Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Chúng ta có buộc phải “sống chung với lũ”?

 

Chúng ta có buộc phải “sống chung với lũ”?

Hình ảnh người chồng bất lực nhìn vợ bị lũ cuốn trôi gây chấn động cộng đồng mạng, trong trận lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua.

“Sống chung với lũ” - không rõ ai là người đầu tiên nói câu ấy, nhưng chắc chắn nó ra đời trong những năm gần đây, từ khi lũ lụt đã trở nên quá thường xuyên hơn là một hiện tượng bất thường của thiên nhiên… đến mức mà người ta chấp nhận nó như một điều bình thường trong cuộc sống, hay như một thứ tai ách không thể tránh khỏi. 

 

Nhưng ngày nay, con người không chỉ phải “sống chung với lũ” mà còn phải sống chung với những tai họa khác của thiên nhiên: mưa đá, lở đất, sạt núi, sụp hố tử thần, cháy rừng, sóng thần, động đất, châu chấu, tuyết rơi giữa mùa hè, nắng lửa giữa mùa đông… với mức độ ngày càng dữ dội, ngày càng thường xuyên như thử thách giới hạn chịu đựng cuối cùng của con người trên khắp hành tinh... Ban đầu người ta vô cùng hoang mang sợ hãi, cố gắng tránh né nhưng bất khả thi, đành “sống chung với lũ”, tức là với thiên tai nói chung.

Và cũng chẳng phải chỉ có thiên tai.

Với những tai họa khác của lòng người, của phẩm giá sa sút, của nhân tâm băng hoại… dần dần người ta cũng đành phải đấu dịu, phải nhượng bộ, phải cắn răng chấp nhận mà áp dụng “sống chung với lũ” - lúc này được coi như một thứ phương châm tồn tại, triết lý sống của thời hiện đại!.

Để từ bỏ Sống Chung Với Lũ buộc cá nhân và cộng đồng phải từ bỏ triết lý sống thời hiện đại làm tha hoá con người và xã hội, nguyên nhân của thiên tai và nhân tai ngày càng nặng nề mọi lúc mọi nơi. 

 

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

Hơn 1 tỷ em bé tử vong do phá thai

Ảnh: Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)

Một thế kỷ chết chóc (1920-2020) - Hơn 1 tỷ em bé tử vong do phá thai

.

Từ năm 1914 đến 1918, trong Đại chiến I: 19 triệu người đã tử vong, Đại chiến II: 70 triệu người đã vong mạng, Tuy nhiên, cả tổng số lẫn số ca tử vong mỗi ngày do 2 cuộc đại chiến vẫn thua xa nạo phá thai.

.

Từ năm 1921 đến 2019, theo thống kê số liệu chính thức, có hơn 1 tỷ ca phá thai, tương đương với việc mỗi ngày có 34.400 bào thai bị giết chết. Số ca tử vong trung bình mỗi ngày gấp hơn 5 lần Thế chiến I và hoàn toàn cách biệt so với Thế chiến thứ II. Giám đốc dự án Chiến dịch Cuộc sống Toàn cầu Jacobson nói: “Đây thực sự là việc đếm số trẻ sơ sinh bị giết”.

.

Chiến tranh là để bảo vệ chính nghĩa, để hòa bình được tiếp tục, để nhà nhà được an cư, để trẻ em được sống. Thế nhưng, nếu so sánh số người chết trong chiến tranh, sao số thai nhi bị tước đi quyền được khóc lại chênh lệch đến vậy?

.

Theo Báo cáo Phá thai Toàn cầu, hơn 1 tỷ ca phá thai trong thế kỷ qua (1921-2019) đến từ 100 quốc gia, trong đó:

1.     Trung Quốc dẫn đầu với hơn 400 triệu ca phá thai (40%). 

2.     Nga đứng thứ hai với khoảng 219 triệu ca (~ 22%). 

3.     Hoa Kỳ đứng thứ ba với hơn 60 triệu ca (~6%). 

4.     Ukraina đứng thứ tư với hơn 52 triệu ca (hơn 5%). 

5.     Nhật Bản với gần 40 triệu (~4%) xếp thứ năm.

 

Quốc gia dự bị cho vị trí thứ 6, chính là Việt Nam, với gần 28 triệu ca phá thai, đóng góp gần 3% vào con số hơn 1 tỷ ca phá thai trong thế kỷ hành quyết thai nhi.


Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật

 

Người xưa nói “Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu tâm”, nghĩa là: Bậc Thánh nhân cầu tâm chứ không cầu Phật, còn kẻ ngu muội chỉ cầu Phật mà chẳng cầu tâm.

.

Người nay miệng thì niệm danh Phật, nhưng trong lòng cái gì cũng nghĩ đến, nào là danh lợi, nào là thăng quan tiến chức, nào là phát lộc phát tài, nào là cầu sinh quý tử, nào là mong gặp tình duyên… Những gì phát ra từ cái miệng đang tụng niệm ấy, e rằng không phải hào quang, mà chỉ là một thứ khí đục đầy rẫy những danh – lợi – tình của kẻ tục tử phàm phu.

Lắng nghe là một nghệ thuật

 

Lắng nghe là một nghệ thuật

Ta phải tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Cái tật của ta là muốn làm quan tòa, nghe cái gì là muốn phán xét ngay lập tức, giống như một bức tường hất trái bóng trở lại. Ta đừng làm một bức tường nữa mà phải làm không gian để khi trái bóng được liệng tới thì ta có thể tiếp đón được. Phạm Duy có một câu hát rất hay với ý này: "Em là khoảng trống cho tình đong vào".

Ta phải tạo ra khoảng trống trong ta trước thì mới có thể lắng nghe. Hãy làm trống mình và để vũ trụ lấp đầy bạn! (Empty yourself and let the universe fill you!)