Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Những câu nói bất hủ mang tính triết lý của Sherlock Holmes


Sherlock Holmes được biết đến là một thám tử vô cùng tài ba và thông minh nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ngoài khả năng phá án xuất sắc, Sherlock Holmes còn để lại ấn tượng trong lòng độc giả với những câu trích dẫn, câu nói bất hủ mang tính triết lý sâu sắc.

I. Vài nét về Sherlock Holmes 
Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử hư cấu, là đứa con tinh thần xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1887 trong tác phẩm của nhà văn nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Arthur Conan Doyle.
Dù đã trải qua hơn 2 thế kỷ những cho đến thời điểm hiện tại, Sherlock Holmes vẫn giữ được xứng danh là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học đồng thời là một trong những nhân vật văn học được yêu thích và biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới.

Arthur Conan Doyle đã xây dựng nhân vật Sherlock Holmes là một vị thám tử nổi tiếng sinh sống và làm việc tại London. Với trí thông minh siêu phàm và khả năng suy luận logic cùng với sự quan sát tinh tường, Sherlock Holmes  đã có thể phá được những vụ án vô cùng rắc rối mà lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp phải bó tay.
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của vị thám tử này đó chính là phong cách làm việc “hơi khác người” ung dung và một chút tự mãn nhưng lại cực kì nghiêm túc và tận tâm. Trong suốt quá trình điều tra và phá án, ông luôn quan sát kĩ càng từng chi tiết và đưa ra những lập luận khá kì quái nhưng  lại đem đến kết quả mà ai cũng phải ngạc nhiên.
Sherlock Holmes đã được xuất hiện trong 60 tác phẩm (4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn) của nhà văn Arthur Conan Doyle. Với ngòi bút nghệ thuật cao siêu cuả mình, nhà văn Conan Doyle đã khắc họa được nhân vật Sherlock Holmes quá tài  tình khiến khán giả có thể tưởng tượng ra cuộc sống của vị thám tử này như thế nào giữa lòng London.

Vì được quá nhiều người yêu thích nên vào năm 1990 người ta đã mở Bảo tàng Sherlock Holmes ở phố Baker, đây là bảo tàng cho một nhân vật hư cấu đầu tiên được mở trên thế giới.


II. Những câu nói hay của Sherlock Holmes
Với tài năng suy luận sắc sảo nhạy bén của mình, Sherlock Holmes không chỉ điều tra, phá án giỏi mà hơn thế, ông luôn thể hiện những sự sâu sắc, tinh tế và những triết lý sống đúng đắn qua những câu nói của riêng mình. Dưới đây là những trích dẫn hay, những câu nói bất hủ của vị thám tử tài ba nhất mọi thời đại khiến ai cũng phải suy nghĩ.

1. Khi bạn đã loại bỏ những điều không thể thì điều cuối cùng, dù khó tin đến đâu, cũng chính là sự thật.
2. Một sai lầm cơ bản là cứ đặt trước các giả thiết khi chưa có trong tay các sự việc thực tế. Làm như vậy khiến cho nhận định của chúng ta dễ bị đi chệch lắm.
3. Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng.

4. Con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó.
5. Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được.
6. Một người thông minh sẽ không nói hết mánh khóe của mình. Nếu tôi cho anh biết quá nhiều về cách thức làm việc của tôi, thì sẽ đến lúc anh cho rằng tôi rốt cuộc cũng chỉ là một gã tầm thường.

7. Ghen tuông làm người ta thay đổi mau lắm.
8. Ta phải tìm sự nhất trí mạch lạc. Nơi nào thiếu mạch lạc, ta phải nghi ngờ là ảo tưởng sai lầm.
9. Khi người ta muốn nâng mình lên cao hơn tự nhiên, thì chắc chắn sẽ lăn xuống dốc bên dưới. 

10. Thật là sai lầm khi chưa đủ dữ kiện mà đặt giả thuyết. Thiếu luận lý sẽ cố ép sự thực phù hợp với giả thuyết đã đặt ra, thay vì giả thuyết phải hợp với sự thực.
11. Sự ly kỳ thường là một đầu mối, đó là điều gần như không bao giờ thay đổi được. Một vụ án càng không đặc sắc và càng tầm thường thì lại càng khó khăn khi điều tra.
12. Bạn có thể thấy mọi thứ. Bạn không lý luận được từ những cái bạn thấy, chỉ vì bạn nhát, sợ sai mà không dám suy diễn.

Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Sherlock Holmes và những câu nói bất hủ của vị thám tử tài ba này rồi đúng không nào. Tuy chỉ một một nhân vật hư cấu những vị thám tử này đã gần như bước ra đời thực và sống mãi trong trái tim của nhiều thế hệ độc giả. 

Tha chết cho 10 vạn giặc Minh, Người Việt dùng đại nghĩa thắng hung tàn..

THA CHẾT CHO 10 VẠN GIẶC MINH, NGƯỜI VIỆT DÙNG ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN..

Lê lợi sau khi giành được chiến thắng đã tha chết cho hơn 10 vạn đội quân của triều đình phương Bắc đã từng đô hộ mình. Không chỉ thế quân dân Lê Lợi còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền, lương thực để đội quân thất trận Nhà Minh xâm lược về nước.
.
Tấm lòng đại nhân đại nghĩa ấy tưởng như chỉ là chuyện hoang đường, nhưng đã được người dân Đại Việt thực hiện, khiến kẻ xâm lăng chỉ có thể cảm kích đến chảy nước mắt, dù nhục nhã thua trận vẫn chỉ có thể cúi đầu tâm phục khẩu phục. Đó chính là cái kết “đại nghĩa” và “chí nhân” mà Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
.
Bối cảnh
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra bắt đầu từ năm 1418. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các nghĩa quân nhiều lần phải rút về núi Chí Linh trước sức mạnh của quân Minh.
Đến năm 1420, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân, ra mắt chủ tướng Lê Lợi với cuốn sách “Bình Ngô”, nêu những kế sách để đánh đuổi quân Minh. Được Lê Lợi tin tưởng, ông đã vạch ra kế sách chiến lược đánh quân Minh, từ đó nghĩa quân Lam Sơn giành được nhiều thắng lợi quan trọng và ngày càng lớn mạnh, hết tiến về phía Nam lại tiến ra Bắc, tiến quân đến đâu giành thắng lợi đến đó.
.
Trước tình hình này, vào tháng 9/1426, nhà Minh cử Vương Thông làm tổng binh đưa 5 vạn viện binh sang, hợp với hơn 5 vạn quân ở Giao Chỉ thành hơn 10 vạn, tiến đánh quân Lam Sơn. Quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại ở Tốt Động – Chúc Động. Vương Thông thua trận phải chạy vào thành Đông Quan (tức thành Thăng Long) cố thủ rồi cho người về nước xin thêm viện binh.
.
Nguyễn Trãi nhiều lần viết thư cho Vương Thông đề nghị nghị hòa, nhưng Vương Thông chỉ đồng ý nhằm kéo dài thời gian chờ viện binh, mặt khác cho đào hào cắm chông để cố thủ. Nguyễn Trãi biết được điều này nên cho quân vây thành chặt hơn, đồng thời gửi tiếp thư cho Vương Thông nói rõ nếu muốn hàng thì quân Minh phải ra hàng ngay.
.
Biết quân Minh không hàng vì còn hy vọng quân cứu viện, Nguyễn Trãi bèn tính kế đánh bại 15 vạn viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh.
10 vạn quân của Liễu Thăng đến ải Chi Lăng thì bị phục binh xông ra đánh úp khiến bị tan rã hoàn toàn, Liễu Thăng cũng bị tử trận.
Mộc Thạnh đưa 5 vạn quân đóng ở biên giới, chần chừ chưa vội tiến quân nhằm nghe ngóng cánh quân của Liễu Thăng. Quân Lam Sơn đưa một số tù binh mang sắc thư, phù ấn của Liễu Thăng đến báo cho Mộc Thạnh biết Liễu Thăng đã tử trận.
Cánh quân của Mộc Thạnh hay tin thì kinh hoàng, phút chốc cả 5 vạn quân tan vỡ quay đầu chạy về nước. Quân Lam Sơn thừa thắng đuổi theo khiến hàng vạn quân Minh bị tiêu diệt.
15 vạn viện binh thoáng chốc đã bị diệt sạch.
.
Việc đánh thành Đông Quan lúc này là quá dễ với nghĩa quân Lam Sơn. Nhiều tướng bàn nên tấn công hạ thành, nhưng Nguyễn Trãi muốn chiêu hàng để đỡ hao tổn binh sĩ hai bên.
.
5 lần một thân một mình vào thành khuyên hàng
Để chiêu hàng Vương Thông, Nguyễn Trãi không chỉ nhiều lần viết thư khuyên nhủ, mà ông cũng đã phải 5 lần một mình vào thành Đông Quan nhằm phân tích tình hình khuyên nhủ các tướng quân Minh nên đầu hàng. Đồng thời ông cũng đảm bảo sẽ cung cấp đủ ngựa, thuyền, lương thực để toàn bộ 10 vạn quân Minh được an toàn trở về nước.
Thế nhưng quân Minh biết rằng, trong thời gian thống trị ở Giao Chỉ, họ đã gây rất nhiều nợ máu cho người dân nơi đây. Việc tha thứ cho 10 vạn quân gây bao nhiêu tội ác an toàn về nước được xem là điều không thể, nhất là các tướng chỉ huy. Vì thế mà các tướng Minh đều liều chết quyết giữ thành chứ không hàng.
.
Vương Thông một mặt trả lời sẽ xem xét nhằm giảng hòa, một mặt cho quân dò la tình hình vây thành. Quân Minh tìm ra được điểm yếu, liền đem quân bất ngờ vượt thành đánh ra để phá vây. Thế nhưng quân Lam Sơn đã chuẩn bị trước tình huống này, nên giả thua bỏ chạy. Quân Minh đuổi theo thì rơi vào trận địa mai phục, Vương Thông bị ngã ngựa suýt nữa thì bị bắt, phải chạy tháo thân trở vào thành.
Vương Thông viết thư về báo với vua Minh về việc giảng hòa với quân Lam Sơn, trong thư có đoạn sau:
Chớ tham đất một góc mà làm nhọc quân đi muôn dặm, giả sử dùng quân được như số quân đi đánh khi đầu, lại được 6, 7, 8 đại tướng như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được, tuy nhiên có đánh được cũng không thể giữ được… (Đại Việt sử ký toàn thư)
Nguyễn Trãi dùng nhân nghĩa, kiên trì thuyết phục quân Minh đầu hàng, đúng như những gì ông viết trong “Bình Ngô đại cáo”:
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công
Trước sự kiễn nhẫn cùng sự chân thành của Nguyễn Trãi, lại đang lâm cảnh đường cùng, Vương Thông đồng ý nghị hòa. Ông ta liền đưa một số tướng làm con tin giao cho quân Lam Sơn. Người dân cùng các tướng sĩ đến xem đều đề nghị xin cho giết bọn chúng, nhưng Lê Lợi đáp rằng:
.
Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao? (Đại Việt sử ký toàn thư)
.
Các thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn trãi cùng các tướng sĩ khác đều có thù nhà với quân Minh. Hầu hết người dân Giao Chỉ đều khổ sở dưới sự áp bức của nhà Minh. Ấy vậy mà dân tộc ta lại có thể làm ra một quyết định “đại nghĩa”: tha cho và giúp đỡ toàn bộ đội quân từng gây tội ác thấu trời xanh như vậy trở về nước.
 
 Hội thề Đông Quan, bên phải là người Việt, bên trái là người Minh. (Tranh: Trí Thức VN)

Hội thề Đông Quan
Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), toàn bộ quân Minh ra đầu hàng, các thủ lĩnh của hai bên tham gia hội thề ở phía Nam thành Đông Quan, ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng).
.
Rất nhiều người nhắc lại với chủ tướng Lê Lợi về sự thống khổ mà người dân từng chịu đựng, cũng như tội ác của quân Minh đã từng gây ra, thế nhưng Lê Lợi đáp rằng:
Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn. (Đại Việt thông sử)
.
Tại hội thề lịch sử Đông Quan, Vương Thông đại diện cho các tướng sĩ quân Minh đọc “bài văn hội thề”, thề rằng sẽ ngừng chiến mà rút quân về nước, việc rút quân về nước sẽ hoàn tất trong vòng 5 tháng, trên đường rút về không thực hiện việc cướp bóc sách nhiễu dân chúng, không tái diễn xâm lược Giao Chỉ.
Về phía nghĩa quân Lam Sơn cũng hứa cung cấp đủ ngựa, thuyền và lương thực cho hơn 10 vạn quân Minh rút về nước.
.
Kết thúc hội thề các tướng nhà Minh phải cúi đầu thực hiện đúng các cam kết mà nghĩa quân Lam Sơn đặt ra. Quân “thiên triều” cảm kích xấu hổ chảy nước mắt, dù nhục nhã nhưng phải tâm phục khẩu phục.
Lê Lợi lệnh cho các lộ ở Bắc Giang và Lạng Sơn tu sửa đường xá để quân Minh rút về nước. Quân Lam Sơn cũng cung cấp 500 thuyền và hơn 2 vạn ngựa cho quân Minh sử dụng, cũng như lương thực đầy đủ, các quan lại đô hộ của nhà Minh cũng được thả về nước sau đó. Các quân tướng nhà Minh trước khi về nước đã vô cùng cảm kích đến trước dinh Bồ Đề mà lạy tạ.
.
Sách “Đại Việt thông sử” có ghi chép rằng các tướng Minh là Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại chơi suốt cả buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng.
“Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi chép rằng: “Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.”
.
Vương Thông nói chuyện với Lê Lợi suốt đêm rồi mới về nước, Lê Lợi cho đem trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu.

 Quân Minh rút về Trung Quốc. (Tranh qua motthegioi.vn)
“Minh sử kỷ sự bản mạt” ghi chép rằng: “Vương Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân, Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng hoà vậy”
.
Có người bình rằng việc tha chết cho 10 vạn quân Minh chỉ là do vua quan Đại Việt muốn yên ổn, nhưng sự thật không phải là như vậy. Trong lịch sử nước ta đã rất nhiều lần người Việt đánh bại quân xâm lược mà không hề chùn bước vì muốn yên ổn. Hơn nữa, mối thù sâu đậm do quân Minh gây ra không phải là chỉ cần mấy chữ “muốn yên ổn” là có thể xóa nhòa được.
.
Tư tưởng của Nguyễn Trãi – “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn” – đã thể hiện tấm lòng đại nghĩa của người dân Đại Việt, ghi lại một điểm sáng chói lọi trong sử Việt.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Tại sao người ta muốn sinh con?



Có cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái đã dần dần lĩnh hội về ý nghĩa của nhân sinh. 
Cũng có bậc cha mẹ đang phải vật lộn đau khổ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 
Trên thực tế, Thượng Đế đã mang đến cho bạn thiên thần nhỏ này để làm dịu đi những bước chân vội vàng của bạn, để bạn có thể dừng lại một lúc trên con đường vội vã ấy. Thiên thần nhỏ sẽ cho bạn trải nghiệm một cuộc sống khác, cho bạn như được tái sinh một lần mới. 
.
Sau bữa tối, vợ đi tắm còn tôi đang rửa chén trong bếp, đứa con trai 2 tuổi của tôi lấy một chiếc ghế nhỏ ra ngồi trước cửa phòng tắm. 
Tôi hỏi con trai đang làm gì, và nó trả lời với vẻ nghiêm túc: "Con đang đợi mẹ". Vừa hay, ban nãy cậu bé không chịu ăn nên bị mẹ mắng một trận.
Đột nhiên, trái tim tôi tràn ngập một cảm giác không thể giải thích, một hương vị vừa ấm áp vừa chua xót.
.

Tại sao chúng ta có con?

Có lần tôi đã thấy câu trả lời trong một cuốn sách: "Vì sao chúng ta có con? Không phải để ‘mở mày mở mặt’, không phải nối dõi tông đường, cũng không phải để có người dưỡng già… mà là để tham gia vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Miễn là cuộc sống này tồn tại, tôi có thể đi dạo trong thế giới tươi đẹp này, hãy cho tôi cơ hội đồng hành cùng với đứa trẻ một lúc ... "
.
Đây quả là một câu trả lời đẹp!
Thật vậy, chúng ta đang tham dự vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Từ một ‘hạt giống nảy mầm’ trong cơ thể người mẹ, rồi từ từ lớn lên, bạn có thể cảm nhận được cánh tay và bàn chân nhỏ xíu húc vào bụng bạn, hoặc đá bạn một cước. Cho đến một ngày, chúng “liều mạng” chui ra, và bước đến thế giới này.
Chúng ta thật vinh dự khi được làm cha mẹ và tham gia vào mỗi một hành trình của con cái, với những đắng cay, ngọt ngào, niềm vui và cả nước mắt.
.
Có lẽ, chúng ta cần phải cảm ơn ông Trời, vì chính cô bé hay cậu bé ấy chứ không phải ai khác đã trở thành con của chúng ta. Bởi đây là định mệnh, giúp ta có cơ hội gieo hạt giống tình yêu trong trái tim đứa trẻ, cho ta cơ hội chứng kiến ​​sự trưởng thành của một sinh mệnh, và cho ta trở thành người thân thương yêu quý nhất của chúng. 

Cảm ơn con đã cho bậc làm cha mẹ chúng ta tham gia vào quá trình trưởng thành của một sinh mệnh. Chỉ cần cuộc sống này tồn tại, ta sẽ  cùng con đi dạo một đoạn đường này!

Quỳnh Chi