Chúng ta có buộc phải “sống chung với lũ”?
Hình ảnh người chồng bất
lực nhìn vợ bị lũ cuốn trôi gây chấn động cộng đồng mạng, trong trận lũ lịch sử
ở miền Trung vừa qua.
“Sống chung với lũ” - không rõ ai là người đầu tiên nói câu ấy, nhưng chắc chắn nó ra đời trong những năm gần đây, từ khi lũ lụt đã trở nên quá thường xuyên hơn là một hiện tượng bất thường của thiên nhiên… đến mức mà người ta chấp nhận nó như một điều bình thường trong cuộc sống, hay như một thứ tai ách không thể tránh khỏi.
Nhưng ngày nay, con người không chỉ phải “sống chung với lũ” mà còn phải sống chung với những tai họa khác của thiên nhiên: mưa đá, lở đất, sạt núi, sụp hố tử thần, cháy rừng, sóng thần, động đất, châu chấu, tuyết rơi giữa mùa hè, nắng lửa giữa mùa đông… với mức độ ngày càng dữ dội, ngày càng thường xuyên như thử thách giới hạn chịu đựng cuối cùng của con người trên khắp hành tinh... Ban đầu người ta vô cùng hoang mang sợ hãi, cố gắng tránh né nhưng bất khả thi, đành “sống chung với lũ”, tức là với thiên tai nói chung.
Và cũng chẳng phải chỉ có thiên tai.
Với những tai họa khác của lòng người, của phẩm giá sa sút, của nhân tâm băng hoại… dần dần người ta cũng đành phải đấu dịu, phải nhượng bộ, phải cắn răng chấp nhận mà áp dụng “sống chung với lũ” - lúc này được coi như một thứ phương châm tồn tại, triết lý sống của thời hiện đại!.
Để từ bỏ Sống Chung Với Lũ buộc cá nhân và cộng đồng phải từ bỏ triết lý sống thời hiện đại làm tha hoá con người và xã hội, nguyên nhân của thiên tai và nhân tai ngày càng nặng nề mọi lúc mọi nơi.