LỢI ÍCH TỪ THỰC PHẨM CHỨA KIẾM:
Trong đời sống, chúng ta vẫn thường phải ăn những loại thực phẩm có tính axit. Với những trường hợp này, tính axit có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính axit, ta không cần phải dùng những thực phẩm có tính axit và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính axit sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính axit đã được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và 90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ.
Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên. Chúng sẽ trở nên axit hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán, cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu axit.
Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng axit cao, sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận, gan và da. Vì vậy chế độ ăn kiêng giúp cân bằng độ pH trong cơ thể sẽ giúp tiêu hoá tốt, da và tóc trở nên khoẻ mạnh hơn.
Mức độ
pH ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể. Ví dụ như bữa ăn có độ pH
thấp khiến não gặp khó khăn trong việc hấp thu năng lượng từ các tế bào máu.
Thức ăn chứa nhiều axit dẫn đến các tế bào chóng già và điển hình là tóc dễ bị
gẫy, chẻ ngọn còn da thì trở nên xấu đi, mất sức sống. Không những thế,
thức ăn có hàm lượng axit cao còn khiến cơ thể mệt mỏi, có cảm giác khó chịu,
ốm yếu.
Hầu hết những thực phẩm không thuộc nhóm “ăn chay” sẽ có lượng axit cao như thịt đỏ, thịt gà, trứng. Ngoài ra còn có gạo, bánh mỳ trắng, đậu lăng. Khi chế độ ăn kiêng có lượng axit cao thì cần trung hòa bằng cách thêm những thực phẩm chứa kiềm trong bữa ăn hằng ngày, đó là các loại rau quả.
Các loại rau quả giàu chất kiềm là nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa, các loại quả thuộc họ cam quýt, hoa súp lơ, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí…
Đối với những người có sở thích ăn thịt thì nên ăn kèm các loại rau chứa nhiều kiềm đã kể trên trong bữa ăn của mình. Một cách hiệu quả nữa là nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước cam ép (hoăc loại quả thuộc họ cam quýt). Mặc dù các loại cam quýt có chứa axit trong tự nhiên nhưng lại tác động đến chất kiềm trong cơ thể.
Bạn nên biết:
– Cơ thể cần 75% thực phẩm hằng ngày là chất kiềm tự nhiên để giúp tiêu hoá
được thuận lợi và có một sức khoẻ tốt.
– Thức ăn chứa nhiều kiềm sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.
– Thức ăn chứa hàm lượng kiềm cao khiến các hoạt động cơ thể trở nên năng động
hơn, ít bị đau đầu, cảm lạnh và ốm yếu.
– Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hoá các tế bào, làm da mịn màng tươi trẻ.
Một cách nhìn mới về nguyên nhân gây bệnh
Trong cuốn sách giáo khoa về “Sinh lí học Y khoa” của tác giả nổi tiếng người Mỹ, Tiến sĩ bác sĩ Y khoa Arthur C.Guyton có đề cập tới chủ đề: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể.
Các tế bào của một cơ thể khỏe mạnh có tính kiềm, trong khi các tế bào của một cơ thể bệnh tật lại bị nhiễm a-xit. Khi pH càng dưới 7.0 thì tế bào càng a-xit, con người càng ốm yếu hơn.
Nếu tế bào không kiềm hóa được, chúng sẽ trở nên nhiễm a-xit và như vậy bệnh tật sẽ bắt đầu. Cơ thể con người tạo ra các chất chuyển hóa a-xit như là phụ phẩm của cơ chế chuyển hóa bình thường. Nhưng cơ thể con người không sản xuất ra chất kiềm. Bởi vậy con người phải tìm cách thu nhận được chất kiềm từ nguồn bên ngoài để giữ cho cơ thể tránh khỏi bị nhiễm a-xit và dẫn tới bệnh tật và tử vong”.
Từ điều nhận thức trên, người ta cho rằng dược phẩm chỉ xử lí được các triệu chứng của bệnh tật mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, muốn loại trừ nguyên nhân sinh ra các chứng bệnh, nhất thiết phải thông qua dinh dưỡng hợp lí và duy trì sự cân bằng về độ pH của các lưu chất trong cơ thể con người.
Vậy độ pH là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy?
Thang độ pH đi từ con số 0 (rất a-xit) đến con số 14 (rất kiềm). pH=7 là trung tính (không biểu hiện tính a-xit cũng không biểu hiện tính kiềm). Mỗi sự thay đổi 1 điểm trên thang độ pH, ví dụ như từ pH=7 giảm xuống pH=6 sẽ làm tăng độ a-xit lên gấp 10 lần.Từ 6 giảm xuống đến 5 làm tăng độ a-xit lên thêm 10 lần nữa. Như thế, một chất dịch có pH=2 sẽ có độ a-xit mạnh hơn gấp 100.000 lần so với chất dịch có độ pH=7!
Cơ thể con người cấu tạo luôn giữ cho máu có độ pH nằm giữa 7,35 và 7,45. Trong phạm vi này, máu chỉ có một chút tính kiềm giúp có thể mang ô-xy từ phổi đến các tế bào sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu độ pH trong máu dưới 7,35 hoặc trên 7,45 thì con người sẽ dần dần xuất hiện bệnh tật và tử vong.
Vì thế, cơ thể con người sẽ làm mọi thứ để giữ cho máu luôn luôn có độ pH là 7,4. Máu có một số cơ chế để tự cân bằng độ pH, như việc rút dần các khoáng chất thiết yếu (như can-xi) của các cơ quan khác trong cơ thể để trung hòa độ a-xit và duy trì mức kiềm phù hợp trong máu. Một khi các chất dịch và các cơ quan bị tước đoạt chất khoáng thì cơ thể con người bị nhiễm a-xit hơn. Đây là điều tồi tệ cho sức khỏe của bạn.
Phần lớn các enzym trong cơ thể người cũng cần một môi trường có độ pH giữa 6 và 8 để hoạt động một cách có hiệu quả. Giữ cho các chất dịch của cơ thể người thường xuyên có độ pH trên 6 là điều rất hệ trọng trong việc duy trì sức khỏe!
Nếu cơ thể bạn có tính kiềm yếu là điều rất tốt. Nhờ đó mà cơ thể dễ bài tiết chất thải ra ngoài, sự chuyển hóa được linh hoạt, nội tạng được giảm nhẹ gánh nặng, kết quả là rất ít sinh bệnh, hoặc dù có bị bệnh cũng sẽ mau khỏi (bởi bệnh tật không thể tồn tại trong môi trường chất dịch có kiềm). Nhóm người có thể trạng như vậy thì sinh lực dồi dào và tràn đầy sức sống.
Nếu cơ thể bạn có khuynh hướng có tính a-xit thì hoạt động của tế bào sẽ kém cỏi, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết được ra ngoài, chuyển hóa cũng trì trệ, gánh nặng của thận và gan tăng lên, làm cho cơ thể xuất hiện các bệnh mạn tính. Đồng thời môi trường a-xit dễ làm cho con người chóng già yếu, mệt mỏi, lo buồn bất an, tâm thần không ổn định, hình thành áp lực tâm lí khá lớn, có khi xuất hiện những triệu chứng như mất ngủ v.v…
Chính vì vậy mà ở Mỹ có cuốn sách với tựa đề nổi bật: “Kiềm hóa hay là chết”. Cuốn sách cho biết, kiềm hóa là cơ sở trong việc hoàn trả lại sức khỏe cho cơ thể con người.
Bằng cách nào có thể xác định được độ pH của cơ thể mình ?
Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người.
Độ pH của nước bọt thật sự là một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người. Nếu khi đo độ pH bằng nước bọt cho thấy kết quả sau:
7,0 đến 7,5 (xanh biển đến tía *): là biểu hiện một cơ thể khỏe mạnh; 6,0 đến 6,5 (xanh lục nhạt *): là biểu hiện bệnh có thể phát triển; 4,5 đến 5,5 (vàng *) : là biểu hiện bệnh đã có mặt trong cơ thể. Thực tế cho thấy, độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố
Bằng cách nào có thể duy trì độ pH gần sát với độ trung tính ?
Có rất nhiều yếu tố tác động đến độ pH trong cơ thể, như tuổi tác, mức độ vận động, chất lượng không khí, trạng thái tinh thần và đặc biệt là thức ăn, thức uống. Có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim, giảm trí nhớ, tiểu đường, dị ứng với thuốc và thức ăn v.v… đều có quan hệ mật thiết với các chất dịch của cơ thể có a-xit hoặc nhiễm a-xit.
Yếu tố then chốt quyết định thể chất là thức ăn. Chỉ riêng việc điều chỉnh thức ăn, thức uống tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày, có thể nhanh chóng nhận biết được ngay sự thay đổi của độ pH. Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn” (lời nói của Ông tổ nền Y học Thế giới- Hippocrates), sẽ được rõ thêm những thức ăn rất kiềm, kiềm nhẹ, a-xit nhẹ và a-xit mạnh. Như vậy, kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày đối với việc duy trì sức khỏe bản thân có ý nghĩa thiết thân và quan trọng.
Không nhất thiết cứ phải loại trừ sử dụng thức ăn, thức uống có tính a-xit, mà điều mấu chốt là phải biết sử dụng chúng với một tỉ lệ thích ứng với thức ăn tính kiềm. Thức ăn tính kiềm đưa vào cơ thể phải bảo đảm đủ số lượng cần thiết mới có thể trung hòa được hết lượng thức ăn tính a-xit.
Sự thành công trong việc duy trì độ pH của cơ thể phải được thể hiện qua việc kiểm tra thực tế về số đo độ pH trong nước bọt. Qua số đo thực tế độ pH của nước bọt, sẽ biết được những yếu tố liên quan (tích cực và tiêu cực) thực hiện trong thời gian trước khi kiểm tra độ pH. Từ đó có thể quyết định được những lựa chọn về ăn uống, về sự vận động, về trạng thái tinh thần v.v… trong những ngày tiếp theo nhằm duy trì được độ pH cần thiết trong cơ thể mình.
Một khi đã có được nhận thức đầy đủ với chủ định làm chủ việc kiềm hóa cơ thể, thì bạn sẽ nhanh chóng nhận biết được thao tác tự kiểm tra độ pH trong cơ thể thật là dễ dàng, nhanh gọn mà có ý nghĩa.
Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm:
1. Rất kiềm:
Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…
2. Kiềm nhẹ:
Đậu,
giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính
kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh.
Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng,
gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính
kiềm nhẹ.
3. Trung tính:
Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…
4. Axit nhẹ:
Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….
5. Axit mạnh:
Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.
Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.
Trần Hưng Tổng hợp