Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Chuyện về cái chết của nhà sáng lập Apple: Đáng đọc và suy ngẫm!


Steve Jobs được làm phẫu thuật ghép gan vào năm 2009 – 2 năm trước khi ông qua đời. Và trước khi ca phẫu thuật được thực hiện, có một chuyện rất đáng ngẫm đã xảy ra.
Vào năm 2009, SEO của Apple khi đó là Steve Jobs được phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói với ông rằng, cần phải lập tức làm phẫu thuật ghép gan mới có thể giữ được sinh mạng. 
 .Steve Jobs đồng ý với phương án phẫu thuật ghép gan. Phía bệnh viện lập tức đăng ký cho ông tại trung tâm ghép gan California và chờ đợi nguồn gan.
Tuy nhiên phía bệnh viện thấy rằng, số người phải làm phẫu thuật ghép gan quá đông, nếu xếp hàng thì ít nhất, nhà sáng lập Apple khi đó phải đợi ít nhất là 10 tháng.
Để cứu chữa cho Steve Jobs một cách nhanh nhất có thể, bệnh viện đã tiến hành đăng ký cho ông ở các bang khác của nước Mỹ và việc này được luật pháp chấp nhận, mục đích là để tranh thủ từng giây, từng phút để cứu người bệnh.
Trong số các bang được phía bệnh viện đăng ký thì Tennessee là bang nhanh nhất, chỉ cần đợi 6 tuần. Và như thế, Steve Jobs là bệnh nhân cuối cùng trong số các bệnh nhân cần ghép gan trong vòng 6 tuần đó.
Đối với các bệnh nhân cần ghép gan, mỗi giây đều vô cùng quý giá. Và do đó, có người đã tìm gặp riêng viện trưởng của Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis, Tennessee nơi Steve Jobs sẽ phẫu thuật, hi vọng ông có thể dùng đặc quyền của mình một chút để nhà sáng lập Apple được làm phẫu thuật trước.
Thế nhưng nghe xong lời đề nghị đó, vị viện trưởng cau mày, nét mặt lộ rõ vẻ kinh ngạc. Ông nhún vai trả lời: "Tôi làm gì có đặc quyền để Jobs được làm phẫu thuật trước? Nếu để ông ấy làm trước, vậy thì những bệnh nhân khác phải làm sao? Tất cả các sinh mệnh đều bình đẳng kia mà?"
Lại có người tìm gặp thống đốc bang Tennessee - Phil Bredesen, hi vọng ông có thể giúp đỡ, sử dụng một chút đặc quyền của mình để nói với phía bệnh viện một tiếng, hoặc phê chuẩn một công văn để Jobs được làm phẫu thuật sớm hơn, nếu không, tính mạng của Jobs sẽ bị đe dọa.
Phil Bredesen nghe xong, nụ cười trên gương mặt ông lập tức vụt tắt. Ông nghiêm nghị nói:
"Tôi làm gì có đặc quyền đó? Nói với bệnh viện ư? Hay phê chuẩn một công văn ư? Ý của anh là gì? Tôi không hiểu! Không ai có đặc quyền có thể cho phép ai làm phẫu thuật ghép gan trước, ai làm phẫu thuật ghép gan sau. Tất cả mọi sinh mệnh đều bình đẳng, mọi người chỉ có thể chờ đợi lần lượt theo trình tự mà thôi."
Rồi lại có người nói với Steve Jobs: "Anh xem có thể bỏ thêm chút tiền cho người có liên quan để họ sắp xếp cho anh làm phẫu thuật trước hay không?"
Steve Jobs nghe xong, ông cũng kinh ngạc không kém những người trước: "Điều này không thể được? Vậy chẳng phải là phạm pháp sao? Tính mạng của tôi và tính mạng của những người khác đều như nhau, mọi người chỉ có thể đợi theo đúng trình tự thôi!" 
 
Sinh mạng, với ai cũng thế, đều vô cùng quý giá
Sáu tuần sau, cuối cùng Steve Jobs cũng nhận được một lá gan. Tuy nhiên, do thời gian chờ đợi lâu, các tế bào ung thư của Steve Jobs đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể ông. Ca ghép gan chỉ kéo dài sự sống của ông được khoảng 2 năm.
Tuy nhiên, ông không hề hối tiếc.
2 năm cuối đời, ông vẫn tiếp tục phát triển ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo cho Apple, cứ như Trong thế cho đến phút cuối của cuộc đời.
Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật ở đời. Vậy điều gì trong đời người mới là quan trọng? Chính là trong quãng đời được tạo hóa ban tặng ấy, ta đã sống như thế nào để sau này không phải hối tiếc, ân hận về những năm tháng đáng quý trọng đã đi qua.
Theo Trí thức trẻ
Ảnh : Steve Jobs – nhà sáng lập Apple đã qua đời năm 2011 vì căn bệnh ung thư gan

Con ngựa lười


Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: "Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!".
Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: "Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?".
Sau đó con ngựa lười bị làm thịt.
Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.
Bài học cuộc sống:
Câu chuyện về chú ngựa lười kể trên cho thấy bài học trong cuộc sống cũng như trong công việc. Trong một tập thể, nếu để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao giống như chú ngựa lười kể trên, thì có một điều chắc chắn là ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa. Nhìn chung, trong một tập thể, những cá nhân luôn cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ sẽ được trọng dụng và họ sẽ được nhận về thành quả xứng đáng. Ngược lại, những đối tượng lười biếng, thích sự an nhàn sẽ nhận về kết cục thảm hại.
Theo Tri thức trẻ

Chàng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc được bài học nhớ đời về lòng biết ơn



"Có một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào một vị trí quản lý tại một công ty lớn.
Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân ông Giám đốc phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng.
 
 Ông Giám đốc phát hiện ra một điều từ CV của chàng trai trẻ rằng trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc. Từ trường Trung học cho đến khi vào Đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào mà chàng trai này không đạt được danh hiệu xuất sắc. Ông Giám đốc hỏi, “Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không”. “Không bao giờ”, chàng trai trả lời. Ông Giám đốc bèn hỏi tiếp, "Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”. Chàng trai trẻ trả lời: "Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.
“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?” Ông Giám đốc hỏi. Chàng trai trẻ bèn trả lời, “Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo”.
Ông Giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại. Ông Giám đốc hỏi:” Vậy trước đây có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?”. “Chưa bao giờ”, chàng trai trẻ trả lời, “Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi.” Ông Giám đốc nghe thấy vậy bèn nói: “Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.
Chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình vào công ty này rất cao. Anh ta liền vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, bà bèn đưa hai bàn tay mình ra cho chàng trai. Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình.Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ mình thật là nhăn nheo, hơn nữa hai bàn tay còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được bà mẹ khẽ rùng mình mỗi khi chàng trai rửa chúng trong nước.
Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta ở trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh ta. Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của bà mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.
Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại công ty phỏng vấn. Ông Giám đốc nhận thấy nước mắt còn đọng trên khóe mắt của chàng trai trẻ bèn hỏi: "Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”. Chàng trai trả lời: "Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại”.
"Vậy anh hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?” Ông Giám đốc hỏi.
Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:
Thứ nhất: Tôi hiểu được nhờ có mẹ mà tôi có được ngày hôm nay.
Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.
Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.
Ông Giám đốc nói:” Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình. Xin chúc mừng. Anh đã được tuyển.”
Sau đó, chàng trai trẻ làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự nể trọng của các nhân viên của mình. Mỗi thành viên trong nhóm làm việc rất cần cù và đoàn kết. Tình hình kinh doanh của công ty phát triển đạt mức doanh thu cao một cách đáng kinh ngạc".
Bài học cuộc sống:
- Trong cuộc sống hay trong công việc thì lòng biết ơn luôn là đức tính cần thiết khiến bạn được tin tưởng và tôn trọng. Khi bạn biết tin tưởng, biết tôn trọng mọi người xung quanh thì lòng biết ơn với họ sẽ giúp bạn nhận được sự yêu mến nhiều hơn, thành công trong sự chúc phúc của mọi người. Chúng ta không ai có thể thành công 1 mình mà phải có sự giúp đỡ của những người khác. Muốn đi nhanh hãy đi 1 mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau đó là ý nghĩa của lòng biết ơn trong câu chuyện này.
- Biết ơn cha mẹ, nhớ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ người đã hi sinh cả cuộc đời để chăm lo cho cuộc sống của chúng ta để chúng ta có được cuộc sống tốt nhất, có được thành công rực rỡ nhất, đứng trên ánh hào quang tỏa sáng nhất.