Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Huyền thoại y học Nhật Bản và 5 bí quyết sống thọ


 
Cụ Shigeaki Hinohara đã sống đến 105 tuổi. Vài tháng trước khi mất, cụ vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, luôn tràn đầy năng lượng và làm việc 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần. (Ảnh qua HotNew.vn)
 
Tiến sĩ quá cố Shigeaki Hinohara là một trong những bác sĩ hành nghề lâu năm nhất thế giới và được tôn vinh là huyền thoại y học của nước Nhật. Cả đời cụ đã nghiên cứu và thực hành những bí quyết trường thọ, đồng thời giúp xứ sở Phù Tang trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. 

 
Cụ Shigeaki Hinohara cắt bánh chào đón sinh nhật lần thứ 105. (Ảnh qua Lifter)  
 
Cụ đã sống đến 105 tuổi. Vài tháng trước khi mất, cụ vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, luôn tràn đầy năng lượng và làm việc 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần. Sau tuổi 75, mỗi năm, cụ vẫn có thể thực hiện hơn 100 buổi diễn thuyết, số lần xuất ngoại nhiều không đếm xuể.
“Cụ Hinohara tin rằng sống là để cống hiến. Với động lực phi thường, cụ luôn dậy sớm mỗi ngày và giúp đỡ người khác. Đó chính là mục tiêu giúp cụ sống khỏe. Có lẽ cụ là một trong những bác sĩ, nhà giáo sống thọ nhất thế giới bởi đến vài tháng trước khi mất, cụ vẫn còn khám cho bệnh nhân.

Cụ Shigeaki Hinohara giơ cuốn sổ khám bệnh để dành chỗ trống cho lịch khám 5 năm tiếp theo. Có lẽ cụ là một trong những bác sĩ, nhà giáo sống thọ nhất thế giới bởi đến vài tháng trước khi mất, cụ vẫn còn khám cho bệnh nhân. (Ảnh: meddybear.net

5 bí quyết trường thọ “khác thường” của cụ Hinohara
Theo cụ Hinohara, điều then chốt giúp trường thọ chính là có những suy nghĩ khỏe mạnh, đó là : Có nhiều hy vọng sống, tự điều chỉnh hành động để thực hiện các việc vừa với sức khỏe của mình, biết kiềm chế và cung cấp cho cơ thể chế độ ăn “xanh” từ khi còn trẻ,… và đặc biệt còn bao gồm cả việc suy nghĩ đến cái chết. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng chính cố bác sĩ Shigeaki Hinohara đã giải thích trong quyển sách nhỏ “Bí quyết trường thọ của người Nhật” của mình rằng:
“Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp lo sợ, mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta được sống”.

Ngoài ra, khi chia sẻ về bí quyết dưỡng sinh – trường thọ của mình, cụ Shigeaki Hinohara còn tặng thêm cho hậu thế 5 triết lý sống đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.

1. Đừng lo lắng nhiều về việc ăn ngủ. Hãy cứ vui chơi đi!
“Chúng ta còn nhớ lúc nhỏ, chúng ta thường mê chơi đến nỗi quên ăn quên ngủ. Tôi cho rằng chúng ta cũng có thể giữ tâm thái đó khi trưởng thành. Tốt nhất là không nên ràng buộc bản thân vào giờ giấc ăn ngủ”.

2. Nếu muốn sống thọ thì đừng để thừa cân
“Đối với bữa sáng, tôi thường uống cà phê, một ly sữa và nước cam trộn với một muỗng dầu ô liu. Dầu ô liu rất tốt cho động mạch và giúp da săn chắc. Bữa trưa là sữa, ít bánh quy, nhiều khi bận quá tôi cũng không ăn gì. Tôi không bao giờ đói vì quá tập trung vào công việc. Bữa tối thì có cơm, rau, cá, cứ 2 lần một tuần tôi ăn 100 gram thịt nạc”.

3. Đừng mù quáng nghe lời bác sĩ
“Khi bác sĩ khuyên bạn làm xét nghiệm hoặc phẫu thuật, hãy hỏi xem vị bác sĩ ấy có bảo người thân đi phẫu thuật như vậy không. Tại sao phải phẫu thuật để chịu đựng những đau đớn không cần thiết? Tôi cho rằng âm nhạc và liệu pháp thú nuôi có thể giúp trị bệnh tốt hơn các bác sĩ vẫn tưởng”.

4. Đừng đánh giá thấp hiệu quả của việc vui chơi giải trí
“Đau đớn là điều bí ẩn còn giải trí là liều thuốc hay nhất để vượt qua cơn đau. Khi trẻ con đau răng, người ta cứ việc chơi với chúng là chúng quên đau ngay. Các bệnh viện phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản của bệnh nhân: Ai cũng muốn vui chơi. Bệnh viện quốc tế St Luke tại Tokyo (nơi tôi từng lãnh đạo và làm việc) đã đề nghị dùng âm nhạc, liệu pháp thú nuôi và mở các lớp nghệ thuật để trị bệnh”.

5. Luôn đi cầu thang và tự mang túi xách
“Tôi bước mỗi lần hai bậc thang để vận động cơ bắp”.

Cụ Shigeaki Hinohara là người đã đề ra và tuân thủ các nguyên tắc này. Chính vì vậy, khi trả lời phỏng vấn của Life Times ở tuổi 105, cụ vẫn tự tin và hóm hỉnh: “Sao không mở đèn sáng hơn chút nữa, để ai cũng đều có thể nhìn rõ khuôn mặt trẻ trung của tôi?”.

“Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nép nhăn của nụ cười nhiều lên và làm tràn trề ‘khí’. Chính thứ ‘khí’ này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự sôi nổi”. – Tiến sĩ Shigeaki Hinohara

 
Bác sĩ Shigeaki Hinohara (trái) cùng đại diện Đại sứ quán Mỹ trồng cây tại Bệnh viện quốc tế St. Luke (Nhật). (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Nhật)
 
Thanh Thanh biên dịch


Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Chuyện về cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm!


Steve Jobs được làm phẫu thuật ghép gan vào năm 2009 – 2 năm trước khi ông qua đời. Và trước khi ca phẫu thuật được thực hiện, có một chuyện rất đáng ngẫm đã xảy ra.
Vào năm 2009, SEO của Apple khi đó là Steve Jobs được phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói với ông rằng, cần phải lập tức làm phẫu thuật ghép gan mới có thể giữ được sinh mạng. 
 .Steve Jobs đồng ý với phương án phẫu thuật ghép gan. Phía bệnh viện lập tức đăng ký cho ông tại trung tâm ghép gan California và chờ đợi nguồn gan.
Tuy nhiên phía bệnh viện thấy rằng, số người phải làm phẫu thuật ghép gan quá đông, nếu xếp hàng thì ít nhất, nhà sáng lập Apple khi đó phải đợi ít nhất là 10 tháng.
Để cứu chữa cho Steve Jobs một cách nhanh nhất có thể, bệnh viện đã tiến hành đăng ký cho ông ở các bang khác của nước Mỹ và việc này được luật pháp chấp nhận, mục đích là để tranh thủ từng giây, từng phút để cứu người bệnh.
Trong số các bang được phía bệnh viện đăng ký thì Tennessee là bang nhanh nhất, chỉ cần đợi 6 tuần. Và như thế, Steve Jobs là bệnh nhân cuối cùng trong số các bệnh nhân cần ghép gan trong vòng 6 tuần đó.
Đối với các bệnh nhân cần ghép gan, mỗi giây đều vô cùng quý giá. Và do đó, có người đã tìm gặp riêng viện trưởng của Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis, Tennessee nơi Steve Jobs sẽ phẫu thuật, hi vọng ông có thể dùng đặc quyền của mình một chút để nhà sáng lập Apple được làm phẫu thuật trước.
Thế nhưng nghe xong lời đề nghị đó, vị viện trưởng cau mày, nét mặt lộ rõ vẻ kinh ngạc. Ông nhún vai trả lời: "Tôi làm gì có đặc quyền để Jobs được làm phẫu thuật trước? Nếu để ông ấy làm trước, vậy thì những bệnh nhân khác phải làm sao? Tất cả các sinh mệnh đều bình đẳng kia mà?"
Lại có người tìm gặp thống đốc bang Tennessee - Phil Bredesen, hi vọng ông có thể giúp đỡ, sử dụng một chút đặc quyền của mình để nói với phía bệnh viện một tiếng, hoặc phê chuẩn một công văn để Jobs được làm phẫu thuật sớm hơn, nếu không, tính mạng của Jobs sẽ bị đe dọa.
Phil Bredesen nghe xong, nụ cười trên gương mặt ông lập tức vụt tắt. Ông nghiêm nghị nói:
"Tôi làm gì có đặc quyền đó? Nói với bệnh viện ư? Hay phê chuẩn một công văn ư? Ý của anh là gì? Tôi không hiểu! Không ai có đặc quyền có thể cho phép ai làm phẫu thuật ghép gan trước, ai làm phẫu thuật ghép gan sau. Tất cả mọi sinh mệnh đều bình đẳng, mọi người chỉ có thể chờ đợi lần lượt theo trình tự mà thôi."
Rồi lại có người nói với Steve Jobs: "Anh xem có thể bỏ thêm chút tiền cho người có liên quan để họ sắp xếp cho anh làm phẫu thuật trước hay không?"
Steve Jobs nghe xong, ông cũng kinh ngạc không kém những người trước: "Điều này không thể được? Vậy chẳng phải là phạm pháp sao? Tính mạng của tôi và tính mạng của những người khác đều như nhau, mọi người chỉ có thể đợi theo đúng trình tự thôi!" 
 
Sinh mạng, với ai cũng thế, đều vô cùng quý giá
Sáu tuần sau, cuối cùng Steve Jobs cũng nhận được một lá gan. Tuy nhiên, do thời gian chờ đợi lâu, các tế bào ung thư của Steve Jobs đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể ông. Ca ghép gan chỉ kéo dài sự sống của ông được khoảng 2 năm.
Tuy nhiên, ông không hề hối tiếc.
2 năm cuối đời, ông vẫn tiếp tục phát triển ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo cho Apple, cứ như Trong thế cho đến phút cuối của cuộc đời.
Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật ở đời. Vậy điều gì trong đời người mới là quan trọng? Chính là trong quãng đời được tạo hóa ban tặng ấy, ta đã sống như thế nào để sau này không phải hối tiếc, ân hận về những năm tháng đáng quý trọng đã đi qua.
Theo Trí thức trẻ
Ảnh : Steve Jobs – nhà sáng lập Apple đã qua đời năm 2011 vì căn bệnh ung thư gan

Con ngựa lười


Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: "Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!".
Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: "Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?".
Sau đó con ngựa lười bị làm thịt.
Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.
Bài học cuộc sống:
Câu chuyện về chú ngựa lười kể trên cho thấy bài học trong cuộc sống cũng như trong công việc. Trong một tập thể, nếu để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao giống như chú ngựa lười kể trên, thì có một điều chắc chắn là ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa. Nhìn chung, trong một tập thể, những cá nhân luôn cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ sẽ được trọng dụng và họ sẽ được nhận về thành quả xứng đáng. Ngược lại, những đối tượng lười biếng, thích sự an nhàn sẽ nhận về kết cục thảm hại.
Theo Tri thức trẻ