Lịch sử của nước Mỹ là lịch sử của sự vươn lên không ngừng, từ một
liên bang lỏng lẻo gồm 13 tiểu bang đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội
chiến, đã trở thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất thế giới ngày nay.
Tất cả các sử gia đều cho rằng, một trong hai văn bản quan trọng nhất (ngoài
bản Tuyên ngôn Độc lập - 1776) làm nền tảng tạo nên sự hùng mạnh của nước Mỹ,
chính là bản Hiến pháp Mỹ (1787).
Hiến pháp Hoa Kỳ là “độc nhất vô nhị” trong số các bản hiến pháp trên thế
giới. mà nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho hiến
pháp nước mình. (Ảnh: Getty)
Hiến pháp Hoa Kỳ là “độc nhất vô nhị” trong số các bản hiến pháp trên thế giới.
Nó được coi là một bộ luật thực sự đặc biệt, không chỉ bởi là bản Hiến pháp lâu
đời nhất (năm 1787) và ngắn nhất (với 4.400 từ) so với bất cứ bản hiến pháp nào
trên thế giới, mà nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu
cho hiến pháp nước mình.
Nhà Triết học chính trị Alexis de Tocqueville thế kỷ 19 cho rằng đó là bản
“Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”. Cựu Thủ tướng Anh William
Gladstone miêu tả Hiến pháp Mỹ là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng sản sinh ra tại
một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người”. Còn Sử gia
George Billias coi Hiến pháp Mỹ là “món quà lớn nhất của đất nước này đối với
tự do của con người”.
Không giống như nhiều hiến pháp khác, Hiến pháp Hoa Kỳ làm cho mọi điều hoàn
toàn có thể sửa đổi được. Không có điều khoản nào được coi là vĩnh cửu. Bất kỳ
quy tắc hiến pháp nào ở Hoa Kỳ chỉ có hiệu lực cho đến khi được bãi bỏ bởi quy
tắc tiếp theo. Nhưng điều đặc biệt là, cho đến nay, nó lại là bản Hiến pháp ít
sửa đổi nhất trên thế giới.
Thứ 6 ngày 25/5/1787, tại tòa nhà Hạ viện tiểu bang Pennsylvania trên đường
Chestnut (thành phố Philadelphia) có một nhóm người miệt mài ghi chép và tranh
luận trong bầu không khí nóng như hun đúc của mùa hè khắc nghiệt. Khi 55 người
đàn ông được triệu tập tới Philadelphia vào mùa hè lịch sử năm ấy, nước Mỹ vừa
trải qua một cuộc chiến đầy cam go với đế chế Anh.
Đất nước bị tàn phá tan hoang, và đang chập chững bước vào giai đoạn phục hồi từ đống đổ nát với một nền kinh tế “dị dạng” do việc tách khỏi mẫu quốc: Tiền giấy tràn ngập khắp nơi gây ra cuộc lạm phát tồi tệ, nhiều nông dân và chủ đất nhỏ vướng lao tù vì các khoản nợ nần..
..
Đất nước bị tàn phá tan hoang, và đang chập chững bước vào giai đoạn phục hồi từ đống đổ nát với một nền kinh tế “dị dạng” do việc tách khỏi mẫu quốc: Tiền giấy tràn ngập khắp nơi gây ra cuộc lạm phát tồi tệ, nhiều nông dân và chủ đất nhỏ vướng lao tù vì các khoản nợ nần..
..
Sau ba tháng hội thảo triền miên căng thẳng và đầy áp lực, 55 đại biểu rời
Philadelphia trở về nhà trong tình trạng kiệt sức và với tâm trạng hoài nghi.
Rất ít người trong số họ tin tưởng vào sự tồn tại lâu dài của bản Hiến pháp mà
họ vừa soạn thảo. Thậm chí ngay cả Chủ tịch Hội nghị Liên bang khi ấy là Tướng
George Washington cũng nghĩ rằng, bản Hiến pháp chỉ có thể tồn tại lâu nhất
là... 20 năm.
.
Trong suốt 100 ngày tham dự Hội nghị Liên bang để soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, 55 đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày. Mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng trời, trong căn phòng ngột ngạt với cửa sổ đóng kín bất chấp cái nóng mùa hè chỉ nhằm đảm bảo... tính bí mật.
.
Một điều cần nhấn mạnh là những người tham gia soạn thảo Hiến pháp đều là những người giàu có. Họ dành toàn bộ tâm sức và cả tiền bạc để cống hiến cho đất nước. Họ không bị ràng buộc bởi mối bận tâm phải lo kiếm sống hằng ngày, cũng như rất khó có thể bị tiền bạc mua chuộc. Tất cả họ đều tự bỏ tiền túi di chuyển từ quê nhà tới Philadelphia tham dự Hội nghị, tự thuê nhà trọ và chi trả các chi phí trong suốt hơn ba tháng trời mà không một ai đòi hỏi bất kỳ một đồng công quỹ.
.
Trong suốt 100 ngày tham dự Hội nghị Liên bang để soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, 55 đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày. Mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng trời, trong căn phòng ngột ngạt với cửa sổ đóng kín bất chấp cái nóng mùa hè chỉ nhằm đảm bảo... tính bí mật.
.
Một điều cần nhấn mạnh là những người tham gia soạn thảo Hiến pháp đều là những người giàu có. Họ dành toàn bộ tâm sức và cả tiền bạc để cống hiến cho đất nước. Họ không bị ràng buộc bởi mối bận tâm phải lo kiếm sống hằng ngày, cũng như rất khó có thể bị tiền bạc mua chuộc. Tất cả họ đều tự bỏ tiền túi di chuyển từ quê nhà tới Philadelphia tham dự Hội nghị, tự thuê nhà trọ và chi trả các chi phí trong suốt hơn ba tháng trời mà không một ai đòi hỏi bất kỳ một đồng công quỹ.
Thomas Jefferson - cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập khi ấy đang đảm nhiệm vị
trí Công sứ Mỹ tại Pháp, từ Paris đã viết thư cho John Adams, khi đó đang là
Công sứ Mỹ tại Anh rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của
Thần thánh”.
Nhiều sử gia Mỹ gọi thành công mà Hội nghị Lập hiến đã thực hiện được là “Điều kỳ diệu ở Philadelphia”. Ngày nay, bản Hiến pháp Mỹ cùng với bản Tuyên ngôn Độc lập đang được lưu giữ trang nghiêm và cẩn mật tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ như là những tài sản quý báu nhất của người dân Mỹ.
Bản gốc của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Độc Lập và Tuyên ngôn Nhân quyền được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, ở Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ. (Ảnh: Getty)
Không ai trong số 55 đại biểu ấy đều là người hoàn hảo, Nhưng quan trọng hơn cả, 55 con người ấy đều đọc Kinh Thánh, và sự giáo dục mà họ tiếp thụ đều được bao bọc trong lời dạy của Đấng Thiên Chúa.
Hiến pháp Hoa Kỳ là “độc nhất vô nhị” trong số các bản hiến pháp trên thế
giới. mà nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho hiến
pháp nước mình. (Ảnh: Getty)
ST
* Khi Hiến pháp Mỹ được ký vào năm 1787 tại Philadelphia, đây là
thành phố lớn nhất của nước Mỹ vào năm ấy với 40.000 dân (ngày nay là hơn 2
triệu người) và dân số toàn Hoa Kỳ lúc ấy là 4 triệu người (hiện nay khoảng 327
triệu người).