tận hưởng cuộc sống của mình, có gì là tội lỗi chứ?”

Những tín đồ Cơ đốc giáo cho rằng Sodom bị đốt thành tro chính là lời cảnh tỉnh cho những người bất tín Thần đời sau. Sự hủy diệt của Sodom không chỉ bởi đồng tính luyến ái, loạn tình dục, mà là con người đã không còn tin Thần nữa. Họ báng bổ Thần, khinh nhờn Thần, tham luyến trong tội ác vô sỉ. Họ không còn lòng trắc ẩn, cậy mạnh hiếp yếu. Không ai đứng ra bảo vệ lẽ phải khi Lot bị uy hiếp. Những người dân thành Sodom tự cho mình là đúng, không nghe lời khuyên răn, họ đã từ chối ơn huệ cuối cùng của Thiên Chúa.

Sự hủy diệt của Sodom là Thần đang biểu dương công nghĩa, biểu dương Thiện Ác phân minh. Đó cũng là cảnh báo cho đời sau: Con người rời xa Thần sẽ mất đi tiêu chuẩn làm người, phán đoán thiện ác thi phi. Khi con người không còn những chuẩn tắc đạo đức để ước thúc hành vi, không điều ác nào không dám làm, thì chỉ một sớm một chiều là có thể bị đào thải.

Câu chuyện thành phố Sodom và Gomorrah bị Thiên Chúa giáng lửa trời đã trở thành lời nhắc nhở cho thế nhân đời sau: Khi con người rời xa Thần, đánh mất các tiêu chuẩn đạo đức thì chỉ có thể bị lịch sử đào thải.

 

Chủ nghĩa tiêu dùng đang tăng tốc

Joshua Becker, một chuyên gia tài chính cá nhân và tác giả cuốn sách The Minimalist Home (tạm dịch: Tổ ấm tối giản) phân tích tại sao chúng ta không thể ngừng mua sắm những thứ mình không cần.

Trong cuộc sống hiện đại, số lượng vật sở hữu của chúng ta không ngừng tăng lên. Trước tiên, hãy xem xét những con số sau tại Mỹ: 

  • Kích thước nhà ở của một căn hộ trung bình tại Mỹ đã tăng từ 300m2 lên 750m2.
  • Các bản báo cáo chỉ ra rằng chúng ta đang mua sắm hàng hóa vật chất gấp đôi những gì chúng ta từng mua cách đây 50 năm.
  • Trong khi đó, số tiền nợ trung bình trên thẻ ghi nợ của một người Mỹ là 15,950 đô-la, tương đương với khoảng 370 triệu đồng.

Những con số này có thể sẽ khiến chúng ta đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví dụ như: Tại sao chúng ta cứ tiếp tục mua những thứ mình không cần? Đó là một câu hỏi thú vị. Chính xác thì điều gì đã thúc đẩy chúng ta tiêu tiền vào những thứ mà chúng ta không thực sự cần? Một số người đổ lỗi cho các chuyên gia marketing, quảng cáo của các nhà sản xuất, các tập đoàn hay chủ nghĩa tư bản"…

Một vài lý do về tâm lý chúng ta mua nhiều hơn những gì mình cần:

1. Chúng ta tin rằng vật sở hữu cho mình sự an toàn

 

Logic của chúng ta là: nếu việc sở hữu tài sản vật chất mang lại sự an toàn, như mái nhà, quần áo, phương tiện đi lại tốt, thì sở hữu dư thừa những vật chất đó chắc chắn sẽ gia tăng sự an toàn đó.

Nhưng thực tế là sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu căn bản, an toàn thực sự bạn nhận được từ những vật sở hữu này không còn bền vững như ta tưởng. Chúng đều sẽ bị huỷ hoại, hư hỏng hoặc phai nhạt đi. Chúng biến mất nhanh hơn ta tưởng.

Không ai chịu thừa nhận rằng họ tìm kiếm hạnh phúc qua việc sở hữu vật chất, không một ai.

2. Chúng ta nghĩ rằng vật sở hữu khiến ta hạnh phúc

 

Sự ham muốn mãnh liệt vật sở hữu là động lực khiến chúng ta bán sức lao động để tiết kiệm tiền mua những căn nhà lớn hơn, những chiếc xe chạy nhanh hơn, công nghệ làm lạnh hiện đại hơn và thời trang hợp xu hướng hơn. Tất cả là vì chúng ta hi vọng mình sẽ hạnh phúc hơn nhờ những vật sở hữu đó. Thật không may, hạnh phúc đạt được từ sở hữu vật chất lại chính là loại hạnh phúc tạm bợ nhất.

3. Chúng ta dễ mắc bẫy quảng cáo hơn mình tưởng

Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta đang phải tiếp xúc với 5.000 quảng cáo mỗi ngày.

Mỗi mẩu quảng cáo đều kể câu chuyện như nhau: Cuộc đời của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn mua những gì chúng tôi đang bán. Chúng ta nghe thông điệp này quá nhiều lần, từ nhiều góc độ khác nhau, và chúng ta bắt đầu dần dần tin vào nó.

Đây là lời cảnh tỉnh để giúp bạn nhận ra rằng những thông điệp quảng cáo đang tác động đến bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ.

4. Chúng ta muốn gây ấn tượng với người khác

Trong một xã hội giàu có, cảm giác ghen tị đã trở thành động lực điều khiển các hoạt động kinh tế.

“Tiêu dùng phô trương” là một cụm từ vốn đã được phát minh nhiều năm về trước, nhưng chưa bao giờ nó trở nên thịnh hành như ngày nay.

Một khi mọi nhu cầu căn bản của chúng ta được đáp ứng, những thứ chúng ta tiêu dùng sau đó chắc chắn sẽ không còn là những gì chúng ta thực sự cần.

Thật không may, hành động mua sắm thường xuyên trở thành cơ hội phô trương sự giàu có, tầm quan trọng hay thành công về mặt tài chính của một người với thế giới.

5. Chúng ta ghen tị với những người sở hữu nhiều hơn

Luôn so sánh dường như là tính cách tự nhiên của loài người. Chúng ta liên tục để ý xem người khác đang mua gì, mặc gì và lái xe gì.

Xã hội của chúng ta thì liên tục khuyến khích những dạng so sánh này. Kết quả là chúng ta thường xuyên mua những thứ mình không cần, chỉ vì ta nhìn thấy ai đó trong vòng tròn bạn bè của mình mua nó.

Nhưng nếu bạn luôn cần đến những thứ đẹp đẽ để gây ấn tượng với bạn bè thì có lẽ, bạn đã chọn sai bạn.

6. Chúng ta cố gắng bù trừ cho những khuyết điểm của bản thân

Chúng ta tìm kiếm sự tự tin một cách sai lầm trong trang phục mình mặc hay chiếc xe mình đi.

Chúng ta tìm kiếm khả năng phục hồi sau mất mát, cô đơn hay tan vỡ bằng cách mua thật nhiều những thứ không cần thiết. Và chúng ta tìm cách xoa dịu bất mãn bằng vật chất. Nhưng những cuộc truy tìm kiểu này sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn thỏa mãn cảm giác thiếu hụt hay trống rỗng.

Ngược lại, trong phần lớn trường hợp, chúng chỉ khiến chúng ta bị xao lãng khỏi những gì chúng ta thực sự cần làm, đối mặt với nỗi đau.

7. Chúng ta ích kỷ hơn mình tưởng

Thật khó để thừa nhận rằng tính cách con người luôn hướng tới sự ích kỷ và tham lam, nhưng lịch sử đã chứng minh nhận định đó không sai. Tổ tiên chúng ta đã luôn tìm cách mở rộng vương quốc của mình bằng cách không ngừng tích lũy của cải vật chất. Các vị vua chúa đã luôn tìm cách thỏa mãn tham vọng này bằng bạo lực, cưỡng ép, bất lương và chiến tranh.

Thật không may, tính ích kỷ vẫn luôn tồn tại trên thế gian và len lỏi trong cuộc sống của chúng ta cho đến tận ngày nay.

Sở hữu vật chất dư thừa không làm giàu cho cuộc sống của chúng ta. Thực tế, mua những gì chúng ta không cần chỉ cản trở ta trải nghiệm những lợi ích và giá trị đích thực mà nhiều khi là miễn phí trong cuộc sống.

***

Tuy nhiên cái nguyên nhân sâu xa là cái xã hội tiêu dùng nó dẫn đến tình trạng hoen gỉ tâm hồn của những cư dân đang biến mình thành tín đồ của chủ nghĩa đồ vật và cam phận làm nô lệ cho những lạc thú bản năng. Một hiện thực đáng ngại là nhiều người đang bị thống trị bởi chủ nghĩa hưởng thụ, đang là hiểm họa lớn nhất đe dọa cuộc sống con người.