Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Chúng ta đang sống trong thời đại thấu cảm?


Chúng ta thường nghĩ rằng Sự thấu cảm nên dành cho những người sống bên lề xã hội hoặc những người đang đau khổ. Điều này là cần thiết, nhưng chưa đủ.

 Có phải chúng ta đang sống trong thời đại thấu cảm?

Chúng ta cũng cần phải thấu cảm với những người không dám chia sẻ, thậm chí là những ai có những tư tưởng thù địch. Nếu bạn là nhà vận động cho vấn đề nóng lên toàn cầu, ví dụ, có thể sẽ có ích nếu bạn thử nhìn nhận theo góc độ của những công ty dầu mỏ - hiểu những suy nghĩ và động cơ của họ - nếu bạn muốn đề xuất những chiến lược hiệu quả thay đổi họ theo hướng phát triển năng lượng tái tạo. Một chút “thấu cảm” có thể giúp bạn đi được một chặng đường dài.


Thấu cảm với các đối thủ là con đường dấn tới sự khoan dung. Đó là suy nghĩ của Gandhi trong các cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo và Ấn độ Giáo đã giúp dẫn tới sự độc lập của Ấn Độ vào năm 1947, khi ông tuyên bố: Tôi là một người Hồi Giáo, một người Ấn Độ Giáo, một người Thiên Chúa Giáo và là một người Do Thái. “


Các tổ chức cũng nên theo đuổi sự thấu cảm. Bill Drayton, “cha đẻ của các doanh nghiệp xã hội” tin rằng trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, làm chủ Sự thấu cảm là kỹ năng sống còn của doanh nghiệp vì nó củng cố tinh thần đồng đội và sự lãnh đạo. Tổ chức của ông – Ashoka Foundation đã khởi động chương trình Start Empathy tới các lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia và nhà giáo dục trên toàn thế giới.

 

Ann Atwater và CP Ellis cho thấy sự thấu cảm có thể vượt qua sự thù hận và thay đổi suy nghĩ của chúng ta như thế nào.

(CP Ellis cho rằng người Mỹ gốc Phi là nguyên nhân của mọi rắc rối, anh tham gia băng đảng KKK (Ku Klux Klan), và đứng đầu chi nhánh KKK địa phương của mình.
Năm 1971 trong một sự kiện đối diện với người Mỹ gốc Phi làm dấy lên sự thấu cảm nơi anh, đứng trước hàng ngàn người anh đã xé thẻ thành viên KKK của mình. Sau đó, Ellis trở thành một nhà tổ chức lao động cho một công đoàn có thành viên là 70% người Mỹ gốc Phi)

Thế kỷ 20 là thời đại của Suy tâm, khi sự tự lực và văn hóa Sự cảm thông khuyến khích chúng ta tin rằng cách tốt nhất để hiểu rằng chúng ta là ai, chúng ta sống ra sao, đó là tự nhìn lại chính mình. Nhưng nó khiến chúng ta cứ nhìn hoài vào cái rốn của mình.

Thế kỉ 21 nên trở thành Thời đại của sự thấu cảm, khi chúng ta không chỉ khám phá bản thân qua sự phản chiếu của chính mình, mà còn từ sự quan tâm đến cuộc sống của người khác. Chúng ta cần sự thấu cảm để tạo nên những cuộc cách mạng. Không phải là cuộc cách mạng theo motip cũ xây dựng những đạo luật mới, các tổ chức hoặc các chính sách, mà là cuộc cách mạng triệt để trong các mối quan hệ của con người.


Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Tại sao sự tử tế không dẫn đến tình yêu




Những anh chàng và cô nàng tử tế làm tất cả mọi điều cho người ấy. Nhưng đối tác vẫn bỏ rơi họ, không chú ý tới họ, đối xử tệ với họ và nhìn chung, không yêu lại họ. Những anh chàng và những cô gái tử tế hoàn toàn bối rối trước những kết quả đó. Họ không thể hiểu được lý do tại sao những hành động tốt của họ không dẫn đến tình yêu và sự tôn trọng. Tất cả chúng ta được ‘bảo’ rằng, mang hoa tặng ai đó hoặc nấu cơm tối cho họ và họ sẽ yêu bạn …Không hoàn toàn!

Bây giờ tôi sẽ chia sẻ với bạn một bí mật nhỏ. Tôi đã từng là một anh chàng tử tế. Tôi làm tất cả những thứ mà xã hội và những bộ phim lãng mạn yêu cầu, nhưng không hiệu quả. Tôi cho người yêu tất cả và không nhận được sự biết ơn. Tôi làm những điều mà người bạn trai và người chồng ‘tốt’ làm. Tôi đã học được rằng những hành động tử tế như vậy không có hiệu quả.

Nhưng cuối cùng tôi đã tìm thấy câu trả lời!
1) Những người tử tế không làm cho đối tác của họ đầu tư vào mối quan hệ
Khi chúng ta làm những điều tử tế cho người ấy, chúng ta đang đầu tư vào họ và mối quan hệ. Những sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc có xu hướng tăng lên theo thời gian. Những sự đầu tư đó cũng làm chúng ta cảm thấy mối quan hệ hoặc đối tác của chúng ta là quý giá, do đó chúng ta yêu họ và chúng ta cam kết với mối quan hệ. Đây là nguyên tắc ‘chi phí chìm’. Làm điều tốt cho người ấy và đối xử tốt với họ, khiến chúng ta đánh giá cao và yêu họ.
Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Người nhận được đặc ân không phải lúc nào cũng cảm thấy yêu người cho. Trong thực tế, họ có thể cảm thấy bị thao túng, gánh nặng hoặc nhìn chung là không biết ơn. Tình yêu không thể mua hoặc kiếm được.
Bất kỳ ai đang giúp đỡ thì sẽ bắt đầu yêu. Nhưng bất kỳ ai đang nhận được những đặc ân có thể sẽ không yêu. Người đầu tư cảm thấy yêu thương. Người nhận được sự đầu tư có thể không cảm thấy gì cả.
Những anh chàng hoặc cô nàng ‘hư’ hay đòi hỏi. Họ luôn luôn đưa ra yêu cầu đối với đối tác. Họ đòi hỏi được nuông chiều, được chờ đợi và được dỗ dành. Họ làm cho đối tác của họ ĐẦU TƯ. Vì vậy, đối tác của họ có cả tấn chi phí chìm. Và đối tác yêu họ và cam kết với họ.
* Đừng ‘tử tế’ và làm tất cả. Hãy làm đối tác đầu tư vào bạn và mối quan hệ. Khi họ LÀM VÌ BẠN, đó là khi họ bắt đầu yêu. Nếu họ từ chối đầu tư vào mối quan hệ thì họ có thể không bao giờ yêu lại bạn.
Làm họ yêu bạn bằng cách nhận từ họ (không phải cho đi)


2) Những người tử tế thưởng cho hành vi xấu
Con người học hỏi từ những hậu quả của hành vi của họ. Khi họ thực hiện một hành động và được thưởng, họ có xu hướng làm điều tương tự một lần nữa. Ngược lại, khi họ thực hiện một hành động và bị trừng phạt, họ có xu hướng tránh lặp lại hành vi đó trong tương lai. Khá đơn giản…
Những người không-quá-tử tế có những ranh giới tốt hơn. Họ chỉ thưởng đối tác khi đối tác kiếm được những phần thưởng đó. Họ cũng phớt lờ đối tác khi họ không tôn trọng. Điều này dạy cho đối tác những gì họ sẽ và sẽ không chịu đựng.
Kết quả là, bằng cách tỏ ra tử tế liên tục, họ thực sự khuyến khích người khác đối xử tệ với mình. Họ thưởng cho những người đối xử tệ với họ và làm cho hành vi đó có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai. Nếu họ thỉnh thoảng giữ lại phần thưởng, họ sẽ nhận được sự đối xử tốt hơn. Họ cũng sẽ được người khác tôn trọng hơn.

3) Những người tử tế quá sẵn sàng
Nhìn chung, chúng ta tin rằng bất kỳ điều gì khan hiếm hoặc đòi hỏi nỗ lực để đạt được, thì quý giá. Bất kỳ điều gì dễ dàng đạt được, hoặc phổ biến, thì có lẽ rẻ tiền, ít giá trị. Dù điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó đủ đúng để trở thành giả định phổ biến, trong vô thức. Nó cũng được áp dụng với mọi thứ…ngay cả con người.
Không may cho người tử tế, họ làm bất kỳ điều gì, trừ sự khan hiếm. Họ hăm hở làm hài lòng. Họ lúc nào cũng sẵn sàng buông rơi cuộc sống của họ và vội vàng đi gặp đối tác. Họ hy vọng là hành động này sẽ dẫn đến sự biết ơn và tôn trọng. Bằng cách làm cho bản thân sẵn sàng và loại bỏ những sự bất tiện, họ hy vọng sẽ làm tình yêu dễ dàng hơn. Nhưng tất cả những hành động sẵn sàng thực sự làm họ có vẻ ít giá trị.
Ngược lại, những anh chàng và cô nàng ‘hư’ lúc nào cũng ‘khó để có có được’. Họ không làm gì cả ngoại trừ việc phớt lờ và làm phiền người yêu của họ. Nhưng người yêu của họ thấy họ quyến rũ, lôi cuốn, gây thèm muốn.
Theo đó, người tử tế sẽ trông có giá trị hơn nếu họ không bỏ mọi thứ để đến ngay với người yêu. Nếu họ trở nên ‘khó đạt được’ một chút, người yêu của họ sẽ thấy họ lôi cuốn hơn.

Kết luận
Một lần nữa, ex của bạn không điên. Nhưng, những chức năng tâm lý của họ làm họ xử lý mọi việc khác với những gì một người tử tế có thể hy vọng.
Liệu điều đó có nghĩa rằng bạn phải trở thành trai/gái hư để tìm thấy tình yêu? Không. Nó có nghĩa là bạn cần lựa chọn đối với thời gian, sự chú ý và sự tử tế của bạn. 

Đơn giản là hãy làm cho đối tác đầu tư lại cho bạn khi bạn đầu tư vào họ. Thêm nữa, chỉ thưởng cho họ khi họ xứng đáng với nó và phớt lờ họ khi họ không xứng đáng. Điều này sẽ cho họ thấy bạn là một người đáng giá và quyến rũ với sự tự trọng.

Nguồn: PsychologyToday